Thiết kế ván khuôn:

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Trung Tâm Quảng Cáo và giới thiệu sản phẩm Đồng Đăng (Trang 107 - 110)

1. Số liệu thiết kế:

Công trình là nhà cao tầng: tầng 1,2,10 cao 5,1(m); tầng 3 cao 2,9m; các tầng còn lại cao 3,4(m). Tiết diện cột: Cột tầng 1,2,3: D = 900; bh = 900x900 Cột tầng 5,6,7:D = 700; bh =700x700 Cột tầng 9,10,1: D = 500; bh = 500x500 Tiết diện dầm: Dầm chính: hb = 750300 Dầm phụ: hb = 350220

Sàn có chiều dày sàn là: h = 10 cm. Có kích thước 18,8x27,8 (m) - Bộ ván khuôn bao gồm:

Các tấm khuôn chính.

Các tấm góc (trong và ngoài). Các loại gông cột

Các phụ kiện liên kết : móc kẹp chữ U, chốt chữ L. Thanh chống kim loại.

* Ưu điểm của bộ ván khuôn kim loại:

- Có tính “vạn năng” được lắp ghép cho các đối tượng kết cấu khác nhau: móng khối lớn, sàn, dầm, cột, bể ...

- Trọng lượng các ván nhỏ, tấm nặng nhất khoảng 16kg, thích hợp cho việc vận chuyển lắp, tháo bằng thủ công.

- Đảm bảo bề mặt ván khuôn phẳng nhẵn. - Khả năng luân chuyển được nhiều lần. Bảng đặc tính kỹ thuật của tấm khuôn phẳng

300 11.44 1.07 28.59 6.45 250 10.19 1.19 27.33 6.34 200 7.63 1.07 19.06 4.3 150 6.38 1.26 17.71 4.18 100 5.13 1.53 15.25 3.96 Mô men kháng uốn (cm3) Rộng (mm) Tiết diện (cm2) Vị trí trục trung hoà (cm)

Mô men quán tính (cm4)

Các tấm đều có chiều cao là 55 mm, chiều dài có 4 loại: 1500, 1200, 900 và 600 mm Bảng thống kê các tấm khuôn góc Tấm góc trong Tấm góc ngoài 150x150x1500x55 100x100x1500x55 150x150x1200x55 100x100x1200x55 150x150x900x55 100x100x900x55 150x150x600x55 100x100x600x55 Bảng thống kê các loại gông cột

G 200-300 G 350-450 G 500-600 G 650-750 G 800-900200x200 350x350 500x500 650x650 800x8000 200x200 350x350 500x500 650x650 800x8000 250x250 400x400 550x550 700x700 850x850 300x300 450x450 600x600 750x750 900x900 Gông chân cột Gông chân cột Gông chân cột Gông chân cột Gông chân cột * Sử dụng giáo PAL do hãng Hoà Phát chế tạo.

Ưu điểm của giáo PAL

- Giáo PAL là một chân chống vạn năng bảo đảm an toàn và kinh tế. - Giáo PAL có thể sử dụng thích hợp cho mọi công trình xây dựng với những kết cấu nặng đặt ở độ cao lớn.

- Giáo PAL làm bằng thép nhẹ, đơn giản, thuận tiện cho việc lắp dựng, tháo dỡ, vận chuyển nên giảm giá thành công trình.

- Cấu tạo giáo PAL: giáo PAL được thiết kế trên cơ sở một hệ khung tam giác được lắp dựng theo kiểu tam giác hoặc tứ giác cùng các phụ kiện kèm theo như: Phần khung tam giác tiêu chuẩn. Thanh giằng chéo và giằng ngang. Kích chân cột và đầu cột. Khớp nối khung. Chốt giữ khớp nối.

Trình tự lắp dựng.

- Đặt bộ kích (gồm đế và kích), liên kết các bộ kích với nhau bằng giằng nằm ngang và giằng chéo.

- Lắp khung tam giác vào từng bộ kích, điều chỉnh các bộ phận cuối của khung tam giác tiếp xúc với đai ốc cánh.

