Những hậu quả xấu của thuốc bảo vệ thực vật gây ra cho sinh quần

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề thuốc bảo vệ thực vật và tính chất hai mặt (Trang 30 - 32)

4. VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA THUỐC BVT

4.2.4. Những hậu quả xấu của thuốc bảo vệ thực vật gây ra cho sinh quần

quần

Sau mỗi đợt xử lý thuốc một số dịch hại cịn sống sót do khơng tiếp xúc hoặc khó tiếp xúc với thuốc BVTV nhưng ở liều lượng thấp. Những cá thể này được sống trong một hoàn cảnh mới hoàn toàn khác trước, dẫn đến quần thể sinh vật bị biến đổi sâu sắc theo hai chiều hướng khác nhau:

− Có lợi cho việc phịng trừ dịch hại: kích thích lý sinh phát triển, giảm khả năng sinh sản của dịch hại hay tăng tính mẫn cảm của dịch hại đối với thuốc.

− Gây khó khăn cho việc phịng trừ: gây tính chống thuốc, giảm tính đa dạng của quần thể, gây bùng phát số lượng hoặc hình thành các lồi dịch hại mới. Các hiện tượng trên gây trở ngại lớn cho việc phòng trừ dịch hại, làm thuốc giảm tác dụng diệt trừ và tăng tính lây lan của sinh vật. 4.2.4.1. Tính chống thuốc của dịch hại

Tính chống thuốc của dịch hại là sự giảm sút phản ứng của một quần thể sinh vật đối với một loại thuốc bảo vệ thực vật sau một thời gian dài quần thể này luên tục tiếp xúc với thuốc đó. Khả năng này có thể di truyền qua đời sau dù chúng có hay khơng tiếp xúc với thuốc.

Cơ chế tính chống thuốc của sinh vật:

- Ở sinh vật chống thuốc có sự thay đổi về cấu tạo (lipit, sáp và protein trong biểu bì hay có sự gia tăng kết cấu biểu bì ở cơn trùng) hay giảm khả năng hấp phụ chất độc của tế bào (nầm bệnh), đã hạn chế sự xâm nhập của thuốc vào cơ thể.

- Nhiều tập tính mới được hình thành để hạn chế hay ngăn ngừa khả năng tiếp xúc với chất độc ở động vật.

- Tính mẫn cảm đối với thuốc của các trung tâm sống bị giảm đi, hoạt tính của men cũng giảm và hệ men cũng trở nên trơ hơn dưới tác động của thuốc.

- Cơ chế chống chịu thực sự của sinh vật đối với thuốc: sinh vật có khả năng tự tăng cường sự giải độc làm cho thuốc bị giảm hay bị mất hoàn toàn hiệu lực (cơ chế chống chịu sinh lý).

4.2.4.2. Sự suy giảm về tính đa dạng của quần thể sinh vật

Thuốc BVTV là một trong những nhân tố quan trọng làm mất tính ổn định của quần thể sinh vật.

Thuốc BVTV được dùng trên quy mô càng lớn, thời gian dùng thuốc càng dài, số lần phun thuốc càng nhiều, chẳng những làm giảm số lượng cá thể trong một lồi sinh vật, mà cịn làm suy giảm cả số loài sinh vật ở những vùng dùng thuốc.

Các loại thuốc bảo vệ thực vật đều gây nên hiện tượng này, thậm chí các thuốc BVTV thuộc nhóm này lại ảnh hưởng đến cả các đối tượng dịch hại thuộc nhóm khác.

Ví dụ: Thuốc trừ sâu và nhện đã làm giảm cả số lượng cá thể và số lồi cơn trùng và nhện có ích, do các lồi này thường mận cảm đối với thuốc BVTV hơn dịch hại. Các thuốc trừ nấm và trừ cỏ cũng ảnh hưởng đến cơn trùng và nhện có ích, nhưng tác động của chúng không gây ra biến đổi sâu sắc nhu các thuốc trừ sâu.

4.2.4.3. Sự xuất hiện các loài dịch hại mới

Sau một thời gian dài dùng thuốc BVTV, những loài dịch hại chủ yếu, nguy hiểm trước đây chỉ còn gây hại khơng đáng kể. Ngược lại, một số lồi dịch hại trước đây được coi là thứ yếu không quan trọng lại nổi lên, gây những tổn thất to lớn, nguy hại hơn những loài dịch hại chủ yếu trước đó và việc phịng trừ chúng cũng phức tạp và khó khăn hơn nhiều.

Nguyên nhân của hện tượng này là kết quả của sự sai khác về độ mẫn cảm giửa các lồi và khả năng hình thành tính chống thuốc sớm hơn các lồi khác.

Hiện tượng: Ngay sau khi dùng thuốc BVTV, số lượng dịch hại giảm đi nhanh chóng. Chỉ sau một thời gian ngắn dịch hại lại phát sinh với số lượng lớn hơn và gây hại nặng hơn. Để khắc phục người ta tăng liều lượng và số lần dùng thuốc. Việc này lặp đi lặp lại nhiều lần dẫn đến hiệu quả của thuốc giảm đi, số lần tái phát càng nhanh hơn và nặng thêm, dịch hại dễ chống thuốc, sinh vạt có ích bị đe dọa, mơi trường sống càng bị ô nhiễm.

Nguyên nhân:

- Dùng thuốc BVTV ở liều thấp đã kích thích những cá thể dịch hại sống sót phát triển mạnh hơn trước.

- Những cá thể dịch hại cịn sống sót được hưởng nguồn dinh dưỡng phong phú có chất lượng cao nên sức sống tăng, khả năng sinh đẻ cao hơn, do đó quần tể dịch hại nhanh chóng hồi phục về số lượng.

- Những cá thể sống sót đã hình thành nên tính chống thuốc và làm thay đổi đặc tính sinh học của lồi.

- Thuốc BVTV đã làm giảm số loài, số lượng cá thể trong các lồi sinh vật có ích. Dịch hại có khả năng hồi phục nhanh chóng hơn các lồi sinh vật có ích, nên dịch hại có thể trở thành dịch trước khi sinh vật có ích hồi phục đủ số lượng để kìm hãm chúng.

Một phần của tài liệu báo cáo chuyên đề thuốc bảo vệ thực vật và tính chất hai mặt (Trang 30 - 32)