Nhận thức của chủ thể hưởng quyền

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền của người sống chung với HIVAIDS trong pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 51)

Chủ thể hưởng quyền chính là những người sống chung với HIV/AIDS, cụ thể là những người đang mang HIV trong người, bệnh nhân AIDS, những người là người thân họ hàng của họ, những người có hành vi nguy cơ cao nhiễm HIV. Đây là những người vì những vấn đề liên quan tới HIV mà bị hạn chế hoặc không được hưởng những quyền cơ bản như những người bình thường.

Có thể thấy trong thời gian gần đây có rất nhiều biến chuyển tích cực trong công tác phòng chống HIV/AIDS. Điều này đã khiến cho nhận thức của người sống chung với HIV/AIDS được nâng cao. Đặc biệt là những kiến thức liên quan tới HIV/AIDS. Cùng với sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, truyền thông,

người sống chung với HIV/AIDS có nhiều cơ hội tiếp cận với kiến thức về HIV/AIDS, qua đó có nhận thức đúng đắn hơn về căn bệnh này. Nếu trước kia họ cho rằng “AIDS có nghĩa là hết”, bị nhiễm HIV sẽ không còn cách nào để hòa nhập bình thường với cuộc sống, không thê đứng dậy làm lại, nguy hiểm hơn là không có bất kỳ phương pháp nào để duy trì sự sống. Cùng với đó là tâm lý hoang mang sợ sự xa lánh, kỳ thị của xã hội. Nhưng ngày nay, khi nhận thức đúng đắn hơn về HIV/AIDS, những người sống chung với HIV/AIDS hiểu được rằng căn bệnh này không đáng sợ tới thế. Mặc dù chưa có một phương pháp nào có thể chữa khỏi hoàn toàn nhưng vẫn có những biện pháp hỗ trợ nhằm kéo dài sự sống mà cơ thể vẫn khỏe mạnh, vẫn lao động bình thường. Bên cạnh đó còn có sự hỗ trợ tích cực của Nhà nước và cộng đồng. Ví dụ như mô hình “Tủ sách cộng đồng về dân số” được xây dựng ở nhiều xã phường tại tỉnh Phú Yên [45] đã tạo một môi trường thuận lợi để tất cả mọi người có thể tiếp cận kiến thức về dân số nói chung về HIV/AIDS nói riêng. Hay như mô hình “Câu lạc bộ Đồng cảm” ở huyện Ba Vì – Hà Nội [46] giúp những người nhiễm HIV xích lại gần nhau hơn, cùng trao đổi học tập, lao động. Những mô hình kể trên đã góp phần rất lớn trong việc nâng cao nhận thức của những người sống chung với HIV/AIDS về căn bệnh thế kỷ này. Đồng thời giúp họ tự tin hơn để hòa nhập với xã hội.

Mặc dù những kiến thức về HIV/AIDS được cải thiện một cách đáng kể trong thời gian qua, nhưng nhận thức về quyền con người nói chung và quyền của những người sống chung với HIV/AIDS nói riêng còn rất hạn chế. Người sống chung với HIV/AIDS hầu hết không biết mình có những quyền gì được pháp luật bảo vệ, cơ chế nào được áp dụng khi những quyền đó bị xâm hại. Đại đa số họ vẫn đặt mình trong một ốc đảo an toàn, chỉ những người thật sự tin cẩn mới biết được tình trạng của họ. Không dám công khai tình trạng bệnh đồng thời sẽ cam chịu khi có chủ thể nào đó vi phạm quyền của mình. Họ cho rằng việc họ được chăm sóc sức khỏe, được hỗ trợ y tế, được tuyên truyền giáo dục về HIV/AIDS và những vấn đề liên quan là do họ đang được hưởng sự viện trợ nhân đạo từ phía các tổ chức từ thiện. Chính thực tế này là một trở ngại lớn trong công tác đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS.

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền của người sống chung với HIVAIDS trong pháp luật Việt Nam (Trang 49 - 51)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(112 trang)