III. Kiểm tra chất lượng cọc khoan nhồi.
4. Thí nghiệm độ đồng nhất của cọc bằng phương pháp đo sóng ứng suất –phương pháp biến dạng nhỏ PIT.
–phương pháp biến dạng nhỏ PIT.
a) Cọc thí nghiệm.
Khoảng 30% số cọc thi công thường được quy định để thí nghiệm bằng phương pháp này, Cọc thí nghiệm có thể được chọn ngấu nhiên hoặc theo chỉ định của nhà tư vấn thiết kế. Cọc đem thí nghiệm không sớm hơn 7 ngày sau khi đổ bêtông hoặc khi cường độ bêtông đạt ít nhất 75% so với cường độ thiết kế. Để đảm bảo bề mặt đầu cọc có thể tiếp cận được thì bên trên đầu cọc phải sạch, không có mảnh vụn bêtông, đất hoặc các vật liệu khác do thi công gây ra.
b) Phương thức thí nghiệm.
Phương pháp thí nghiệm cọc PIT dựa trên nguyêm lí đo ghi vận tốc sóng ứng suất lan truyền trong cọc gây ra bởi một lực xung nhỏ bằng cách gõ búa lên đầu cọc. Sóng ứng suất phản hồi lại khi gặp thay đổi kích thước
cọc, hoặc khuyết tật trong bêtông hoặc chạm mũi cọc được thu lại qua đầu đo gia tốc truyền vào bộ phận xử lí đưa ra màn hình hoặc in ra máy in. Dựa vào tốc độ lan truyền sóng ứng suất có thể xác định chính xác vị trí khuyết tật của cọc.
c) Phạm vi áp dụng.
+ Dùng để xác định độ nguyên vẹn của các cọc đơn thẳng đứng hoặc bị nghiêng.
+ Do va chạm tạo ra có năng lượng nhỏ nên thí nghiệm chỉ có hiệu quả đối với.
những cọc có tỉ số L / D 30 (L : Chiều dài cọc; D : Đường kính cọc). + Do đặc tính thu nhận các phnả xạ của sóng ứng suất khi gặp chỗ thay đổi trở kháng của cọc, nếu có những chỗ thay đổi xảy ra ở những vị trí khác nhau tín hiệu thu nhận sẽ rất khó phân tích để có thể tách ra vị trí và mức độ của từng khuyết tật. Hơn nữa, các vị trí thay đổi trở kháng có thể xảy ra từ từ, nên tín hiệu phản xạ sẽ rất phức tạp hơn rất nhiều, khó phân tích một cách rõ ràng khuyết tật. Vì vậy, trên thực tế phương pháp thử động biến dạng nhỏ thường cho kết quả tương đối chính xác về vị trí và mức độ khuyết tật lần đầu tiên từ đầu cọc.
d) Thiết bị.
+ Thiết bị tạo lực va chạm: Phải tạo ra một xung lực va chạm có độ dài nhỏ hơn 1ms và không gây ra bất cứ hư hỏng cục bộ nào của cọc khi va chạm. Thường dùng búa có đầu là chất dẻo cứng > Trọng lượng búa phụ thuộc chiều dài và kích thước hình học của cọc. Va chạm phải đặt theo trục cọc.
+ Thiết bị thu nhận số liệu + Thiết bị truyền tín hiệu
+ Thiết bị ghi, xử lí và trình diễn số liệu
e) Quy trình thí nghiệm.
+ Đầu cọc được làm sạch hoặc đập đến lớp bêtông rắn chắc. + Gắn đầu đo gia tốc nối với bộ xử lí.
+ Dùng búa gõ lên đầu cọc.
+ Đo sóng ứng suất phản hồi để in ra hoặc ghi vào đĩa về xử lí trong phòng.