Một số thành tựu nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 35 - 42)

3. Một số nét về những thành tựu nghiên cứu rau quả

3.1. Một số thành tựu nghiên cứu

Nghiên cứu về rau quả đã thu đƣợc nhiều thành tựu lớn phục vụ nhu cầu ngày càng cao của con ngƣời. Các kết quả nghiên cứu đã làm cơ sở cho Nhà nƣớc đƣa ra các chính sách phù hợp cho phát triển ngành rau quả [3], [16], [23], [51], [56], [61], [63], [65]. Trên thế giới có nhiều các tổ chức nghiên cứu về rau quả hình thành nên mạng lƣới bao trùm toàn cầu. Ở các châu lục có các Trung tâm nghiên cứu lớn (Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển rau Châu Á . . .), ở các khu vực, các Quốc Gia có các Viện nghiên cứu rau quả, các Trƣờng Đại học nông nghiệp, Trung tâm, Trại (Khoa Nông học, Trƣờng Đại học Philippin tại Los Banos; Trƣờng Đại học Quốc gia Đài Loan; Trƣờng Đại học Quốc gia Chung Hsing; Học viện Nông nghiệp Quảng Tây . . . . ở trong nƣớc phải kể đến những đơn vị hàng đầu nhƣ các Trung tâm nghiên cứu cây ăn quả Phú Hộ, Xuân Mai, Phủ Quỳ, Trung tâm nghiên cứu rau Gia Lâm, Trại sản xuất thực nghiệm Gia Lâm (thuộc Viện nghiên cứu rau quả), Trung tâm nghiên cứu đồ hộp (thuộc Tổng công ty rau quả Việt Nam) và các trƣờng Đại học nông nghiệp I Hà Nội, trƣờng Đại học Nông nghiệp III Thái Nguyên, Trƣờng Đại học Cần Thơ; Các viện nghiên cứu: Viện cây Lƣơng thực và cây Thực phẩm, Viện Di truyền Nông nghiệp, Viện Khoa học Nông nghiệp . . . . Có thể chia các thành tựu nghiên cứu theo các lĩnh vực nhƣ: giống, kỹ thuật canh tác, kỹ thuật chế biến, bảo quản vận chuyển, tiếp thị bán hàng.

Nghiên cứu sản xuất giống

Cùng những công nghệ truyền thống trong tạo giống nhƣ lai tạo, chọn tạo, thử nghiệm các giống rau có năng suất, chất lƣợng cao chọn vùng sinh trƣởng thích ứng [57], [59], [64]. Ngày nay công nghệ sản xuất giống đã có những bƣớc tiến vĩ đại, từ bƣớc gây đột biến gen nhân tạo (tia phóng sạ vật lý, hoá chất) công nghệ giống đã ứng dụng những thành tựu của khoa học nhƣ vi ghép đỉnh sinh trƣởng, nuôi cấy mô, công nghệ sinh học (cấy gen, ghép

gen...) và công nghệ phân tử trong công tác chọn tạo giống mới. Từ tự chủ về sản xuất hạt giống, ngày nay đã có những đơn vị chuyên canh sản xuất hạt giống trên qui mô lớn theo tiêu chuẩn chất lƣợng Quốc tế (Nhật Bản, Hoa Kỳ, Trung Quốc . . .). Những thành công trong lĩnh vực giống đã cho chúng ta sự đa dạng về các loại sản phẩm rau quả trên thị trƣờng gồm các giống có năng suất cao (ở các phần sử dụng), chất lƣợng tốt, chống chịu sâu bệnh tốt, quả không hạt, rau quả trái vụ, sản phẩm đa bội nhiễm sắc thể, đơn bội, hình dáng, màu sắc bên ngoài rau quả đẹp, mùi vị thơm ngon hấp dẫn đáp ứng thị hiếu tiêu dùng . . . Thành công trong lĩnh vực này có thể thấy ở các quốc gia Hoa Kỳ, EU, Trung Quốc và Nhật Bản

Kỹ thuật canh tác

Kỹ thuật canh tác ngày càng đƣợc nghiên cứu hoàn thiện nhằm bảo vệ môi trƣờng và tạo sản phẩm có chất lƣợng tốt, không có độc tố đảm bảo vệ sinh an toàn cho ngƣời sử dụng.

