Đối với Ngân hàng nhàn ước Việt Nam

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản (Trang 80 - 82)

Kiến nghị Ngân hàng nhà nước Việt Nam xem xét nghiên cứu xây dựng chính sách và tiêu chí phân biệt hoạt động cho vay trong lĩnh vực bất động sản đơn thuần phục vụ cho nhu cầu nhà ở của người dân và hoạt động cho vay đầu tư, kinh doanh bất động sản làm cơ sở để các ngân hàng định hướng đầu tư tín dụng vào lĩnh vực bất động sản một cách hợp lý.

Hoàn thiện hệ thống giám sát ngân hàng theo các hướng: Nâng cao chất lượng phân tích tình hình tài chính và phát triển hệ thống cảnh báo sớm những tiềm Nn trong hoạt động của các TCTD, bao gồm việc phân tích báo cáo tài chính và xác định các “điểm” nhạy cảm; Xây dựng cách tiếp cận tới công việc đánh giá chất

lượng điều hành rủi ro trong nội bộ các TCTD; Nâng cao đòi hỏi kỹ thuật trong việc trích lập dự phòng rủi ro.

Ngân hàng nhà nước cũng cần có quy định về mức cho vay tối đa của một ngân hàng, quy định về việc góp vốn liên đầu tư ra bên ngoài, tránh tình trạng các ngân hàng đầu tư quá nhiều vào kinh doanh chứng khoán như thời gian qua, gây rủi ro lớn cho ngân hàng.

Ngoài ra, phải kể đến vai trò điều tiết vĩ mô của Ngân Hàng Nhà Nước. Ngân Hàng Nhà Nước nên có những dự báo về thị trường và đưa ra chính sách phù hợp vừa hướng dẫn vừa định hướng cho các Ngân hàng thương mại thực hiện.

Hiệu quả của các giải pháp còn tùy thuộc nhiều vào tình hình thực tế các khoản vay bất động sản của Ngân hàng, nếu các khoản vay tốt, tiềm lực tài chính của ngân hàng mạnh thì sẽ vượt qua giai đoạn khó khăn này. Nhưng cần lưu ý là phải thực hiện đồng loạt nhiều biện pháp từ khâu quản lý tốt khoản vay, đánh giá khách hàng, tích cực đôn đốc thu hồi nợ, các biện pháp thỏa thuận với khách hàng

để xử lý khoản vay kết hợp với các giải pháp nói trên nhằm giảm thiểu tối đa rủi ro xảy ra, tránh một cuộc khủng hoảng hệ thống bắt nguồn từ thị trường bất động sản.

Kết luận chương 4

Ở chương này, tác giả đưa ra những nguy cơ tiềm Nn trong hoạt động tín dụng bất động sản và đánh giá triển vọng của thị trường bất động sản cũng như tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Đồng thời, tác giả đưa ra một số giải pháp góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động tín dụng bất động sản nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng trong cho vay bất động sản. Trong đó tập trung vào đề nghị các ngân hàng cần xây dựng quy chế cho vay chặt chẽ, tránh cho vay chạy theo tình trạng bong bóng bất động sản; thành lập bộ phận định giá bất động sản, định kỳ đánh giá lại giá trị tài sản đảm bảo; thành lập công ty kinh doanh bất động sản; quản trị rủi ro ngân hàng, nhất là rủi ro về lãi suất, rủi ro thanh khoản …; nâng cao vai trò của bộ phận kiểm toán và kiểm soát nội bộ; đồng thời có chính sách kiểm tra sau cho vay, cơ cấu lại nợ cho phù hợp với khả năng của khách hàng.

KẾT LUẬN CHUNG

Mặt dù cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản tại Mỹ khó có thể ảnh hưởng đến hệ thống ngân hàng Việt nam do các Ngân hàng Việt nam không sở hữu các chứng khoán bất động sản, do đó không phải gánh chịu các khoản lỗ gây ra từ việc giảm giá loại chứng khoán phái sinh này. Tuy nhiên, chỉ số giá bất động sản Việt nam có đường nét giống với xu hướng thị trường bất động sản tại Mỹ trong thời gian qua, với sự tăng trưởng đột biến vào năm 2007 và bắt đầu đổ dốc kể từ Quý II năm 2008 đến nay. Cùng với đó là dư nợ tín dụng bất động sản của hệ thống ngân hàng Việt nam là tương đối lớn, tỷ lệ nợ xấu tăng cao, đặc biệt là trong lĩnh vực cho vay bất động sản cho thấy nguy cơ về một cuộc khủng hoảng tín dụng bất động sản trong tương lai.

Vì vậy, các ngân hàng cần có chính sách, giải pháp thích hợp như cơ cấu lại đối tượng cho vay, gia hạn nợ, xử lý đối với các món vay không có khả năng thanh toán. Về lâu dài Ngân hàng cần xây dựng quy trình cho vay chặt chẽ, có những bộ phận định giá độc lập, định kỳ đánh giá lại tài sản đảm bảo đồng thời có những dự báo về thị trường bất động sản nhằm nâng cao hiệu quả trong hoạt động tín dụng bất động sản trong thời gian tới. Thêm vào đó phải thường xuyên thực hiện nghiêm túc các quy định của Ngân hàng nhà nước, của chính ngân hàng, có chính sách về quản trị rủi ro thanh khoản, rủi ro lãi suất đồng thời trích lập và dự phòng rủi ro đúng, đủ khi cho vay vào lĩnh vực này.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu hoạt động tín dụng bất động sản (Trang 80 - 82)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(82 trang)