Thời gian thu mẫu và địa điểm khảo sát

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng và phân bố họ cà phê (rubiaceae juss 1789) ở vườn quốc gia lò gò xa mát, tỉnh tây ninh (Trang 32)

L ỜI CẢM ƠN

7. Những đóng góp mới của đề tài:

2.3. Thời gian thu mẫu và địa điểm khảo sát

STT THỜI GIAN ĐỊA ĐIỂM KHẢO SÁT

1 12−15/2/2014 Vành đai Biên Giới, Cầu Thị Hằng (Lò Gò). 2 01−04/3/2014 Vành đai Biên Giới, trảng Bàu Nổ, chốt Nhà

Sàn.

3 26−29/3/2014 Vành đai Biên Giới, Cầu Khỉ, Cầu Thị Hằng, Đaha.

4 09−13/5/2014 Khu vực Cầu Ván, Trảng Tăng, Trảng Miên Thui, khu Căn Cứ Chính phủ, chốt tiểu khu 4. 5 23−27/5/2014 Chốt Nhà Sàn, trảng Tân Thanh, trảng Bàu

Nổ,Vành đai Biên Giới, khu Hành chánh.

6 26−30/6/2014 Đaha, Vành đai Biên Giới, Cầu Thị Hằng, trảng Bà Điếc.

Chương 3. KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN 3.1. Đặc điểm chung của họ Cà phê (Rubiaceae Juss.;1789)

3.1.1. Dạng sống

Các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) rất đa dạng từ cây thân thảo,dây leo, cây bụi đến các loài cây thân gỗ lớn, trong đó cây bụi là phổ biến nhất. Phần lớn các loài có kích thước từ trung bình đến nhỏ, tức là ít khi vượt quá độ cao 15m. Tuy rất đa dạng nhưng nhiều chi trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) có nhữngđặc điểm rất đặc trưnggiúpdễ dàng nhận biết trong tự nhiên: Catunaregam Adans. ex Wolf, BenkaeaAdans.,… trên thân, cành có rất nhiều gai nhọn; Uncaria Schreb. thân có các cặp móc cong mọc đối diện với lá;… Một số chi thân thảochỉ xuất hiện theo mùa như

Aphaenandra Miq., CatunaregamAdans. ex Wolf,Hedyotis L., Oldenlandia L. sinh

trưởng và phát triển mạnh vào đầu mùa mưa. Vào mùa khô, chúng sinh trưởng rất kém thậm chí không sống được nhưng nhờ có hệ thống thân rễ ngầm rộng lớn giúp chúng tồn tại qua môi trường khô hạn. Sau khi trải qua điều kiện môi trường bất lợi, những phần thân rễ còn sống sót giúp chúng tái sinh.

Catunaregam

Uncaria Neonauclea

Oldenlandia

Hình 3.3. Các dạng sống của Rubiaceae Juss.

3.1.2. Lá và lá kèm

Lá đơn, nguyên hay chia thùy, mọc đối và luôn luôn có lá kèm,lá thường xanh hoặc rụng theo mùa.

Cách mọc của lá và lá kèm cũng là đặc điểm đặc trưng để nhận biết các chi, loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae Juss.). Cách mọc của lá thường thấy trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.)là lá mọc đối diện và xếp chéo hình chữ thập, tức là 2 cặp lá cạnh nhau tạo thành một góc 90o như: BorreriaG. F. W. Mey., Hedyotis L., Ixora L.,

Mitragyna Korth., Oldenlandia L.,… thỉnh thoảng cũng có những loài, lá mọc gần như thành vòng 3 lá như Morinda officinalis How, Morinda persicaefolia Buch.-Ham.

var. oblongifolia Pit. Đặc biệt,Canthium Lamk.mép lá giún như gợn sóng dễ dàng nhận ra trong tự nhiên.

