Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Sở Giao Dịch 3 Hà Nội (Trang 69 - 73)

II. Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Sở Giao Dịch

5. Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát

Công tác kiểm soát phải được thực hiện đúng nguyên tắc, đúng quy định, đảm bảo nguyên tắc kiểm soát độc lập. Cán bộ kiểm soát không được phép thực hiện chức năng của thanh toán viên. Quy trình thanh toán quốc tế được ban hành quy định cụ thể các bước giao dịch thực hiện nghiệp vụ thanh toán quốc tế, trách nhiệm của các cá nhân và bộ phận tham gia vào hoạt động thanh toán quốc tế, các chứng từ cần thiết trong từng loại nghiệp vụ. Do đó, cần tuân thủ trình tự tiến hành các giao dịch thanh toán quốc tế một cách thống nhất trong toàn hệ thống, để hạn chế đến mức tối đa các rủi ro có thể xảy ra trong quá trình tác nghiệp.

Kết luận

Sở Giao dịch 3 –BIDV trong thời gian vừa qua đã thực hiện những hoạt động đổi mới các nghiệp vụ thanh toán quốc tế cho phù hợp với yêu cầu của từng thời kỳ, đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của khách hàng. Với 50 năm kinh nghiệm BIDV đã trở thành người bạn tin cậy của các doanh nghiệp, hỗ trợ đắc lực cho hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Nhiều biện pháp đã được triển khai nhằm mở rộng hoạt động TTQT, trong đó có chuẩn hóa và ban hành quy trình nghiệp vụ TTQT. Với mục đích tìm hiểu quy trình TTQT, đề tài báo cáo thực tập “Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam – chi nhánh Sở Giao Dịch 3 Hà Nội” đã đề cập đến những nội dung gồm:

Chương I:Lý luận chung về thanh toán quốc tế và quy trình thanh toán quốc tế tại các ngân hàng. Đưa ra cái nhìn tổng quan về thanh toán

quốc tế và tình hình hoạt động ở các ngân hàng Việt Nam hiện nay.

Chương II: Thực trạng quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam. Tìm hiểu qua việc thực hiện quy trình chuẩn

ngân hàng đã đạt được những kết quả gì trong kinh doanh và phân tích những mặt khó khăn còn tồn tại.

Chương III: Giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại

BIDV, chi nhánh Sở Giao Dịch 3 Hà Nội. Từ tình hình kết quả hoạt động

kinh doanh và thực tiễn hoạt động ngành ngân hàng, đề ra một số giải pháp khắc phục khó khăn và phát huy những thế mạnh hiện có của ngân hàng, góp phần thực hiện thắng lợi mục tiêu phát triển bền vững.

Báo cáo đã đề xuất 5 giải pháp nhằm hoàn thiện hiệu quả quy trình thanh toán quốc tế, đó là:

- Cải tiến kỹ thuật công nghệ

- Đơn giản hoá trong việc thực hiện nghiệp vụ TTQT đồng thời phối hợp chặt chẽ với các nghiệp vụ liên quan nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động TTQT.

- Giữ vững mối quan hệ với khách hàng. - Tăng cường công tác kiểm tra kiểm soát.

Với sự quan tâm sát sao của Ban lãnh đạo BIDV, cùng sự nỗ lực của toàn hệ thống, họat động TTQT của BIDV đã đạt được những thành tựu đáng kể. Song, trước những thay đổi liên tục của hệ thông luật pháp, kinh tế thì các ngân hàng thương mại Việt nam nói chung và BIDV nói riêng đang phải đối mặt với không ít trở ngại. Thêm vào đó, ảnh hưởng từ suy thoái kinh tế toàn cầu cuối năm vừa qua đã làm chậm đi tiến độ phát triển của BIDV. Để khắc phục khó khăn này, BIDV đã đưa ra một chiến lược chuyển đổi toàn diện, đồng bộ mô hình kinh doanh mới hướng tới khách hàng và quản trị rủi ro theo mô hình chuẩn của một ngân hàng thương mại bán lẻ hiện đại, hướng đến hình ảnh một tập đoàn tài chính – ngân hàng đa sở hữu, với sở hữu Nhà nước là chủ đạo; chi phối, kinh doanh đa lĩnh vực. Việc đánh giá về một ngân hàng có lịch sử bề thế và cơ sở vật chất hùng mạnh như BIDV trong khuôn khổ một báo cáo thực tập chưa thể đầy đủ và sâu sắc như mong muốn. Tuy nhiên người viết hy vọng rằng những giải pháp được nêu trong báo cáo sẽ góp phần hoàn thiện hơn nữa quy trình thanh toán quốc tế của Sở Giao Dịch 3 nói riêng và của BIDV nói chung.

Tài liệu tham khảo

[1] GS. NGƯT. Đinh Xuân Trình (Chủ biên) “Giáo trình thanh toán quốc tế”, Đại học Ngoại Thương, NXB Lao Động – Xã Hội 2006.

[2] ICC – Phòng Thương Mại Quốc Tế “Bộ Tập Quán Quốc Tế về L/C”, người dịch GS. NGƯT. Đinh Xuân Trình, hiệu đính TS. NGƯT. Nguyễn Đức Dị, NXB Đại học Kinh Tế Quốc Dân 2007.

[3] PGS. TS. Hoàng Văn Châu & Th.S. Tô Bình Minh “Các điều kiện thương mại Quốc Tế”, NXB Khoa học – Kỹ thuật 2004.

[4] Tài liệu quy trình thanh toán quốc tế, Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[5] Báo cáo hoạt động kinh doanh năm 2007, 2008 của sở giao dịch 3 – Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam.

[6] Thuận An, “Đề án thanh toán không dùng tiền mặt khởi động trên quy mô lớn”. Thời báo Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, ngày 21/8/2006

[7] “Giảm thanh toán tiền mặt bằng cách nào”. Thời báo kinh tế Sài Gòn ngày 23/5/2006

[8] “ATM lưu động lần đầu tiên có mặt tại Việt Nam”, tin tức Đông Á Bank ngày 15/1/2009

[9] Nam Phương, “Tổng tài sản BIDV tăng 15,1% trong 9 tháng đầu năm 2008”, Diễn đàn doanh nghiệp Việt Nam, ngày 10/10/2008

[10] Wikipedia, “Khái niệm thanh toán quốc tế” http://vi.wikipedia.org/wiki/ Thanh_to%C3%A1n_qu%E1%BB%91c_t%E1%BA%BF

[12] http://www.bsc.com.vn/Introduction.aspx

[13] http://www.bic.vn/front-end/index.asp?

website_id=39&menu_id=562&parent_menu_id=562&article_id=12611&fus eaction=DISPLAY_SINGLE_ARTICLE

[14] “BIDV - 10 thành tựu tiêu biểu năm 2008”, Hiệp hội Ngân hàng Việt

Nam http://www.vnba.org.vn/index.php?

Một phần của tài liệu Thực trạng và giải pháp hoàn thiện quy trình thanh toán quốc tế tại Ngân hàng Đầu tư và Phát triển Việt Nam (BIDV), chi nhánh Sở Giao Dịch 3 Hà Nội (Trang 69 - 73)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(73 trang)
w