khi sấy khô và nghiền tại thời điểm 19NSKC
Sau khi chủng nấm được 19 ngày tiến hành sấy khô ở điều kiện 400C trong thời gian 6 giờ và sau đó nghiền mịn chế phẩm để thiến hành thí nghiệm, kết quả thí nghệm được thể hiện qua bảng 3.2.
Bảng 3.2 Mật số bào tử của nấm Paecilomyces javanicus sau khi sấy khô và nghiền
T=30±20C, RH= 60±2%
Nghiệm Thức Số lượng bào tử nấm Pae (x 10
8 bào tử/g chế phẩm) Bào tử tổng số CFU Tỷ lệ sống (%) A 1,76 a 0,07 c 3,98 B 1,14 b 0,08 c 7,02 C 1,90 a 1,31 a 68,95 D 1,79 a 0,54 b 30,17 CV (%) 0,77 1,48 Mức ý nghĩa ** **
Số liệu thống kê đã được chuyển đổi sang log10
Ghi chú: trong cùng một cột, các trung bình có cùng mẫu tự theo sau giống nhau thì không khác biệt ý nghĩa qua phép thử Ducan; **: khác biệt ở mức ý nghĩa 1%.
Hình 3.2 Mật số bào tử của chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus trước và sau khi sấy, nghiền.
1,76a 1,14b 1,9a 1,79a 0,07c 0,08c 1,31a 0,54b 0 0.2 0.4 0.6 0.8 1 1.2 1.4 1.6 1.8 2 A B C D M ật số b ào tử (x10 8 /g chế ph ẩm ) Nghiệm thức Bào tử tổng số CFU
20
Từ bảng 3.2 và hình 3.2 cho thấy:
Nhìn chung thì số lượng bào tử tổng số và CFU/g chế phẩm có xu hướng giảm ở các nghiệm thức sau khi sấy khô và nghiền. Nguyên nhân có thể là do khi sấy và nghiền chế phẩm thì bào tử bị chết do bị ảnh hưởng của nhiệt độ.
CFU/g chế phẩm cao nhất ở nghiệm thức C đạt 1,31 x 108 CFU/g, khác biệt ý nghĩa thống kê ở mức 1% so với các nghiệm thức còn lại, kế đến là nghiệm thức D (0,54 x 108 CFU/g), thấp nhất là hai nghiệm thức A và B đật mật số lần lượt là 0,07 x 108 CFU/g, 0,08 x 108 CFU/g.
Tỷ lệ sống của bào tử cao nhất là ở nghiệm thức C (68,95%), thấp nhất là nghiệm thức A (3,98%). Vậy nghiệm thức C là môi trường có sức sống bào tử cao nhất.
Nói chung thì việc lựa chọn môi trường thích hợp để cho nấm phát triển tốt và hình thành bào tử cao đóng vai trò đặc biệt quan trọng trong nghiên cứu sinh học, nhất là trong việc ứng dụng để quản lý côn trùng gây hại. Nếu như môi trường thích hợp thì nấm sẽ phát triển mạnh và cho ra lượng bào tử cao.
Tóm lại, tùy vào mục đích sử dụng mà chúng ta sản xuất chế phẩm nấm
Paecilomyces javanicus theo các nghiệm thức A (Gạo + Nước), C (Gạo + Nước + CaCO3 (5%)) hay nghiệm thức D (Gạo + Nước + yeast extract (0,2%)). Nếu như muốn có chế phẩm dùng để phun xịt liền thì chúng ta có thể sử dụng nghiệm thức C và D để cấy chế phẩm vì ở hai nghiệm thức này thì mật số bào tử cao ở thời điểm 13NSKC, tốt nhất là nên sử dụng phương pháp của nghiệm thức C. Và ngược lại, nếu như chưa muốn sử dụng chế phẩm phun xịt liền thì chúng ta có thể sử dụng phương pháp của nghiệm thức A để sản xuất chế phẩm, vì ở nghiệm thức này chúng có thời gian phát triển và duy trì mật số bào tử đến thời điểm 16NSKC. Có thể sử dụng phương pháp này để sản xuất chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus với số lượng lớn vì dễ làm và ít tốn chi phí hơn các phương pháp xử lý còn lại. Ngoài ra, nếu như muốn sản xuất chế phẩm nấm Paecilomyces javanicus theo quy mô công nghiệp thì nên sử dụng phương pháp của nghiệm thức C, vì sau khi sấy và nghiền chế phẩm thì ở nghiệm thức này cho tỷ lệ bào tử sống cao nhất so với các phương pháp của các nghiệm thức còn lại.