Hình 3.4. Một số dạng lá của Rubiaceae

Lá kèm rất phong phú về hình dạng, kích thước và đây cũng là đặc điểm đặc trưng của họ Cà phê (Rubiaceae Juss.). Đối với các loài thân thảo, lá kèm luôn tồn tại

Pavetta Borreria

nhưng ngược lại đối với các loài thân gỗ thì lá kèm thường to, có dạngbẹ nhưng lại rụng sớm nên hỉ có thể thấy khi cành lá còn non, đến khi trưởng thành ngay vị trí lá kèm chỉ để lại sẹo mờ. Các lá kèm dạng này được coi như cái chụp có chức năng bảo vệ đỉnh cây hay cành non nhưng khi có đỉnh chụp mới thì lá kèm này sẽ rụng đi, thường thấy ở Mitragyna Korth.. Ở Gardenia Ellis, đỉnh cây, cành non thường tiết ra giọt nhựa mùa cam bao phủ lá kèm giúp lá kèm tồn tại ở đỉnh.

Hình 3.5. Một số dạng lá kèm của Rubiaceae

3.1.3. Cụm hoa và hoa

Phần lớn hoa các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) là lưỡng tính, đôi khi đơn tính, có nhiều loài hoa rất nhỏ, thường có màu trắng hoặc màu sắc sặc sỡ thuận lợi với việc thụ phấn nhờ côn trùng. Hoa thường tập hợp thành cụm hình xim, đôi khi

Oldenlandia

Mytragyna

Canthium

Uncaria

hình đầu, đây cũng là đặc điểm khá phổ biến ở họ Cà phê (Rubiaceae Juss.). Kích thước hoa cũng rất khác nhau, chiều dài ống tràng từ dưới 1mm (ở thực vật thân thảo) đến vài cm (ở thực vật thân gỗ). Cụm hoa có hình dạng, kích thước, cũng như số lượng thay đổi từ rất nhiều hoa (Ixora L., Pavetta L.,…) đến vài hoa, đến hoa đơn độc (Catunaregam Adans. ex Wolf, Gardenia Ellis). Nhóm cây thân gỗ nhưCephalanthus

L., Mitragyna Korth.,Nauclea L.,… cụm hoa đặc biệt tạo thành hình đầu, to, cuống dài. Trong khi đó nhóm cây thân thảo, cụm hoa mọc ở nách lá, kích thước rất nhỏ, cuống ngắn hoặc không có cuống (Borreria G. F. W. Mey., Hedyotis L., Oldenlandia

L.,…).

Hoa mẫu 4 hoặc 5, đặc điểm này có thể không thay đổi giữa các loài trong cùng một chi. Ví dụ chi TarennaGaertn. hoa luôn mẫu 5, chi Ixora L.và Pavetta L. hoa luôn

là mẫu 4. Đài và tràng đều hợp, tiền khai hoa thường vặn, đôi khi van hay lợp. Trong một vài trường hợp, số thùy của tràng có thể lên tới 8-10 như Catunaregam Adans. ex

Wolf, Gardenia Ellis. Đài hoa phía dưới thường dính nhau và phíatrên chia các thùy, đôi khi các thùy gần như tiêu giảm chỉ còn đài hình ống (Gardenia Ellis) hoặc ngược lại phần hình ống kém phát triển, các thùy phát triển dài như cánh hoa (Mussaenda L.).

Tràng hoa dạng hình ống hoặc hình phễu, gồm ống tràng và các thùy. Kích thước và hình dạng ống tràng khác nhau đáng kể giữa các chi . Tràng hoa có màu sắc phổ biến là trắng, kem trắng, xanh - trắng, vàng - trắng, đặc biệt là màu hồng, đỏ (Ixora L.); hoa

màu xanh và xanh tìm ít thấy trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.). Ở một số chi, hoa có sự thay đổi màu sắc theo thời gian (GardeniaEllis lúc mới nở hoa có màu trắng hoặc kem trắng dần dần chuyển sang màu vàng, cam).

