V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1. Kết quả về kỹ thuật: Hiện đã thu thập được 10 mẫu giống cây mạch môn trồng phân tán và mọc tự nhiên tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, đã xác định được
phân tán và mọc tự nhiên tại 2 tỉnh Phú Thọ và Yên Bái, đã xác định được 3 mẫu giống có khả năng thích nghi để trồng xen dưới tán của vườn cây ăn quả và cây công nghiệp lâu năm. 3 mẫu giống cho năng suất củ đạt được từ 13,5 đến 42,5 tấn/ha.
Đã đánh giá được ảnh hưởng của các kĩ thuật trồng và chăm sóc cây mạch môn trồng xen trong các vườn bưởi, vải và chè. Các kết quả nghiên cứu đã được sử dụng để xây dựng 02 quy trình kĩ thuật trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và vườn chè.
2. Hiệu quả kinh tế của kỹ thuật/quy trình mới so với đối chứng. Bước đầu thu hoạch thí nghiệm và đánh giá được hiệu quả của cây mạch môn trồng xen trong vườn bưởi có thể cho thu nhập từ củ, rễ đạt từ 783,004 đến 850,792 triệu đồng/ha/3 năm. Thu nhập từ quả bưởi sau 2 năm trồng đạt 8,3 triệu đồng/ ha. Vườn bưởi không trồng xen cây mạch môn chưa cho thu hoạch. Cây mạch môn trồng xen trong vườn chè sau 15 tháng có thể cho thu nhập từ củ và búp chè đạt 29,72 – 37,915 triệu đồng/ha. So với đối chứng vườn chè không trồng xen mạch môn có thu nhập âm 3,74 triệu đồng từ bán búp chè.
3. Hiệu quả về xã hội/giới : Kết quả đã có 315 lượt cán bộ khuyến nông và nông dân (trong đó có 95 phụ nữ) được tham gia các hội thảo đầu bờ và tập huấn kĩ thuật. Có 14 hộ gia đình được tham gia trực tiếp thực hiện các mô hình trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và cây công nghiệp, 22 hộ gia đình tại
145
xã Bằng Giã, xã Phú Hộ đã tự mở rộng các mô hình ra sản xuất. Tại các điểm nghiên cứu đã tạo việc làm thường xuyên cho 8-10 nông dân ( 100% là phụ nữ) tham gia các công việc trồng và chăm sóc các thí nghiệm. Trung tâm khuyến nông tỉnh Phú Thọ đã được UBND tỉnh Phú Thọ phê duyệt đề tài nghiên cứu chuyển giao các kết quả đã đạt được ra sản xuất tại địa phương trong năm 2012. Trong năm ba năm 2009-2011 đề tài đã góp phần đào tạo được 3 tiến sĩ Nông nghiệp (NCS Nguyễn Bình Nhự, đã bảo vệ cấp viện; NCS Nguyễn Thế Hinh, đang thực hiện đề tài), 1 nghiên cứu sinh có kết quả nghiên cứu liên quan đến đề tài ( NCS. Nguyễn Chí Thắng, đã bảo vệ cấp bộ môn). 3 thạc sĩ nông nghiệp Đỗ Lâm Đồng, Nguyễn Đình Trung và Hoàng Văn Nghi, đã bảo vệ luận văn) và 22 kĩ sư, cử nhân nông nghiệp đã tham gia thực hiện đề tài.
4. Hiệu quả về môi trường: Kết quả điều tra tại 2 tỉnh Phú Thọ, Yên Bái và bước đầu đánh giá từ các kết quả thí nghiệm cho thấy: Đề tài có hiệu quả rất cao về mặt môi trường. 90-95% nông dân được điều tra đã đánh giá cây mạch môn có tác dụng rất lớn trong việc bảo vệ đất, chống hạn, giữ ẩm cho đất và không cạnh tranh dinh dưỡng, ánh sáng với cây trồng chính. Trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả, trên đất dốc làm tăng hàm lượng mùn trong đất, tăng độ che phủ bề mặt đất, hạn chế cỏ dại phát triển.
