Thí nghiệm 2: Xác định liều lượng của chế phẩm nấm tím

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 27 - 28)

Paecilomycesjavanicus trừ rệp sáp gây hại củ huệ trắng trong điều kiện

phòng thí nghiệm

Mục đích: Tìm ra liều lượng của nấm tím cho hiệu quả cao để phòng trừ rệp sáp gây hại củ huệtrong điều kiện phòng thí nghiệm.

Chuẩn bị thí nghiệm:

Củ giống huệ: Mua củ giống huệ từ nông dân, chọn củ huệ có đường kính 3 - 4 cm để nhân nuôi rệp sáp và bố trí thí nghiệm.

Nguồn rệp sáp: thu rệp sáp ngoài đồng ruộng mang về phòng thí nghiệm nhân nuôi mật số trên củ huệ. Chọn những cá thể rệp sáp đồng nhất về kích cỡ (tuổi 2 - 3) thả lên củ huệ và để ổn định 2 ngày trong phòng thí nghiệm, sau đó tiến hành bố trí thí nghiệm.

Nguồn chế phẩm: cấy và nhân nuôi tại phòng thí nghiệm NEDO, Bộ Môn Bảo Vệ Thực Vật, Khoa Nông Nghiệp và Sinh Học Ứng Dụng, Trường Đại Học Cần Thơ.

Chất loang trải bề mặt (CLTBM): Tên thương mại Thần Hổ, hoạt chất Surfactant Siloxane Alkoxylate, liều lượng sử dụng 0,4 ml/lít.

Thuốc hóa học: Tên thương mại Suprathion 40 EC, hoạt chất Methidathion, liều lượng sử dụng 1,6 ml/lít.

Bố trí thí nghiệm: Thí nghiệm được bố trí theo thể thức hoàn toàn ngẫu nhiên với 7 nghiệm thức và 4 lần lặp lại, mỗi lần lặp lại là một củ huệ có thả 50 ấu trùng rệp sáp. *CLTBM: chất loang trải bề mặt *Mật độ chế phẩm tương ứng: 5 x 108 bào tử/ml Nghiệm thức Thành phần Liều lượng/ha A Nấm tím + CLTBM 6,25 g/lít nước (2,0 kg) + 0,4ml/lít B Nấm tím + CLTBM 7,81 g/lít nước (2,5 kg) + 0,4ml/lít C Nấm tím + CLTBM 9,38 g/lít nước (3,0 kg) + 0,4ml/lít D Nấm tím + CLTBM 10,94 g/lít nước (3,5 kg) + 0,4ml/lít E Suprathion 40 EC + CLTBM 1,6ml/lít + 0,4ml/lít F CLTBM 0,4ml/lít G Đối chứng (phun nước) -

15

Cách tiến hành: chế phẩm nấm tím, thuốc hóa học với liều lượng được pha sẵn ở các nghiệm thức xử lý và có bổ sung thêm chất loang trải bề mặt. Nghiệm thức đối chứng ở mỗi thí nghiệm được xử lý nước. Rệp sáp sau khi thả ổn định 2 ngày trên củ huệ (50 rệp sáp/củ) và được ngâm xử lý trong các dung dịch được pha sẵn của mỗi nghiệm thức trong thời gian 60 giây, sau đó vớt ra để ráo và cho vào hộp.

Đánh giá chỉ tiêu: ghi nhận số rệp sáp chết và sống ở thời điểm 3, 7, 11, 14NSKP, tính độ hữu hiệu bằng công thức Abbott, 1925.

ĐHH (%) = [(C – T)/C] * 100 Trong đó:

C: số lượng cá thể rệp sáp sống ở nghiệm thức đối chứng. T: số lượng cá thể rệp sáp sống ở nghiệm thức có xử lý ĐHH (%): độ hữu hiệu (%).

Tỷ lệ mọc nấm trở lại trên rệp sáp: thu rệp sáp chết ở các nghiệm thức cho vào đĩa petri có lót giấy thấm và bông gòn ướt để tạo ẩm độ cho nấm phát triển.

Tỷ lệ mọc nấm trở lại (%) = (a/b)*100 Trong đó:

a: số rệp sáp mọc nấm trở lại.

b: số rệp sáp thu được ở từng nghiệm thức.

Một phần của tài liệu khảo sát khả năng sinh bào tử của nấm paecilomyces javanicus trên nền cơ chất gạo và hiệu quả phòng trừ rệp sáp dysmicoccus neobrevipes gây hại huệ trắng trong điều kiện phòng thí nghiệm và nhà lưới (Trang 27 - 28)