Số nhị thường bằng với số thùy tràng và nằm xen kẽ giữa các thùy, dính vào ống tràng hoặc họng tràng.

Bộ nhụy gồm hai lá noãn dính nhau thành bầu dưới, hai ô, trên mang một vòi nhụy mảnh, đầu nhụy hình đầu hay chẻ hai. Mỗi bầu nhụy chứa một đến nhiều noãn đảo hay thẳng.

Hình 3.6. Một số kiểu hoa, cụm hoa của Rubiaceae

3.1.4. Thụ phấn sinh học

Các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) hầu như chỉ thụ phấn nhờ động vật . Sự đa dạng của các kiểu hoa, kích thước và màu sắc hoa cho thấy có nhiều loài côn trùng khác nhau tham gia vào quá trình thụ phấn. Hầu hết là các loài côn trùng có kích thước từ nhỏ đến trung bình, mà có lẽ chủ yếu là thụ phấn nhờ các loài ong (vì nhiều loài có kích thước hoa tương đối nhỏ) hoặc thụ phấn nhờ bướm (chủ yếu là đối với những loài có kích thước hoa tương đối lớn, màu sắc sặc sở và có hương thơm). Đặc biệt một số chi như Pavetta L., Catunaregam Adans. ex Wolf, hoa có đặc điểm bao phấn phát triển trước những bộ phận khác, giúp hạt phấn chín sớm và bao phấn nứt ra

để phóng thích hạt phấn, hạt phấn sẽ rơi ra xung quanh. Do đó, khi hoa nở thì hạt phấn đã có sẵn trên tràng hoa, điều này cũng giúp tăng hiệu quả cho sự thụ phấn nhờ côn trùng (trong trường hợp này, hoa vẫn không có hiện tượng tự thụ phấn vì các bộ phận sinh sản của hoa chín không cùng lúc). Sau một khoảng thời gian nhất định, hoa nở ra và nhụy sẵn sàng đón nhận hạt phấn từ các loài côn trùng, giúp hạt phấn nảy mầm trên đầu nhụy. Quá trình chuyển đổi chức năng của hoa từ chức năng cung cấp hạt phấn (đực) sang chức năng thụ phấn (cái) mất một khoảng thời gian đáng kể, do đó làm giảm hiệu quả thụ phấn ở nhụy.

Một số ít loài trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) có lá bắc hay đài hoa, chúng có hình thái, màu sắc sặc sỡ như cánh hoa tạo ra hiệu ứng hình ảnh, giúp cho sự thu hút côn trùng tham gia thụ phấn cho hoa.

3.1.5. Qu

Quả đơn hoặc quả hợp, quả mọng, quả hạch hay quả nang. Quả hợp do các bầu nhụy dính với nhau và hợp nhất tạo thành dạng hình cầu(Morinda L., Nauclea L.,…). Quả thường có màu sắc nổi bật từ trắng, vàng, cam, đến xanh, xanh đen,….Sự thay đổi màu sắc theo sự phát triển của quả từ lúc mới hình thành cho đến lúc quả chín là một hiện tượng rất phổ biến ở các loài trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.). Điển hình như ở loài Psychotria rubra (Lour.) Poir., màu sắc quả chuyển từ màu xanh vàng  vàng

vàng cam  đỏ đỏ đen  đen bóng. Một số trường hợp, quả, cuống và các trục của cụm quả có màu sắc tương phản, có ý nghĩa đối với cường sự hấp dẫn các loài chim, côn trùng giúp cho việc phát tán quả (Ví dụ: Ixora chinensis Lam., Ixora coccinea L. có cuốngđỏ tươi, quả màu trắng, xanh hoặc đen). Ở các loài cây thân thảo, sự phát tán quả được thực hiện là nhờ gió, nước, do quả có cấu trúc quả nang, có cánh, kích thước nhỏ, nhẹ. Hạt thường có phôi thẳng, có nội nhũ hoặc đôi khi không có.

