Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 103 - 109)

III. ẢNH HƢỞNG CỦA VIỆC BÓN PHÂN HỮU CƠ VI SINH HÀ GIANG (HCVSHG) TRÊN CÁC NỀN PHÂN KHOÁNG KHÁC NHAU TỚ

1.1.Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

1. Ảnh hƣởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng khác nhau tới sinh trƣởng của rau cải bắp

1.1.Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

khác nhautới thời gian sinh trưởng của cải bắp.

Bảng 4.13: Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới thời gian sinh trưởng của rau cải bắp.

Công thức

bón

Ngày gieo Ngày trồng

Trồng- Trải lá bàng (Ngày) Trồng- Bắt đầu cuốn (Ngày) Trồng- Thu hoạch (Ngày) Tỷ lệ so ĐC (%) 1 (ĐC) 15.10.2006 14.11.2006 28 43 84 100,0 2 15.10.2006 14.11.2006 30 46 89 106,3 3 15.10.2006 14.11.2006 27 42 83 98,8 4 15.10.2006 14.11.2006 28 43 84 100,0 5 15.10.2006 14.11.2006 29 44 86 102,0

Qua số liệu trình bày ở bảng 4.13 cho thấy:

- Các công thức bón có tác động đến thời gian sinh trƣởng của rau cải bắp ở các giai đoạn khác nhau.

- Giai đoạn trồng đến thu hoạch: công thức 3 có thời gian trồng đến thu hoạch 83 ngày ngắn nhất trong thí nghiệm, giảm 7,2% so với đối chứng.

Công thức 4 có thời gian sinh trƣởng tƣơng đƣơng với công thức đối chứng và rút ngắn thời gian so với công thức 2 (không bón phân khoáng): 5 ngày (6,3%)

1.2. Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

khác nhautới số lá của rau cải bắp

1.2.1. Ảnh hưởng đến số lá

Bảng 4.14: Ảnh hưởng của các công thức bón tới số lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng.

Công thức bón

Số lá ở các giai đoạn sau trồng (lá)

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày Lá Tỷ lệ so ĐC (%) 1 (ĐC) 4,7 6,8 9,0 11,7 15,4 19,8 100.0 2 4,5 6,6 8,7 11,2 14,7 18,6 94.0 3 4,6 7,0 9,2 12,3 15,7 21,9* 110.5 4 4,8 6,9 9,0 11,9 15,5 20,9 105.6 5 4,5 6,7 8,8 11,5 15,0 19,2 97.0 CV(%) 5,3 LSD0,05 2,0

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Số liệu tổng hợp trong bảng 4.14 cho thấy:

- Công thức 3 có tác động vƣợt trội hơn các công thức khác trong thí nghiệm về số lá của cải bắp ở các giai đoạn sau trồng. Giai đoạn 42 ngày sau trồng công thức 3 đạt đƣợc số lá vƣợt công thức đối chứng

10,5%, tƣơng đƣơng với công thức 4 và vƣợt các công thức khác từ 2,1- 3,3 lá ở mức độ tin cậy 95%.

- Công thức 4 đạt đƣợc số lá ở giai đoạn 42 ngày sau trồng tƣơng đƣơng với công thức 1, công thức 3, công thức 5 và vƣợt công thức 2 ở mức tin cậy 95%.

Đồ thị trong hình 4.11 mô tả động thái ra lá của rau cải bắp ở các công thức thí nghiệm trong vụ đông xuân 2006- 2007 cho thấy: giai đoạn sau trồng 21 ngày sinh trƣởng về số lá cải bắp trong các công thức thí nghiệm tăng nhanh, cải bắp sinh trƣởng mạnh, hoàn thiện dần tán lá ngoài và có sự tăng mạnh đột biến vào giai đoạn 35 ngày sau trồng, khi bƣớc vào thời kỳ trải lá chính của cải bắp. Trong đó, công thức 3 có ảnh hƣởng đến sinh trƣởng về số lá nhiều nhất, tiếp đến công thức 4.

0 5 10 15 20 25

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày

S

ĐC CT2 CT3 CT4 CT5

Hình 4.11: Động thái ra lá giai đoạn từ khi trồng đến 42 ngày của các công thức thí nghiệm vụ đông xuân 2006- 2007.

1.2.2. Ảnh hưởng đến chiều dài lá (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Bảng 4.15: Ảnh hưởng của các công thức thí nghiệm tới độ dài lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng.

Công thức bón

Độ dài lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng (cm)

7 ngày 14 ngày 21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày

1 (ĐC) 7,5 10,6 14,7 19,8 25,9 33,0 2 7,6 10,2 13,6 17,9 22,9 28,7 3 7,4 11,8 17,1 23,3 30,4 38,4* 4 7,5 11,1 15,5 20,5 26,3 32,7 5 7,4 10,5 14,4 19,3 25,0 31,7 CV(%) 8,6 LSD0,05 5,3

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Kết quả thu đƣợc trong bảng 4.15 cho nhận xét:

- Các công thức bón phân HCVSHG trên các nền khoáng khác nhau có tác động tích cực đến sinh trƣởng của rau của bắp, sự có mặt của phân bón HCVS đã làm lá rau cải bắp tăng nhanh về kích thƣớc. Tuy nhiên, với lƣợng khoáng bón khác nhau của công thức thí nghiệm, mà chủ yếu là sự tác động của phân đạm, đã làm cho sinh trƣởng về chiều dài lá ở các công thức có sự khác nhau vào các thời kỳ sinh trƣởng sau trồng.

