IV. NỘI DUNG, VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3. Phương pháp nghiên cứu
3.3. Các chỉ tiêu nghiên cứu, phương pháp lấy mẫu và quan trắc các chỉ tiêu
a. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây mạch môn.
- Tỷ lệ cây sống: Theo dõi tỷ lệ cây sống sau khi trồng 30 ngày, 60 ngày, tính số cây sống/tổng số cây trồng hay số cây sống/m2, theo phương pháp lấy mẫu ngẫu nhiên
- Chiều cao tán lá: đặt tấm bìa cacton cứng kích thước 30x30cm nằm ngang trên tán lá đo chiều cao từ mặt đất đến mặt dưới của tấm bìa, mỗi ô thí nghiệm đo 10 bụi.
- Chiều rộng tán lá: Đo hai chiều vuông góc tại điểm rộng nhất của tán lá, do cây mạch môn trồng theo hàng nên chỉ đo chiều rộng nhất của tán, mỗi ô thí nghiệm đo 10 bụi.
- Chiều dài lá: Đo từ nách lá đến điểm tận cùng của lá ( nhổ và đo 30 lá/ ô) - Chiều rộng lá: Đo vị trí rộng nhất của lá (đo 30 lá/ô)
- Số nhánh/ bụi: Đếm các nhánh đã có lá thật của bụi cây, mỗi ô thí nghiệm đếm 10 bụi
- Khối lượng thân lá/ bụi: Cắt hết rễ, củ, cân toàn bộ khối lượng thân lá, mỗi ô thí nghiệm cân 10 bụi
- Số củ/bụi: Đếm toàn bộ số củ có trên một bụi, khi lấy mẫu phải lấy hết củ không bỏ sót, mỗi ô thí nghiệm đo đếm 10 bụi
35
- Tỷ lệ củ non: Đếm toàn bộ số củ non có màu trắng của toàn bụi, tính tỷ lệ củ non, mỗi ô thí nghiệm đo đếm 10 bụi
- Khối lượng củ/bụi: Cân toàn bộ khối lượng củ của 1 bụi, mỗi ô thí nghiệm lấy mẫu đo đếm 10 bụi.
- Tỷ lệ và khối lượng củ non: Cân toàn bộ củ có màu trắng, tính tỷ lệ khối lượng củ non/tổng khối lượng củ của một bụi.
- Số rễ/ bụi: Tính toàn bộ số rễ không có củ trên cây, chỉ tính các rễ cấp 1, mỗi ô thí nghiệm đo 10 bụi
- Chiều dài rễ: Đo chiều dài các rễ dài nhất trên cây, đo từ phần giáp gốc thân đến điểm tận cùng của rễ, mỗi ô thí nghiệm đo đếm 10 bụi.
- Khối lượng rễ không có củ, cân toàn bộ rễ không có củ/bụi, mỗi ô thí nghiêm đo đếm 10 bụi.
- Hình thái hoa quả và hạt: Quan sát và mô tả hoa mạch môn theo màu sắc, kích thước, chiều dài cuống hoa, số hoa, số quả, trên cành hoa, thời gian phân hoá hoa, thời gian nở hoa, thời gian nuôi quả, thời điểm quả chín, hình dạng, kích thước, cấu tạo của quả, hạt v.v
- Theo dõi diễn biến tình hình sâu bệnh hại trên cây mạch môn + Sâu hại lá, rễ, củ và thân
+ Bệnh hại lá, rễ, củ và thân
b. Các chỉ tiêu về năng suất củ mạch môn
+ Năng suất tươi: nhặt sạch củ, cân khối lượng củ tươi/bụi hay trên 1 m2, thu hoạch toàn bộ cây và tính năng suất theo diện tích ô thí nghiệm.
c. Hiệu quả kinh tế : Tính hiệu quả kinh tế trồng xen cây mạch môn trong vườn cây ăn quả và vườn chè. Tính hiệu quả kinh tế cho từng công thức hay từng mô hình thí nghiệm.
d. Các chỉ tiêu nghiên cứu về đất của các thí nghiệm trồng xen
- Đo độ ẩm đất bằng máy đo độ ẩm Takemura DM15 ở độ sâu 10 và 20cm - Đo nhiệt độ đất đo bằng máy đo Takemaru DM15 ở độ sâu 10 và 20cm. Đo nhiệt độ không khí bằng nhiệt kế thông thường.
36
- Phân tích thành phần lý tính đất trước và sau thí nghiệm, theo các phương pháp thông dụng.
- Phân tích thành phần hoá học đất trước và sau thí nghiệm theo các phương pháp thông dụng
e. Chỉ tiêu về sinh thái của cây mạch môn
- Tính độ tàn che của cây trồng chính và cây mạch môn, tính độ che phủ mặt đất của các công thức thí nghiệm bằng ô lưới 10x10cm.
- Cân khối lượng cỏ dại của các công thức thí nghiệm. Nhổ sạch cỏ, phân loại cỏ và cân khối lượng cỏ 2 tháng/lần.
f. Các chỉ tiêu sinh trưởng của cây trồng chính
+ Cây bưởi ( mỗi ô thí nghiệm cố định 1 cây để đo đếm)
- Chiều cao cây (cm) đo từ mặt đất đến đỉnh cành cao nhất của cây - Đường kính gốc (mm): đo cách mặt đất 3 cm
- Số cành cấp 1/cây: Đếm toàn bộ số cành cấp 1 trên cây - Số lá/ cây: đếm số lá trên cây ở năm thứ nhất
+ Cây chè ( mỗi ô thí nghiệm cố định 5 cây để đo đếm)
- Chiều cao cây cm: Đo từ mặt đất đến đỉnh cành cao nhất
- Chiều rộng tán. Đo hai chiều vuông góc của tán rồi tính chiều rộng trung bình của tán
- Số cành cấp 1/cây. Đếm toàn bộ số cành cấp 1 mọc từ thân chính - Số lá/cây: Đếm toàn bộ số lá/cây ở năm đầu
- Số búp/cây: Đếm toàn bộ số búp thu hái được/cây
- Khối lượng 100 (búp gam): Cân ngẫu nhiên 100 búp, 3 lần nhắc lại/ô thí nghiệm
- Năng suất búp theo các lứa hái; kg/ô/lứa