Hedyotis Morinda

Hình 3.7. Một số dạng quả của Rubiaceae

3.1.6. Sinh học và sinh thái

Cây ra hoa, quả theo mùa hoặc quanh năm tùy loài, tập trung chủ yếu vào mùa mưa, tái sinh bằng hạt hay rễ. Cây ưa sáng hay nửa chịu bóng, điều kiện khô ráo, ẩm vừa. Đa số loài mọc ở nhiều dạng sinh cảnh khác nhau từ rừng kín thường xanh, rừng thường xanh nửa rụng lá, rừng thưa, rừng hỗn giao đến các trảng, ven bờ nước: bàu, suối,… ở các độ cao khác nhau.

3.1.7. Phân b

Trên thế giới, họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) phân bố chủ yếu ở các vùng nhiệt đới và cận nhiệt đới. Ở Việt Nam, họ này phân bố rộng khắp từ Bắc vào Nam, từ vùng cao xuống đồng bằng, ven sông suối. Ở VQG LGXM, các loài của họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) phân bố chủ yếu phía Đông Nam như Lò Gò, Vành đai Biên Giới, Đaha và trảng Bà Điếc, nơi có địa hình tương đối bằng phẳng, độ cao tương đối thấp.

3.1.8. Công dụng

Thực vật họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) có nhiều ý nghĩa trong thực tiễn như làm thuốc chữa bệnh, lấy gỗ, làm thực phẩm, làm cảnh. Trong số 32 loài thu được ở VQG LGXM thì 24 có loài dùng làm thuốc chữa bệnh, sát trùng vết thương, 3 loài dùng lấy gỗ, 2 loài làm thực phẩm, 3 loài làm cảnh có hoa rất đẹp. Đầu mùa mưa các loài thuộc họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) cùng với các loài khác nở dọc theo các tuyến đường mòn góp phần tạo nên cảnh quan đặc sắc của VQG LGXM. Trong họ này có 1 chi (Psychotria L.) còn được sử dụng chiết xuất các chất độc dùng để sản xuất thuốc diệt chuột.

3.2. Thành phần loài của họ Cà phê (Rubiaceae Jusss.1789) ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát

Về danh pháp thì họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) phức tạp nên có nhiều định danh của một số tác giả được sửa chữa nhiều lần. Một số đặc điểm hình thái đặc trưng trong họ Cà phê (Rubiaceae Juss.) đã được mô tả, đặt tên khác nhau bởi các tác giả khác nhau. Dựa vào các tài liệu tham khảo và trang web Theplantlist. org., qua thời gian điều tra và thu mẫu ở vườn quốc gia Lò Gò – Xa Mát, tỉnh Tây Ninh, đã thu thập được 181 số hiệu mẫu thực vật họ Cà phê (Rubiaceae Juss.)đã xácđịnh được 32 loài, thuộc 18 chi. Một số loài tuy không thu được đầy đủ hoa, qua nhưng do nhiều đặc điểm sai khác và đặc trưng cho loài nên có thể định danh khá chính xác.

3.2.1. AphaenandraMiq.;1857.

Aphaenandra uniflora (Wall. ex G.Don) Bremek. - Bướm bạc một hoa

Aphaenandra uniflora (Wall. ex G.Don) Bremek., Blumea, Suppl. 1: 121

(1937).; Aphenandra uniflora (Wall. ex G.Don) Bremek. 1937, P.H.Hộ, CCVN III, tr.151, h.8302.

Tên khác: Bướm bạc cỏ

Tên đồng danh:Mussaenda uniflora Wall. [1832, nom, nud.] ex G. Don, 1834 (FGI, 3: 173; P.H.Hộ III, CCVN, tr.151, h.8302).

