Phân tích tình huống

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM (Trang 77 - 79)

C Tổng vốn đầu tư (A+B) 7.627.272 5.000.000 2 624

5.4.3 Phân tích tình huống

5.4.3.1 Các tình huống

Trên cơ sở khảo sát độ nhạy, chúng tơi thực hiện phân tích một số tình huống cĩ khả năng tác động xấu đến NPV của dự án

 Tình huống1 - Giá bán giảm 4% trong các năm so với dự báo: khi đĩ NPV sẽ là 129 triệu đồng, IRR là 14,2%. Ta thấy IRR gần bằng với MARR của dự án, nếu giá bán giảm hơn 4%/năm thì dự án sẽ khơng cịn đáng giá nữa. Đây là mà doanh nghiệp cần chú trọng trong quá trình họat động kinh doanh sau này

 Tình huống 2: giá nguyên vật liệu tăng 3% so với dự báo: NPV = -224 triệu đồng khi đĩ doanh nghiệp bắt buộc phải tăng giá bán ( sản lượng bán sẽ giảm )

 Tình huống 3: giá nguyên vật liệu tăng 3%, giá bán tăng 3%, sản lượng giảm 10%: ( so với dự báo ) khi đĩ VPV sẽ là 432 triệu đồng. Trong trường hợp này để hồi phục lại lợi nhuận doanh nghiệp phải cĩ những họat động tiếp thị nhằm bù đắp sự giảm sút của sản lượng bán

 Tình huống 4 - Lạm phát tăng 3% - các yếu tố khác biến đổi ngẫu nhiên: khi đĩ NPV = 2.291.624 triệu đồng, IRR = 27,1%. Dự án vẫn an tịan

 Tình huống 5: Mơ phỏng trường hợp: Giá nguyên vật liệu biến đổi ngẫu nhiên, giá bán biến đổi ngẫu nhiên nhưng khơng giảm khi giá nguyên vật liệu tăng. Kết quả mơ phỏng thể hiện ở hình 5.7

Hình 5.7 Kết quả mơ phỏng tình huống 5

Ở tình huống này giá trị kỳ vọng của NPV là 2,1 tỷ và IRR là 21,8% , xác suất để NPV âm là 15%

5.4.3.1 Đánh giá tình huống

Theo các tình huống đã nêu trên thì sự biến động của lạm phát khơng cĩ tác động lớn đến kết quả NPV của dự án, cĩ 3 yếu tố tác động mạnh đến sự biến đổi của NPV của dự án là: giá bán, giá nguyên vật liệu và sản lượng bán, đặc biệt là giá bán và giá nguyên vật liệu. Trên thực tế thì khi giá nguyên vật liệu tăng thì các doanh nghiệp thường cũng tăng giá bán, ít nhất là khơng tăng, nên tình huống 5 được xem như tình huống rủi ro nhất của dự án. Tuy nhiên kết quả mơ phỏng NPV của dự án vẫn dương và xác suất để nĩ đạt giá trị âm là15% . Đây là một xác suất chấp nhận được

5.4.4 Kết luận

Qua phần phân tích tài chính và phân tích rủi ro ở trên cho thấy, ở trường hợp các số liệu đã dự báo cũng như các trường hợp cĩ xét đến sự biến động ngẫu nhiên của chúng đều đã cho kết quả NPV kỳ vọng của dự án là dương vậy nên dự án được xem là đáng giá về mặt tài chính. Tuy nhiên, cũng như bất kỳ dự án nào, vẫn tồn tại tình huống mà ở đĩ các yếu tố đầu vào cùng biến động xấu làm cho NPV âm ( xác suất là 15% ). Vì vậy để tránh khỏi rủi ro này, trong họat động kinh doanh doanh nghiệp cần đưa ra những giải pháp nhằm quản lý tốt sự biến động của các yếu tố đĩ như:

 Để khống chế sự biến động của giá nguyên vật liệu, doanh nghiệp cần cĩ những nhà cung cấp nguyên vật liệu uy tín, ổn định, cần nắm rõ thơng tin về thị trường cung cấp nguyên vật liệu nhằm cĩ những điều chỉnh kịp thời khi thị trường cĩ biến động

 Để đạt được mức giá bán và sản lượng bán như đã khảo sát, doanh nghiệp cần xây dựng cho mình những chiến lược quản lý chất lượng tốt, ví dụ như áp dụng qui trình quản lý theo ISO 9000… xây dựng chiến lược quảng cáo, tiếp thị, dịch vụ hậu mãi tốt nhằm tạo uy tín về chất lượng sản phẩm đối với khách hàng. Khơng ngừng nghiên cứu phát triển để sản phẩm ngày càng hịan thiện hơn.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu khả thi dự án thành lập nhà máy đại tu và nâng cấp tự động hóa máy may công nghiệp tai Tp.HCM (Trang 77 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(82 trang)
w