Các kết quả phân tích mẫu đất và quan trắc các chỉ tiêu vật lí của đất tại điểm nghiên cứu cho thấy: Trồng xen cây mạch môn không làm giảm độ phì đất mà ngược lại ở một số mẫu đất có trồng xen cây mạch môn còn làm tăng hàm lượng mùn, đạm, lân trong đất, tăng độ xốp cho đất. Trong mùa khô, trồng xen cây mạch môn làm tăng độ ẩm đất từ 5-12%, tăng nhiệt độ đất 1-2 độ. Sau trồng một năm độ tàn che của cây mạch môn trên bề mặt đất đạt 85 -100%. Trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp lâu năm có tác dụng lớn để giảm thiểu các tác hại do biến đổi khí hậu gây nên.
5. Mức độ thích ứng đối với điều kiện biến đổi khí hậu: Cây mạch môn là cây trồng có khả năng thích ứng cao trong điều kiện biến đổi khí hậu. Cây sinh trưởng tốt trong điều kiện có che bóng. Khả năng chịu hạn, chịu nóng, chịu rét, chịu úng
146
rất tốt, cây có khả năng sinh trưởng bình thường trong điều kiện mùa khô, lạnh ở miền bắc. Kết quả quan sát tại các điểm nghiên cứu và phỏng vấn người dân cho thấy cây mạch môn có thể chịu ngập úng hoàn toàn trong thời gian 15 đến 20 ngày, không làm chết thân ngầm. Trồng thử nghiệm trong bình nước sâu 20cm thời gian 5 tháng cây không chết vẫn phát triển rễ và thân lá bình thường. Do là loại cỏ lâu năm chiều cao cây từ 30-40cm nên cây mạch môn hoàn toàn chịu gío bão tốt. Cây mạch môn có rất ít các loại sâu bệnh gây hại do vậy không cần sử dụng các loại thuốc bảo vệ thực vật.
6. Tình hình thị trường và liên kết với doanh nghiệp để tiêu thụ sản phẩm. Hiện nay sản phẩm củ và rễ của cây mạch môn được sử dụng rất nhiều trong nghành công nghiệp dược, song diện tích trồng loại cây này rất phân tán. Tuy vậy, sản phẩm đầu ra của cây mạch môn được người dân đánh giá là rất dễ tiêu thụ giá bán sản phẩm cao (25.000-27.000 đồng/kg củ tươi, 1500đ/kg rễ, 19.000- 20.000/kg rễ +củ). Theo đánh giá của người dân thu nhập từ củ và rễ mạch môn có hiệu quả rất cao, bình quân 1ha trồng cây mạch môn theo kĩ thuật mới có thể đạt từ 10 -20 tấn củ sau 3 năm trồng.
7. Các lợi ích/tác động khác: Cây mạch môn được người đân đánh giá là loại cây trồng đa mục đích, khả năng thích ứng cao, không tranh chấp đất với các loại cây trồng khác, dễ trồng, đầu tư thấp cho hiệu quả cao rất thích hợp cho các vùng đất đồi núi, khô cằn, thích hợp với người nghèo. Ngoài sản phẩm củ, lá cây mạch môn có thể được sử dụng làm thức ăn cho gia súc trong mùa khô hay phơi khô để làm vật liệu sản xuất các đồ thủ công mĩ nghệ, thân sử dụng làm giống. Nhờ các tác động giữ ẩm, giữ ấm, chống xói mòn, tăng hàm lượng mùn, tăng độ tơi xốp đất, nên trồng xen cây mạch môn trong các vườn cây ăn quả, cây công nghiệp hay cây lương thực khác là một biện pháp kĩ thuật có hiệu quả cho các quy trình sản xuất các sản phẩm nông nghiệp hữu cơ, nông nghiệp sinh thái v.v
147