Mẫu nghiên cứu: gồm 5 tiêu bản có số hiệu là LX383, được thu vào tháng 5 năm 2014.

Đặc điểm: Thân cỏ, bò rồi đứng thấp, cao 10-25cm; thân có tiết diện tròn, màu xanh nhạt, có nhiều lông mảnh. Lá đơn, mọc đối, phiến xoan hay hình tim, phần gốc thuôn và hẹp dần đến cuống lá, dài 3-5cm, rộng 2-3cm, mặt trên xanh đậm và nhiều nốt sần nhỏ, mặt dưới nhạt hơn, có lông thưa ở hai mặt; mép lá nguyên. Gânlá nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 3-4 đôi. Cuống lá ngắn 0,3-0,5cm, dẹp, màu xanh, có lông. Lá kèm hình tam giác, đỉnh thuôn tròn, cao 0,2-0,3cm, có nhiều lông.

Hoa mọc đơn độc hay từng cặp, đôi khi 2 cặp ở nách lá. Hoa nhỏ, đều, lưỡng tính, mẫu 5. Lá đài 5, màu xanh, hơi dính nhau ở đáy, các thùy hình thuôn hẹp, dài 0,5- 0,8cm, có nhiều lông. Cánh hoa 5, dính nhau phía dưới tạo thành ống tràng, cao 1,5- 2,5cm, màu xanh, mặt ngoài có nhiều lông mảnh; nửa trên ở mặt trong có nhiều lông màu vàng dạng sợi dài, thò ra ngoài miệng tràng; 5 cánh hoa hình bầu dục, nhọn ở đỉnh, dài 1-1,2cm, rộng 0,2-0,3cm, màu trắng, trên mỗi cánh hoa có một gờ dọc giữa, mặt dưới và mép cánh hoa có nhiều lông mảnh, tiền khai van. Nhị 5, rời, chỉ nhị dạng sợi mảnh dài 1,5-1,8cm, đính vào ống tràng, phần đầu nhị hình mác, dài 0,3-0,4cm, màu vàng nghệ. Lá noãn 2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 1 noãn, mặt ngoài bầu nhụy có lông. Vòi nhụy 1, màu xanh nhạt, dài 0,8-1cm; đầu nhụy 2. Cả nhị và nhụy đều nằm trong ống tràng, không thò ra ngoài. Quả mọng, hình bầu dục hay hình cầu, kích thước khoảng 0,15x0,1cm, có nhiều lông trắng ở mặt ngoài, có đài còn tồn tại.

Sinh học: Cây ra hoa gần như quanh năm.

Sinh thái: Mọc hoang dại ở các vùng ẩm thấp, dọc kênh rạch, ven rừng thứ sinh.

Phân bố: Ở VQG LGXM, mọc ven đường khu vực cầu khỉ, ven đường 791 khu vực chốt Nhà sàn. Ngoài ra, loài còn có ở Lâm Đồng (Lang Hanh), Đồng Nai (Trảng Bom). Trên thế giới, còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Myanma [7][13].

Hình 3.8. Aphaenandrauniflora (Wall. ex G.Don) Bremek.

Hình 3.9. Hình thái loài Aphaenandrauniflora (Wall. ex G.Don) Bremek.

A: dạng sống ; B: cành mang hoa; C: lá; D: lá kèm; E: quả có đài còn tồn tại; F: hoa chưa nở; G: hoa cắt dọc; H: nhị ; I: nhụy và bầu nhụy.

Hình 3.10.Sinh thái và phân bố của loài Aphaenandra uniflora (Wall. ex G.Don)

Bremek.

3.2.2. BenkaraAdans.;1763.

Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale - Găng lông

Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale, Reinwardtia 12: 298 (2008).

Tên khác: Găng chụm

Tên đồng danh:Randiafasciculatavar.velutinaPierreex Pit.,Fl. Indo-Chine 3: 226;Randiafasciculatavar.velutinaPierre,1923, P.H.Hộ, CCVN III, tr.159, h.8333.