Canh tác truyền thống trên đất đã đƣợc nghiên cứu hoàn thiện về nhiều mặt: Các nghiên cứu về yếu tố dinh dƣỡng hạn chế cây trồng, kỹ thuật làm đất tối thiểu, biện pháp kỹ thuật canh tác trên đất dốc, kỹ thuật thuỷ canh [47], môi trƣờng dinh dƣỡng hữu cơ cho rau, sản xuất rau quả trong nhà kính, nhà lƣới.

Bón cân đối dinh dƣỡng cho cây trồng, bón theo nhu cầu từng giai đoạn sinh trƣởng của cây trồng, sử dụng chất điều tiết sinh trƣởng cho cây trồng, bón các loại phân hữu cơ vi sinh, kỹ thuật bón phân phù hợp mỗi loại cây trồng nhƣ: phân bón dạng dung dịch tƣới nhỏ giọt, tƣới áp lực vào vùng rễ, phun vào lá; Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng.

Cơ giới hoá hiện nay trở thành phƣơng tiện cạnh tranh trong sản xuất và tiêu thụ sản phẩm, chính vì vậy các vùng chuyên canh lớn rau quả thƣờng có sự nghiên cứu đầu tƣ cho ứng dụng cơ giới hoá đồng bộ hoặc một phần. Những nƣớc sản xuất tiên tiến nhƣ Nhật, Hoa kỳ, EU, Trung Quốc có những khu sản xuất nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cơ giới hoá, tự động hoá các công đoạn sản xuất

từ các khâu làm đất, gieo trồng, tƣới nƣớc, chăm sóc và thu hoạch, chế biến. Sự cơ giới hoá này kết hợp với công nghệ sinh học đã cho các sản phẩm rau quả đạt phẩm cấp và năng suất rất cao mà sản xuất thông thƣờng không có đƣợc.

Chế biến, bảo quản

Do đặc điểm của rau quả là giá trị sử dụng tƣơi, tuy nhiên vì khoảng cách địa lý từ nơi sản xuất tới nơi tiêu thụ, nhất là xuất khẩu, rất cần phải có sự can thiệp của công nghệ bảo quản và chế biến để giữ đƣợc chất lƣợng rau quả ở mức đƣợc ngƣời tiêu dùng chấp nhận.

Công nghệ bảo quản, chế biến rau quả hiện nay đã có những thành công nhất định. Các sản phẩm rau quả từ đông bán cầu đƣợc đƣa sang Tây bán cầu mà vẫn giữ đƣợc tiêu chuẩn Quốc tế cho phép đó là nhờ các Quốc gia đã nghiên cứu ứng dụng các công nghệ tiến bộ cho quá trình bảo quản ngay từ khâu đầu tiên là thực hiện qui trình sản xuất sản phẩm, thu hoạch, xử lý, sơ chế, bao gói, bảo quản, vận chuyển, phân phối tiêu thụ. Trong đó phải nói đến thành công của các nghiên cứu công nghệ bảo quản áp dụng cho từng đối tƣợng cần bảo quản nhƣ: xử lý khử trùng, bảo quản kho lạnh, xe vận chuyển lạnh, bảo quản rau quả tƣơi bằng CO2, kỹ thuật sunfit hoá; Phủ sáp bên ngoài các sản phẩm (dƣa chuột ớt, khoang lang, dƣa bở, bí xanh, cà tím); Bảo quản bằng thông khí; làm mát bằng bay hơi nƣớc; bảo quản khoai tây giống bằng ánh sáng khuyếch tán (Trung tâm Khoai tây Quốc tế- CIP); Bảo quả bằng không khí trao đổi; Chiếu sáng ngăn ngừa nảy mầm (hành tây, tỏi và khoai tây ở 0,05- 0,15 kilogray– KGy). Bên cạnh đó công nghệ chế biến nhƣ: đồ hộp, mứt, sấy khô, nƣớc ép . . . góp phần làm phong phú các sản phẩm của mặt hàng rau quả đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng của con ngƣời.

