V. KẾT QUẢ THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC
1.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của kĩ thuật nhân giống đến sinh trưởng và năng suất củ mạch môn.
năng suất củ mạch môn.
Cây mạch môn có thể được nhân giống bằng tách chồi, trồng đoạn thân ngầm và nhân giống bằng hạt. Tại Mĩ, Thái Lan đã áp dụng kĩ thuật nhân giống cây mạch môn bằng nuôi cấy mô. Trong giới hạn của đề tài chúng tôi đã lựa chọn hai kĩ thuật nhân giống chính để nghiên cứu là tách mầm và trồng bằng đoạn thân ngầm. Phương thức nhân giống bằng hạt đã được chúng tôi thử nghiệm trong phòng, song do cây con gieo từ hạt rất nhỏ, sinh trưởng chậm, tỷ lệ sống khi trồng ra ngoài sản xuất rất thấp nên chúng tôi không tiếp tục nghiên cứu.
- Ảnh hưởng của chiều dài hom giâm đến tỷ lệ sống của cây mạch môn
Xác định được tỷ lệ sống của cây mạch môn sẽ giúp chúng ta bước đầu xác định được khả năng thích ứng của đoạn thân ngầm, mầm đem giâm với điều kiện ngoại cảnh từ đó có thể xác định được chiều dài hom giâm thích hợp, tránh lãng phí giống. Qua theo dõi chúng tôi thấy ở các công thức thí nghiệm cắt hom đều có tỷ lệ sống giảm dần theo thời gian và sau đó dần ổn định ở các giai đoạn sau. Trong 4 công thức thì CT1 có tỷ lệ sống thấp nhất sau đó đến CT2, CT3 có tỷ lệ sống cao hơn. Công thức 4 nhân giống bằng tách các nhánh đem trồng có tỷ lệ sống đạt 100% và ổn định trong 12 tháng. Điều này cho thấy cây mạch môn
44
nhân giống bằng kĩ thuật tách mầm sẽ đảm bảo tỷ lệ sống rất cao và dễ thực hiện. Đây cũng là phương thức nhân giống chính mà người dân tại các điểm điều tra đã thực hiện.
Bảng 5: Ảnh hưởng của kĩ thuật nhân giống đến tỷ lệ sống của cây Mạch môn (%)
Thời gian sau giâm Công thức