Mẫu nghiên cứu: gồm 12 tiêu bản với số hiệu là LX137, LX400, LX440 thu mẫu vào tháng 3, tháng 5 và tháng 6 năm 2014.

Đặc điểm: Tiểu mộc cao 1-5m, thân có tiết diện tròn, thân non màu xanh, đầy lông nâu, thân già màu nâu đen; có nhiều gai nhỏ, dài 1-1,5cm. Lá đơn, mọc đối, phiến lá hình xoan hay hình bầu dục, gốc tròn hay nhọn, mũi nhọn, dài 6-14cm, rộng 3-6cm, mép lá nguyên, mặt trên màu xanh đậm, mặt dưới nhạt hơn. Gân lá nổi rõ ở mặt dưới, gân bên 5-6 đôi, mặt dưới có nhiều lông nâu. Cuống lá ngắn, khoảng0,3-0,6cm, mặt trên hơi lõm, mặt dưới lồi, có lông, màu xanh. Lá kèm hìnhtam giác, mũi nhọn, cao 0,3-0,5cm.

Hoa xếp 2-3 cái thành cụm ở nách lá. Hoa đều, lưỡng tính, mẫu 5,rất thơm. Cuống hoadài 0,4-0,5cm,có lông ngắn. Lá đài 5, đều, màu xanh nhạt, dính nhau phần

dưới hợp thành ống, cao khoảng 0,15cm; phía trên chia thành 5 thùy thuôn nhọn, cao 0,3cm, có nhiều lông mảnh. Cánh hoa 5, đều, dính nhau phía dưới hợp thành ống tràng, dài 1,7cm, cánh hoa màu trắng. Lá noãn 2, bầu dưới, 2 ô, mỗi ô 2-4 noãn. Quả mọng, hình cầu, đường kính 0,5-0,7cm, màu xanh, vỏ quả có lông mềm; đỉnh quả có 5 lá đài tồn tại. Quả có 2 ô, mỗi ô 2-4 hạt.

Hình 3.11. Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale

Hìn

h 3.12. Hình thái loài Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale

A: dạng sống ; B: cành mang quả; C: lá úp; D: lá ngữa ; E: thân; F lá kèm; G: cành có gai; H: quả có đài còn tồn tại; I: quả cắt ngang; J: quả cắt dọc.

Sinh học: Cây ra hoa quả tháng 3-12.

Sinh thái: Thường gặp trong rừng rậm, ẩm thấp.

Phân bố: Ở VQG LGXM, loài này phân bố ở Đaha, Trảng Bà Điếc, Lò gò. Ngoài ra, loài còn có ở Khánh Hòa (Nha Trang, Ninh Hòa), Đồng Nai (Biên Hòa, Bảo Chánh), Bà Rịa – Vũng Tàu, Côn Sơn. Trên thế giới còn có ở Ấn Độ, Thái Lan, Lào, Campuchia, Malaysia, Inđônêsia [13].

Công dụng:Cầm máu do chứng xuất huyết trong và kinh nguyệt quá nhiều, làm dịu thần kinh, chữa co giật [5].

Hình 3.13. Sinh thái và phân bố của loài Benkara armigera (K.Schum.) Ridsdale

3.2.3. Borreria G.F.W.Mey.;1818

Borreria ocymoides (Burm.f.) DC. - Ruột gà dạng húng.

Borreria ocymoides (Burm.f.) DC., Prodr. 4: 544 (1830).

Tên đồng danh:Spermacoce ocymoides Burm. f., Fl. Indica: 34 (1768).

Mẫu nghiên cứu: gồm 8 tiêu bản có số hiệu là LX411, LX445 được thu vào

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng và phân bố họ cà phê (rubiaceae juss 1789) ở vườn quốc gia lò gò xa mát, tỉnh tây ninh (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)