V. Công tác hoàn thiện.
2. Lớp chống thấm bằng bêtông chống thấm.
Bêtông chống thấm là bêtông cốt liệu nhỏ có thêm chất phụ gia. Bêtông nàycó tác dụng chống thấm cao, vì cốt liệu rất nhỏ, thành phần ximăng tương đối nhiều, khả năng liên kết của bêtông chặt sít, nước không thể dễ dàng thấm qua. Khả năng chống thấm tốt hay xấu còn phụ thuộc voà phụ gia chống thấm và tỷ lệ cấp phối mà cấp phối lại căn cứ vào vật liệu cụ thể để quyết định. Độ dày của lớp bêtông này là 4050mm.
Đối với mái không có lớp cách nhiệt thì lớp bêtông chống thấm và kết cấu chịu lực liên kết với nhau chặt chẽ, có thể tăng thên khả năng chịu lực của mái. Cũng có thể lớp bêtông chống thấm và kết cấu chịu lực tách rời nhau bằng lớp tạo độ dốc.
Lớp bêtông chống thấm có nhược điểm là lớp bêtông chống thấm rất mỏng (4050mm), nếu được chế đúc không tốt, trộn nhào đầm dối thiếu đông đặc, dưỡng hộ kém, phần nước trong bêtông khá lớn khi bốc hơi để lại nhiều kẽ hổng; hoặc khi kết cấu biến hình và sự biến đổi của nhiệt độ có thể tạo thành các vết nứt. Tất cả các đặc điểm đó làm cho nước có thể thấm qua được và sinh ra hiện tượng dột.
Để tránh hiện tượng nứt nẻ do biến dạng nhiệt thường người ta đặt vào lớp giữa bêtông chống thấm một lớp lưới 20x20cm các cốt thép đường kính 4mm và phân phối lớp chống thấm thành những mảnh nhỏ, diện tích của mối mảnh nói chung không quá 2x2m. Các khe co giãn giữa những mảnh này thường thiết kế ở vị trí của tường hoặc dầm, vì chố này thường có mômen âm dễ gây nứt. Khe nên làm trên to dưới nhỏ, trên rộng 2030mm dưới rộng 1020mm. Các khe thẳng góc với hướng nước chảy, các khe song song với hướng nước chảy có thẻ tăng thêm độ dày bêtông 2030mm. Tại khe này người ta quét một lớp bitum, sau đó trát mạch bằng vữa nhựa bitum trộn cát và đề phòng vữa bị hỏng cần phủ thêm một lớp bảo vệ (có thể là giấy dầu hoặc vữa ximăng).
Lớp bảo vệ bằng gạch lá nem Vữa ximăng Lưới thép Vữa trát trần Sàn mái Lóp cách nhiệt Bêtông chống thấm 20-30 10-20 Sàn mái Lóp cách nhiệt (Xỉ tạo dốc) Bêtông chống thấm
Vữa ximăng Vữa nhựa trộn cát
Để tăng cương khả năng chống thấm của mái, lớp bêtông chống thấm cần được ngâm trong nước vữa ximăng bắt đầu từ 610h sau khi đổ bêtông này. Khi cốt pha còn giữ nguyên người ta đắp các bờ bằng đất sét hay xây tạm bằng gạch để phân mái thành các ô nhỏ rồi đổ nước ximăng (theo tỷ lệ 5kg ximăng/1m3 nước) chố nông nhất trên sàn phải ngập tối thiểu 10cm nước. Mỗi ngày khuấy nước ximăng vẩn đục 46 lần. Ngâm như vậy khi nào nước không nhỏ giọt qua sàn bêtông, vết ẩm ướt ở mặt dưới đã khô hẳn mới thôi (từ 8 ngày trở lên). Ximăng sẽ ăn sâu vào các lỗ rỗng, bịt kín những khe hở của bêtông, nhờ thế độ chống thấm của lớp này tăng lên, đồng thời giảm được độ co nứt về sau và làm tăng thêm cường độ của bêtông.
Khả năng chống thấm của mái sẽ tăng nếu như bêtông chống thấm đó có thêm các chất phụ gia. Những chất này sẽ làm tăng độ chặt sít của bêtông.
Để bảo vệ lớp bêtông chống thấm, ta dùng gạch lá nem kích thước 20x20cm dày 1,52cm. Thường là dùng hai lớp lát bằng vữa tam hợp mác 50# dày 20mm rồi miết mạch bằng ximăng nguyên chất.