Xử lý sau thu hoạch luôn chịu tác động rất đáng kể của các yếu tố trƣớc thu hoạch, nhất là với nhóm đối tƣợng có tính đặc thù cao nhƣ các mặt hàng rau, hoa, quả. Đây cũng chính là lợi thế rất cơ bản của mô hình nghiên cứu khép kín nhƣ Viện nghiên cứu rau quả, yếu tố rất quan trọng để công tác nghiên cứu bảo

quản chế biến gặt hái nhiều thành tựu đáng kể. Hàng loạt các qui trình lƣu giữ và sản xuất các sản phẩm rau quả hoa chế biến, phục vụ xuất khẩu và nội tiêu [37], [38], cả ở qui mô pilot và áp dụng trong nhà máy. Các thiết bị máy móc và dụng cụ cơ khí (trong đó có cả thiết bị điều khiển tự động) phục vụ cho chế biến . . . đã đƣợc nghiên cứu thành công và đƣợc ngƣời sản xuất chấp nhận, góp phần nâng cao năng suất lao động, giá trị thƣơng mại và khả năng tiêu thụ hàng hóa ở các thị trƣờng khác nhau. Đáng chú ý một số năm gần đây, các công trình khoa học đã mở thêm một hƣớng đi mới, sử dụng công nghệ enzim- một trong bốn mảng của công nghệ sinh học- vào việc nâng cao chất lƣợng các sản phẩm rau quả chế biến và đã thu đƣợc một số thành công rất có triển vọng.

Tiếp thị bán hàng

Đây là khâu rất quan trọng trong việc gắn đƣợc sản xuất với thị trƣờng tiêu thụ. Kết quả nghiên cứu thị trƣờng cho thấy có 2 phƣơng thức tiếp thị rau mang lại hiệu quả cho sản xuất là:

- Phƣơng thức tiếp thị riêng lẻ: nông dân có thể bán trực tiếp cho ngƣời mua (thị trƣờng tự do), có thể làm hợp đồng bán cho các nhà chế biến hoặc tổ chức trƣớc khi thu hoạch cây trồng (thị trƣờng đóng).

- Phƣơng thức tiếp thị theo nhóm: ngƣời sản xuất thành lập các hiệp hội để trao đổi bán sản phẩm (có thể ở 3 dạng: hiệp hội thƣơng lƣợng mua bán tự nguyện, hiệp hội thƣơng lƣợng mua bán bắt buộc, hiệp hội tiếp thị) [35].

Trong nƣớc ta, nghiên cứu thị trƣờng hình thành muộn hơn so với hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp, đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu chịu sự chi phối của nhiều yếu tố xã hội có tính biến động cao, kết quả một số nội dung nghiên cứu về kinh tế thị trƣờng rau, hoa, quả cũng đã có những đóng góp cho sự định hƣớng sản xuất cho tƣơng lai [7], [39]. Việc đánh giá ảnh hƣởng của các tác nhân sinh học và xã hội từ các mô hình nghề vƣờn khác nhau, đặc biệt là phân tích mối quan hệ biện chứng giữa các kênh tiêu thụ với hiệu quả sản xuất rau ở các vùng ven đô đã góp phần thêm cơ sở khoa học cho những giải pháp và

khuyến cáo có ý nghĩa để phát triển một nền công nghiệp rau quả bền vững [60].

Về xây dựng cơ sở vật chất, đội ngũ cán bộ và hợp tác quốc tế

Đƣợc sự quan tâm của Chính phủ hệ thống nhà làm việc, nhà xƣởng, vƣờn ƣơm, đồng ruộng, đƣờng giao thông đi lại đã và đang đƣợc hoàn chỉnh trong một không gian hài hòa, vừa phục vụ cho công tác nghiên cứu, xây dựng các mô hình mẫu vừa làm tăng vẻ đẹp và sức hấp dẫn của các cơ quan khoa học.

Đội ngũ cán bộ trƣởng thành từ thực tế sản xuất đƣợc đào tạo bài bản qua các chƣơng trình quốc gia và hợp tác quốc tế đa phƣơng và song phƣơng đã thực sự có những bƣớc phát triển vững chắc cả về số lƣợng cũng nhƣ chất lƣợng.

