4. VAI TRÒ VÀ TÁC HẠI CỦA THUỐC BVT
4.2.6. Tác hại của thuốc BVTV đến sinh vật
4.2.6.1. Tác hại đến cây trồng
Khi sử dụng khơng đúng thuốc BVTV có thể gây hại:
− Giảm tỉ lệ nảy mầm, sức nảy mầm, rễ không phát triển, cây sống còi cọc, màu lá biến đổi, chết cây non.
− Lá bị cháy, bị thủng, dị dạng, hoa quả bị rụng, quả nhỏ, chín muộn. − Giảm khả năng chống chịu với điều kiện bất thuận và sâu bệnh. − Ảnh hưởng đến hoạt động của vi sinh vật đất.
Hình 4.9. Đậu tương bị chết héo do sử dụng thuốc BVTV giả
4.2.6.2. Tác hại đến động vật
Tác hại trực tiếp:
− Thuốc BVTV tác động trực tiếp đến động vật, gây hiện tượng ăn ít, sút cân, đẻ ít, tỷ lệ trứng nở giảm. Nếu bị ngộ độc nặng, động vật có thể bị chết hàng loạt.
− Thuốc BVTV có khả năng tích lũy số lượng hay tích lũy hiệu ứng để gây nên những chứng bệnh đặc biệt cho động vật:
+ Đồng làm cho cừu bị vàng da.
+ Thỏ đẻ con có tỉ lệ đực thấp, giảm khả năng sinh sản và phát triển do nhiễm độc DDT.
+ 2,4-D làm tăng hàm lượng axit HCN, tăng lượng đường trong cỏ nên bò dễ bị ngộ độc hơn. 2,4D còn làm tăng hàm lượng nitrat ở trong cây đến mức gây nguy hiểm cho gia súc.
+ Lân hữu cơ làm giảm độ mẫn cảm của hệ thần kinh, gây thiếu máu. + Thuốc có thể tích lũy trong cơ thể động vật: sữa, mơ mỡ, thịt gia
cẩm hoặc gây nên hiện tượng tích lũy sinh học. Qua từng mắc xích của chuỗi thức ăn, nồng độ thước càng bị cô đặc.
+ Thuốc bảo vệ thực vật cũng có thể gây hiện tượng trúng độc bậc 2. Loại dịch hại A bị ngộ độc thuốc bảo vệ thực vật. Một loài B ăn thịt các cá thể loài A đã bị ngộ độc, các cá thể lồi B cũng có thể bị ngộ độc và chết.
Tác hại gián tiếp:
− Các thuốc BVTV còn giết hay làm giảm nguồn thức ăn. Tác dụng độc kéo dài và càng trở nên nguy hiểm hơn khi ta dùng các thuốc có tính bền lâu.
− Các thuốc tích lũy trong mơ mỡ động vật cũng trở nên nguy hiểm hơn khi động vật thiếu thức ăn và đói. Khi đói động vật phải sử dụng các chất dự trữ có trong cơ thể, chất độc trong mơ dự trữ được giải phóng gây độc cho chúng nhiều hơn. Thuốc trừ cỏ diệt cỏ dại làm mất nguồn lấy mật và gây hại cho ong.
− Phun thuốc trời nắng nóng càng dễ gây ngộ độc cho cơ thể động vật hơn.