Ảnh hƣởng của một số phân hữu cơ vi sinh tới hiệu quả kinh tế trồng rau cải bắp

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 100 - 103)

II. ẢNH HƢỞNG CỦA MỘT SỐ LOẠI PHÂN HỮU CƠ VI SINH TỚI SINH TRƢỞNG, NĂNG SUẤT, CHẤT LƢỢNG VÀ ĐẤT TRỒNG

6.Ảnh hƣởng của một số phân hữu cơ vi sinh tới hiệu quả kinh tế trồng rau cải bắp

trồng rau cải bắp

Bảng 4.12: Ảnh hưởng của loại phân hữu cơ vi sinh tới hiệu quả kinh tế trồng rau cải bắp.

Công thức

Thu/ha Chi/ha Lãi

(Thu-chi) 1000đ Tỷ lệ so ĐC (%) 1000đ Tỷ lệ so ĐC (%) 1000đ Tỷ lệ so ĐC (%) ĐC 49.471,50 100,0 13.442,85 100,0 36.028,65 100,0 Biogro 64.678,50* 130,7 14.562,85 108,3 50.115,65* 139,1 S.Gianh 61.135,50* 123,6 14.522,85 108,0 46.612,65 129,4 HCVSHG 63.499,50* 128,4 14.492,85 107,8 49.006,65* 136,0 CV(%) 9,0 10,7 LSD0,05 10.750 10.750

Ghi chú: * : Tăng so với đối chứng ở mức tin cậy 95%

Kết quả thu đƣợc ở bảng 4.14 cho nhận xét:

- Các công thức bón phân HCVS với mức đầu tƣ tăng thêm từ 7,8- 8,3% (1,05 triệu đến 1,12 triệu đồng/ha) so đầu tƣ cho đối chứng, đã làm tăng thu nhập trên diện tích trồng cải bắp lên từ 23,6- 30,7% (11,664- 15,207 triệu đồng/ha) so với công thức đối chứng, ở mức tin cậy 95%. Đồ thị hình 4.10 so sánh về tỷ lệ đầu tƣ tăng thêm và lãi thuần thu từ các công thức thí nghiệm với đối chứng đã cho thấy rõ kết quả này.

- Các công thức bón phân HCVS làm tăng lãi trên diện tích trồng cải bắp lên từ 29,4- 39,1% so với đối chứng. Trong đó, phân bón Biogro và HCVSHG làm tăng lãi thuần lên 39,1% và 36,0% so với đối chứng ở mức có ý nghĩa.

- Với 1 ha trồng rau cải bắp, việc tăng thêm từ 1,05 triệu đến 1,12 triệu đồng đầu tƣ cho bón phân HCVS đã tăng thêm lãi từ 10,584- 14,087 triệu đồng. Trong đó bón phân Biogro và HCVSHG làm tăng lãi 14,087 và 12,978 triệu đồng/ha ở mức độ tin cậy 95%.

- Lãi thu đƣợc do đầu tƣ 1 đồng để bón phân HCVS cho rau cải bắp ở các công thức thí nghiệm là: Biogro: 12,6 lần HCVSHG: 12,4 lần S.Gianh: 9,8 lần 100 108.3 108 107.8 100 139.1 129.4 136 0 20 40 60 80 100 120 140 160 ĐC Biogro S.Gianh HCVSHG T ỷ l ệ (% )

Đầu tư Lãi thuần

Hình 4.10: Tỷ lệ đầu tư tăng thêm của các công thức bón và lãi thuần thu được so với đối chứng ở vụ đông xuân 2005- 2006.

Một số nhận xét từ thí nghiệm 1:

- Phân bón HCVS có tác dụng tích cực đến sinh trƣởng và năng suất: rút ngắn thời gian sinh trƣởng, nhanh đạt yêu cầu về chất lƣợng thƣơng phẩm,

thời gian thu hoạch tập trung gọn, bộ tán lá ở các giai đoạn sinh trƣởng nhiều và to, dày, xanh tăng cƣờng khả năng quang hợp, làm tăng chỉ tiêu cấu thành năng suất và năng suất rau cải bắp thƣơng phẩm hơn so với đối chứng.

- Hàm lƣợng NO3- trong rau cải bắp thƣơng phẩm ở các công thức thí nghiệm giảm so với đối chứng. Tuy nhiên chỉ có công thức HCHG làm giảm hàm lƣợng NO3-

ở ngƣỡng an toàn cho phép theo tiêu chuẩn qui định của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn và của WTO.

- Bón phân HCVS cho rau cải bắp cải thiện khá rõ thành phần hóa tính của đất ngay sau một vụ trồng, đây là một cơ sở của việc xây dựng nền sản xuất nông nghiệp bền vững.

- Bón phân Biogro và HCVSHG làm kéo dài thời gian bảo quản trong tự nhiên và bảo quản lạnh. Đây là kết quả có nhiều ý nghĩa trong tổ chức sản xuất và vận chuyển tiêu thụ thƣơng phẩm.

- Đầu tƣ bón phân HCVS làm tăng lãi trên đơn vị diện tích trồng rau cải bắp từ 29,4- 39,1% so với không đầu tƣ. Lợi nhuận thu đƣợc do đầu tƣ vốn vào bón phân HCVS ở mức khá cao.

- Đối với địa bàn thị xã Hà Giang sử dụng phân bón HCVSHG để bón cho rau là phù hợp vì:

+ Bón phân HCVSHG hiệu quả kinh tế thấp hơn so với Biogro 2,2%, nhƣng vẫn ở mức cho lãi cao.

+ Giảm đƣợc hàm lƣợng NO3-

trong thƣơng phẩm ở ngƣỡng an toàn cho sử dụng.

+ Phân HCVSHG là sản phẩm của địa phƣơng, nguồn nguyên liệu sản xuất từ rác thải có sẵn và phong phú, số lƣợng rác thải sẽ tăng dần trong quá trình đô thị hóa theo nhu cầu phát triển của xã hội.

+ Tuy nhiên để quản lý khai thác và sử dụng có hiệu quả nguồn phân này cần có sự phối hợp nghiên cứu thêm về các vấn đề: phân loại rác, xử lý và tái chế.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu ảnh hưởng của một số loại phân hữu cơ vi sinh tới năng suất, hàm lượng NO3- của rau cải bắp và hóa tính đất trồng rau tại thị xã Hà Giang (Trang 100 - 103)