- Ở thời kỳ 42 ngày sau trồng: công thức 3, với mức bón 800 HCVSHG trên nền bón 100% phân khoáng (180 kg N+ 100 kg P2O5 + 60 kg K2O) làm tăng nhanh kích thƣớc lá. Công thức này đạt đƣợc chiều dài lá vƣợt các công thức khác trong thí nghiệm từ 5,4 cm đến 9,7 cm có ý nghĩa ở độ tin cậy 95%.

Công thức 4 tƣơng đƣơng với các công thức 1, 5 và vƣợt công thức 2 ở mức có ý nghĩa.

1.3. Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

khác nhautới đường kính tán lá cải bắp

Cùng với quá trình tăng nhanh về kích thƣớc lá, tán lá phát triển nhanh và hoàn thiện dần về bộ lá ngoài. Các công thức bón lót HCVSHG đều cho sinh trƣởng giai đoạn đầu khá tốt, cây nhanh hồi phục, chóng bén rễ, màu lá xanh đậm. Giai đoạn sinh trƣởng về sau, tùy theo chế độ bón ở các công thức đã làm cho cây rau có biểu hiện phát triển bộ tán lá khác nhau.

Bảng 4.16: Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền khoáng tới đường kính tán lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng

Công thức

bón Đường kính tán lá cải bắp ở các giai đoạn sau trồng (cm)

21 ngày 28 ngày 35 ngày 42 ngày

1 (ĐC) 34,8 43,2 52,4 62,6 2 32,8 41,9 51,6 61,9 3 35,1 45,7 57,2 69,8* 4 34,9 44,3 54,4 65,4 5 33,9 43,1 52,9 63,5 CV(%) 5,9 LSD0,05 7,19

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Trong công thức 2 (Bón 800 kg HCVSHG không bón phân khoáng) do không đƣợc cung cấp bổ sung thêm dinh dƣỡng vào các giai đoạn sinh trƣởng về sau nên tán lá có biểu hiện sinh trƣởng chậm hơn so với các công thức khác. Nhìn chung, sau khi trồng đƣợc 18- 20 ngày, cây rau ở các công thức thí nghiệm bắt đầu có sự tăng nhanh sinh trƣởng về tán lá, và đƣợc thể hiện rõ rệt nhất ở giai đoạn sau khi trồng từ 42 đến 45 ngày, khi rau cải bắp bƣớc vào cuốn.

Để thấy đƣợc mức độ ảnh hƣởng của các công thức bón, chúng tôi tiến hành theo dõi sinh trƣởng về đƣờng kính tán ở các thời kỳ sau trồng, kết quả thu đƣợc ở bảng 4. 16 cho thấy:

- Giữa các công thức 1, công thức 4, công thức 5 không có sự sai khác ở mức có ý nghĩa về sinh trƣởng độ rộng tán.

- Công thức 3 tác động tích cực đến sinh trƣởng chiều rộng tán lá cải bắp, vƣợt công thức đối chứng và công thức 2 ở mức tin cậy 95%.

1.4. Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng

khác nhautới đường kính rau cải bắp phương phẩm.

Bảng 4.17: Ảnh hưởng của bón phân HCVSHG trên các nền phân khoáng tới đường kính cải bắp ở các giai đoạn sau trồng

Công thức bón

Đường kính cải bắp ở các giai đoạn sau trồng (cm)

49 ngày 56 ngày 63 ngày 70 ngày 77 ngày 84 ngày

1 (ĐC) 5,1 7,6 10,5 15,0 18,1 20,2 2 4,5 6,8 9,6 13,1 16,2 18,7 3 5,5 8,3 11,3 15,8 19,2 21,6* 4 5,2 7,7 10,7 15,3 18,5 20,8 5 4,8 7,1 10,1 14,3 17,6 20,1 CV(%) 3,4 LSD0,05 1,29 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Kết quả thu đƣợc trong bảng 4.17 cho thấy:

- Các mức bón có tác động khác nhau đến đƣờng kính cuốn của rau cải bắp ở các giai đoạn sau trồng.

- Công thức 3 vƣợt trội hơn các công thức khác trong thí nghiệm, ở tất cả các thời kỳ. Đƣờng kính cải bắp đạt đƣợc khi thu hoạch tƣơng đƣơng với công thức 4 và vƣợt hơn các công thức khác từ 1,5- 2,9 cm ở độ tin cậy 95%.

- Công thức 1, công thức 4 và công thức 5 không có sự khác biệt rõ; Các công thức này đều lớn hơn công thức 2 với độ tin cậy 95%.

2. Ảnh hƣởng của bón phân HCVSHG trên các nền khoáng khác nhau tớinăng suất của rau cải bắp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 103 - 109)