Theo cùng thời gian các cơ quan nghiên cứu đã thiết lập đƣợc mối quan hệ rộng rãi và vững chắc với nhiều cơ quan, tổ chức quốc tế có liên quan. Thông qua các chƣơng trình, dự án hợp tác, cơ sở vật chất và thiết bị phục vụ công tác nghiên cứu khoa học, kiến thức chuyên môn và kể cả kinh phí đƣợc cải thiện rất đáng kể [18].

3.2.. Một số kết quả nghiên cứu trên rau và ứng dụng:

Những thành công trong nghiên cứu ứng dụng đã tìm đƣợc các giải pháp khoa học công nghệ và thị trƣờng để phục vụ chƣơng trình xuất khẩu rau và hoa. Một trong những kết quả đáng kể trong công tác nghiên cứu ứng dụng đó là đề tài cấp Nhà nƣớc KC.06 giai đoạn 2001- 2005: “ứng dụng công nghệ tiên tiến trong sản xuất các sản phẩm xuất khẩu và sản phẩm chủ lực” do PGS.TS Trần Khắc Thi phó viện trƣởng Viện nghiên cứu rau quả thực hiện. Kết quả đã đƣa ra nhóm giải pháp về:

Kinh tế- Thị trường: đánh giá thị trƣờng trong và ngoài nƣớc trong giai đoạn 10 năm (1993- 2003) và dự báo thị thƣờng tƣơng lai: Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Singapore, các nƣớc ASEAN, Nhật Bản, SNG và Nga.

Giải pháp về nông học: 8 loại giống đƣợc xác định phù hợp cho chế biến và xuất khẩu là: cà chua, dƣa chuột, đậu cô ve, đậu Hà lan, ngô bao tử, ngô ngọt, hoa lay ơn và hoa cúc; Xây dựng đƣợc một số quy trình đã đƣợc đƣa vào tiêu chuẩn ngành (10TCN): quy trình trồng dƣa chuột cho chế biến

và xuất khẩu (10TCN-2003), quy trình sản xuất cà chua an toàn (10TCN 444- 2001) . . . hầu hết đang đƣợc áp dụng tại các vùng rau hoa tập trung. Các mô hình ứng dụng công nghệ tiên tiến đã kiểm chứng quy trình và cho hiệu quả thuyết phục, tăng hiệu quả kinh tế so đối chứng từ 13- 52%.

Công nghệ bảo quản, chế biến: đối với từng đối tƣợng đã xác định đƣợc biện pháp bảo quản, chế biến thích hợp đáp ứng yêu cầu của thị trƣờng [37],[41].

Nghiên cứu “Đánh giá bước đầu về hiệu quả kinh tế sản xuất rau, hoa, quả ở vùng đồng bằng sông Hồng” của ThS. Hoàng Bằng An cho kết quả:

- Đánh giá những ƣu thế của Đồng bằng sông Hồng: khí hậu, thời tiết, thời vụ, lao động, cơ sở hạ tầng có nhiều thuận lợi cho sản xuất rau hoa quả.

- Hiệu quả kinh tế sản xuất rau: Hầu hết các loại rau cải bắp, cà chua, cải củ đều có kết quả và hiệu quả cao hơn các loại cây lƣơng thực nhƣ lúa và ngô. Cây cà chua, giá trị sản xuất thu đƣợc là 76,59 triệu đồng/ha cao gấp 10,14 lần cây lúa và gấp 10,39 lần cây ngô. Cải bắp 37,27 triệu đồng/ha cao gấp 5,02 lần so với cây lúa và gấp 5,15 lần so với cây ngô, hiệu quả sử dụng lao động sản xuất rau cũng cao hơn rất nhiều so với lao động sản xuất lúa và ngô. Một ngày công lao động tham gia sản xuất cà chua tạo ra đƣợc 41,51 ngàn đồng thu nhập, trong khi của lúa là 18,07 ngàn đồng, của ngô là 16,6 ngàn đồng.

