L ỜI CẢM ƠN
7. Những đóng góp mới của đề tài:
2.2.4. Phương pháp nghiên cứu trong phòng thí nghiệm
Sau mỗi ngày thu mẫu đeo nhãn cho mỗi mẫu cần ghi: số hiệu mẫu, địa điểm, đặc điểm quan trọng, sinh cảnh, ngày lấy mẫu, người lấy mẫu. Nhãn có thể chỉ ghi số hiệu mẫu trước, ngay khi vừa thu mẫu ngoài thực địa còn các thông tin khác sẽ ghi chép vào phiếu mô tả và bổ sung các chi tiết còn lại vào nhãn.
Sau mỗi ngày thu mẫu về sẽ được xử lý ngay: sau khi đeo nhãn, mỗi mẫu đặt gọn trong một tờ bào lớn gấp 4 với kích thước 30x40 cm, vuốt ngay ngắn và chú ý mỗi mẫu phải có lá sấp, lá ngửa để có thể quan sát dễ dàng cả hai mặt lá mà không phải lật mẫu. Đối với hoa dùng mảnh báo nhỏ để ngăn cách chúng với các hoa khác hay lá bên cạnh để phòng khi sấy dễ bị dính vào các bộ phận khác của cây. Đối với quả to cần cắt thành lát theo hai hướng: cắt dọc và cắt ngang thành từng lát để thấy quả có bao nhiêu ô và các lát cắt đó phải có nhãn riêng và mang cùng số hiệu [10].
Cứ sau 5-6 mẫu nên chèn thêm một tấm cacton để tạo thông thoáng giúp cho mẫu chóng khô và không phải thay giấy báo hằng ngày. Cứ khoảng từ 20-25 mẫu thì cho vào một cặp mắt cáo rồi buộc chặt thành bó, phơi ra nắng hoặc cho vào tủ sấy để sấy khô.
Mẫu thu được không ép kịp trong ngày thì gói vào các tờ giấy báo và đổ cồn 70o cho thấm ướt các tờ giấy báo để làm mất tác dụng của các enzim gây rụng lá và mẫu không bị khô héo, hôm sau sẽ xử lý tiếp. Hoa, quả của những mẫu giống nhau cho
vào lọ nhỏ chứa foocmon 5% có ghi số hiệu mẫu để giữ lâu, dùng cho việc phân tích cấu tạo hoa, quả.
Sau khi sấy mẫu xong, tẩm độc mẫu để chống mốc và sâu mọt bằng dung dịch có thành phần cứ 20g HgCl2 pha 1 lít cồn 60 − 70o , ngâm mẫu khoảng 5−10 phút rồi vớt ra ép lại và sấy khô.
Làm tiêu bản khô: mẫu sau khi tẩm độc và sấy khô sẽ được đính lên giấy Crôki dày và cứng kích thước 28cm x 42cm rồi dùng chỉ cùng màu khâu các bộ phận lại. Các đường chỉ ở mặt dưới dùng giấy keo dai dán kín lại để khi chồng các mẫu lên nhau các mẫu không bị vướng làm hỏng mẫu phía dưới. Dùng súng bắn nhựa để cố định hoa, quả và lá để không bị rơi. Các phần dễ rơi thì cho vào túi giấy đính cùng tiêu bản. Sau đó, dán nhãn cho tiêu bản khô theo mẫu của phòng thí nghiệm Thực vật Khoa Sinh trường Đại học Sư phạm TP. HCM.
2.2.4.2. Mô tả và xác định tên khoa học
Sau khi sấy khô chúng ta có thể xác định tên khoa học ngay trước khi chưa tẩm thuốc chống côn trùng và nấm.
Dùng phương pháp hình thái so sánh để giám định tên thực vật. Đây là phương pháp kinh điển và phổ biến nhất trong việc giám định tên thực vật từ trước đến nay. Tuy đơn giản hơn so với các phương pháp nghiên cứu khác, nhưng phương pháp hình thái so sánh thích hợp với điều kiện hiện nay của nước ta, lại dễ sử dụng, về mặt khoa học vẫn cho những kết quả đáng tin cậy. Tất cả các mẫu thu thập được giám định tên khoa học thông qua các tài liệu chuyên ngành như: Cẩm nang tra cứu và nhận biết các họ thực vật hạt kín ở Việt Nam của Nguyễn Tiến Bân (1997), Cây cỏ Việt Nam, quyển 3 của Phạm Hoàng Hộ (2000), Từ điển thực vật thông dụng của Võ Văn Chi (2003, 2004), Flora of China,Vol.19 (1999).