- Lắp tiếp các thanh giằng nằm ngang và giằng chéo.

- Lồng khớp nối và làm chặt chúng bằng chốt giữ. Sau đó chống thêm một khung phụ lên trên.

- Lắp các kích đỡ phía trên.

- Toàn bộ hệ thống của giá đỡ khung tam giác sau khi lắp dựng xong có thể điều chỉnh chiều cao nhờ hệ kích dưới trong khoảng từ 0 đến 750 mm.

Những điểm cần chú ý khi lắp dựng chân chống giáo PAL

- Lắp các thanh giằng ngang theo hai phương vuông góc và chống chuyển vị bằng giằng chéo.

- Trong khi dựng lắp không được thay thế các bộ phận và phụ kiện của giáo bằng các đồ vật khác.

- Toàn bộ hệ chân chống phải được liên kết vững chắc và điều chỉnh cao thấp bằng các đai ốc cánh của các bộ kích.

- Phải điều chỉnh khớp nối đúng vị trí để lắp được chốt giữ khớp nối. - Ngoài giáo PAL, ta còn có thể sử dụng thêm cây chống đơn kim loại tại những chỗ cần thiết.

1. Thiết kế ván khuôn cột. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

a) Thiết kế sàn công tác cho thi công cột.

- Sử dụng hệ thống giáo PAL đã trình bày ở trên, liên kết thành hệ đỡ. - Bắc các tấm sàn thép ngang qua hệ đỡ làm sàn công tác phục vụ việc thi công bêtông.

b) Cốt thép cột.

- Cốt thép được gia công ở phía dưới, được cắt uốn đúng hình dạng, kích thước thiết kế, được xếp đặt, bố trí theo từng chủng loại để thuận tiện cho thi công, và được cần trục tháp đưa lên vị trí lắp dựng.

Biện pháp lắp dựng: Đưa đủ số lượng cốt đai vào cốt thép chờ, luồn cốt thép dọc chịu lực vào và hàn với cốt thép chờ ở cột. Sau đó san đều cốt đai dọc theo chiều cao cột. Nếu cột cao có thể đứng trên sàn công tác để buộc; không được dẫm lên cốt đai.

Nghiệm thu cốt thép: Trước khi đổ bê tông, phải làm biên bản nghiệm thu cốt thép. Biên bản nghiệm thu phải ghi rõ các điểm sau đây: Mác và đường kính cốt thép; số lượng và khoảng cách cốt thép; vị trí điểm đặt của cốt thép; chiều dày lớp bê tông bảo vệ (các viên kê); các chi tiết chôn sẵn trong bêtông... Sau đó mới tiến hành lắp dựng coffa cột.

c) Coffa cột

Cấu tạo coffa cột.

- Các tấm ván khuôn kim loại được liên kết lại với nhau bằng chốt, tạo thành tấm lớn hơn. Giữa các tấm này liên kết lại với nhau bằng chốt và hệ gông.

- Tính kiểm tra ván khuôn kim loại và bố trí hệ gông cột. Xác định tải trọng tác dụng lên ván khuôn.

-Ván khuôn cột chịu tải trọng tác động là áp lực ngang của hỗn hợp bêtông mới đổ và tải trọng động khi đổ bêtông vào coffa bằng ống vòi voi.

- Các tải trọng tác dụng lên ván khuôn được lấy tuân theo tiêu chuẩn thi công bêtông cốt thép TCVN 4453-95.

- áp lực ngang tối đa của vữa bêtông mới đổ xác định theo công thức (ứng với phương pháp đầm bằng đầm dùi).

         2 1 n. .H ,13.2500.0,75 2437,5 kgm Ptt - Với H = 1,5 x r = 1,5 x 50 = 75 cm = 0,75 m (r=50 cm : bán kính hoạt động của đầm dùi)

Một phần của tài liệu đồ án tốt nghiệp kỹ sư xây dựng Trung Tâm Quảng Cáo và giới thiệu sản phẩm Đồng Đăng (Trang 107 - 110)