Nghiên cứu đã đi đến kết luận: Rau hoa quả là những cây có hiệu quả kinh tế cao, với các ƣu thế về tự nhiên kinh tế xã hội của vùng đồng bằng sông Hồng có thể sản xuất quanh năm với hiệu quả cao hơn một số cây trồng khác. Rau nên trồng các loại: cải bắp giống KK ở vụ sớm và vụ muộn. Cải bắp giống KX chính vụ. Cà chua VL2000, VL2200, VL2910, XH5, PT18. Cải củ giống Trung Quốc và Thái Lan. Ớt Đài Loan và một số giống ớt của Viện nghiên cứu rau quả [1].

Kết quả nghiên cứu “Điều tra một số hệ thống canh tác vùng ven đô Hà Nội” của nhóm tác giả ThS. Tô Thị Hà, TS. Nguyễn Văn Hiền đã cho kết luận: Nông nghiệp ven đô, đặc biệt là canh tác rất đa dạng với nhiều chủng loại cây trồng, đƣợc trồng rải khắc các vụ trong năm. Chi phí đầu vào vật tƣ và công lao động cho

cây lƣơng thực thấp hơn so với cây rau và cây hoa. Tuy nhiên, lợi nhhuận thu đƣợc cũng thấp hơn. Trồng hoa cho thu nhập cao hơn nhƣng đòi hỏi đầu tƣ rất lớn so với rau và lúa. Trong việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng từ lúa sang rau và hoa, cần chú ý đến nguồn vốn, phƣơng tiên vận chuyển và tiêu thụ sản phẩm [17].

Kết quả “Nghiên cứu chọn tạo một số giống rau chủ yếu” của nhóm tác giả GS.TS Trần Văn Lài, PGS.TS Trần Khắc Thi, ThS. Tô Thị Thu Hà và cộng sự qua 4 năm thực hiện đề tài (2000- 2004) đã giải quyết đƣợc một số vấn đề: thu thập và bảo quả đƣợc 856 mẫu giống rau của 5 cây rau chủ lực là cà chua, dƣa chuột, ớt, đậu rau và dƣa hấu. đây là nguồn nguyên liệu quý cho nghiên cứu cây rau. Chọn tạo và giới thiệu ra sản xuất 23 giống rau chủ lực, bao gồm 6 giống cà chua, 4 giống dƣa chuột, 4 giống ớt, 7 giống đậu rau và 2 giống dƣa hấu. 4 nhóm cây cà chua, dƣa chuột, ớt cay và dƣa hấu đƣợc chọn giống bằng ƣu thế lai và đã đạt năng suất cao hơn các giống thuần. Nghiên cứu quy trình sản xuất hạt giống, quy trình thâm canh và sản xuất các hạt giống gốc phục vụ công tác nghiên cứu tiếp theo.

Đề tài “Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật canh tác hợp lý cho vùng chuyên canh sản xuất rau an toàn” do nhóm nghiên cứu TS. Phạm Minh Cƣơng, ThS. Vũ Thị Hiển và cộng sự thực hiện năm 2001- 2004 đã cho một số kết quả:

- Tình trạng ô nhiễm sản phẩm rau ở ngoại thành Hà Nội rất cao, đặc biệt là về nitrát, thuốc bảo vệ thực vật ở Đông Anh (% ức chế ở đậu cô ve leo là 19,50 + 10,10), KLN ở Thanh Trì (tồn dƣ Pb trên rau muống lên tới 1,412 + 0,900 mg/kg).

- Nƣớc tƣới ô nhiễm thuốc BVTV, VSV là nguyên nhân gây ô nhiễm sản phẩm, nhất là các loại rau ăn lá nhƣ xà lách, hành hoa. Nồng độ ô nhiễm thuốc BVTV càng cao, tồn dƣ của chúng trong sản phẩm càng tăng (xà lách TC2 tồn dƣ thuốc BVTV là 0,417 mg/kg, CT5 lên tới 5,060 mg/kg). Tồn dƣ VSV hại cũng giảm dần theo thời gian cách ly từ 1- 4- 7- 10 ngày sau tƣới. Sau tƣới 1 ngày mật độ VSV lớn nhất (rau muống E:750, Sal: 600TB/g), thấp nhất là ở 10 ngày sau khi tƣới nhƣng đa số các mẫu tồn dƣ VSV vẫn vƣợt ngƣỡng cho phép.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 35 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(136 trang)