Xuất khẩu rau của một số nước trên thế giớ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 33 - 35)

2. Thị trƣờng tiêu thụ rau quả

2.3. Xuất khẩu rau của một số nước trên thế giớ

Biểu 2.11: Lượng xuất khẩu rau của một số nước sản xuất chính (tấn)

Nƣớc 1996 1997 1998 1999 2000 2001 2002 2003 2004 2005 Tr.Quốc 186150 177836 156731 97462 87907 89472 104527 139796 112365 112049 Italy 148889 122511 115569 106924 106889 123855 136043 186769 162846 189680 Mexico 11088 17069 15184 13183 15357 228191 314843 332080 321212 Thái Lan 13694 14844 17174 19176 20999 30162 36576 40569 56982 52922 (Nguồn: FAO)

Theo số liệu của Trung tâm Thƣơng mại toàn cầu, tổng kim ngạch xuất khẩu rau (HS 07) của thế giới đã đạt tốc độ tăng bình quân khoảng 5% /năm trong 5 năm 1999- 2003, đạt 13,188 tỷ USD trong năm 2003, tăng 11,35% so với năm 2002 và 1,87% so với năm 1999. Các nƣớc đứng đầu về xuất khẩu rau là Mêhicô (2,6 tỷ USD), Trung Quốc (2,18 tỷ USD), Hoa Kỳ (2,05 tỷ USD), EU (gần 2 tỷ USD, không kể xuất nhập khẩu nội EU) và Canađa (1,27 tỷ USD).

Biểu 2.12: Các nước xuất khẩu rau tươi lớn nhất thế giới (1.000 USD)

Nước XK 1999 2000 2001 2002 2003 Tổng số: 10.328.118 10.307.853 11.024.076 11.842.019 13.187.972 Trong đó: Mêhicô 2.145.740 2.177.340 2.330.802 2.244.340 2.613.682 Trung Quốc 1.520.732 1.544.583 1.746.170 1.883.286 2.180.735 Hoa Kỳ 1.786.431 1.890.211 1.869.025 1.927.826 2.045.684 EU 15 (ngoại khối) 1.290.816 1.203.329 1.307.123 1.751.691 1.996.556 Canađa 1.012.444 1.133.427 1.186.231 1.093.157 1.277.580

Nói tóm lại, cho đến nay sự phát triển của ngành hàng rau quả mới chủ

yếu dựa vào sự khai thác những lợi thế sẵn có của Việt Nam về khí hậu, đất đai, con ngƣời. Khả năng cạnh tranh của rau quả Việt Nam vẫn chỉ chủ yếu dựa trên mức giá thấp.

Ngành rau quả Việt Nam cung cấp nhiều sản phẩm đa dạng, trong đó có những sản phẩm có khả năng cạnh tranh cao, nhƣng cũng còn nhiều sản phẩm có khả năng cạnh tranh trung bình hoặc thấp. Tuy vậy, có thể khẳng định ngành rau quả Việt Nam có nhiều tiềm năng phát triển để phục vụ hơn nữa thị trƣờng trong nƣớc và tăng nhanh lƣợng xuất khẩu.

Xuất khẩu rau quả đang mở ra một cơ hội để có bƣớc phát triển vƣợt bậc nhờ có sự chuyển hƣớng sang đa dạng hoá nông sản. Nhu cầu thế giới đƣợc dự đoán là sẽ có những bƣớc phát triển thuận lợi. Trong bối cảnh chung đó, để đáp ứng với nhu cầu tiêu dùng thị trƣờng nội địa và xuất khẩu của mình, Trung Quốc vẫn sẽ là thị trƣờng chính cho Việt Nam. Yếu tố quan trọng ở đây là chất lƣợng của khâu sản xuất và chế biến của Việt Nam. Phát triển xuất khẩu cần tập trung vào nâng cao chất lƣợng của nguyên liệu đầu vào và khâu chế biến, cố gắng nâng cao dần giá trị gia tăng của sản phẩm, cải thiện cơ sở hạ tầng hỗ trợ nhƣ nhà kho, cơ sở làm lạnh, xây dựng chiến lƣợc marketing trên một số thị trƣờng lựa chọn trọng điểm.

Nhƣ vậy, để thực sự đƣa ngành hàng rau quả thành một ngành hàng sản xuất lớn và đạt kim ngạch xuất khẩu 1 tỷ USD vào năm 2010 thì chúng ta cần phải đầu tƣ nhiều hơn nữa cả về tiền của và công sức vào khoa học công nghệ, hệ thống hạ tầng phục vụ lƣu thông.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 33 - 35)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)