Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng và phân bố họ cà phê (rubiaceae juss 1789) ở vườn quốc gia lò gò xa mát, tỉnh tây ninh (Trang 28 - 30)

L ỜI CẢM ƠN

7. Những đóng góp mới của đề tài:

2.2.2. Phương pháp nghiên cứu ngoài thực địa

Do đặc điểm sinh cảnh ở VQG Lò Gò – Xa Mát đa dạng từ vùng đất ngập nước đến các vùng cát khô, đồi gò cao và rừng ẩm nên việc chọn các tuyến thu mẫu điểm thu mẫu là rất cần thiết. Để thu mẫu một cách đầy đủ và đại diện cho vùng nghiên cứu,tuyến khảo sát phải xuyên qua các môi trường sống của thực vật. Trên các tuyến chọn ra những điểm chốt, tức là những điểm đặc trưng nhất để thu mẫu phục vụ cho nghiên cứu.

(Nguồn: VQG Lò Gò – Xa Mát)

Hình 2.2.Sơ đồ đường đi chính của các tuyến khảo sát

Ghi chú: Đường đi chính của các tuyến khảo sát

2.2.2.2. Thu và xử lý mẫu

Dụng cụ thu mẫu cần chuẩn bị: túi polyetylen đựng mẫu, kéo cắt cây, giấy báo, dây buộc, nhãn kim chỉ, bút chì 2B, sổ ghi chép, cồn, máy ảnh, kính lúp, băng dính, GPS.

Nguyên tắc thu mẫu: mẫu phải có đủ các bộ phân của cây, nhất là cành, lá, hoa đối với cây lớn và cả quả càng tốt, đối với cây thân thảo thu cả cây. Mỗi cây thu từ 3-5 mẫu (có thể thu mẫu qua các thời gian khác nhau để bổ sung cho đầy đủ hoa, quả).

Cách thu mẫu: thu tất cả các mẫu thực vật trong phạm vi nghiên cứu, mỗi loài thu 3 – 5 mẫu. khi phát hiện loài nào thì tiến hành quan sát, mô tả, chụp ảnh các bộ phận của tất cả các mẫu thu được.

Đối với cây gỗ và cây bụi: dùng kéo cắt cây cắt cành dài 30cm, có từ 5 – 7 lá, có mang hoa và quả.

Đối với cây thân thảo: lấy cả cây có rễ và hoa, nếu mẫu dài thì gấp lại hình chữ z, nếu nhiều lá thì tỉa bớt lá.

Đối với cây bì sinh ta dùng dao cắt lấy một phần cây chủ [10].

Một phần của tài liệu nghiên cứu đa dạng và phân bố họ cà phê (rubiaceae juss 1789) ở vườn quốc gia lò gò xa mát, tỉnh tây ninh (Trang 28 - 30)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(155 trang)