Nhận thức của chủ thể thứ ba

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền của người sống chung với HIVAIDS trong pháp luật Việt Nam (Trang 52 - 54)

Chủ thể thứ ba trong quan hệ pháp luật quyền con người kể đến ở đây đó là những tổ chức, cá nhân có nghĩa vụ bảo vệ và thúc đẩy quyền của những người sống chung với HIV/AIDS trong bối cảnh hiện nay. Chủ thể này bao gồm các tổ chức chính trị xã hội, các tổ chức phi chính phủ, xã hội dân sự... Mỗi chủ thể đóng một vai trò quan trọng khác nhau trong việc đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Chính vì thế nhận thức của chủ thể thứ ba về vấn đề này rất quan trọng.

Các tổ chức chính trị đóng vai trò nòng cốt trong việc định hướng xã hội và cộng đồng nhận thức đúng đắn về HIV/AIDS và quyền con người. Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Hội Liên Hiệp phụ nữ, Đoàn Thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh và

các đoàn thể khác đã có rất nhiều những hoạt động thiết thực đi tới mọi miền ngóc ngách để tuyên truyền vận động về thay đổi hành vi và thay đổi quan điểm, thái độ của cộng đồng đối với người sống chung với HIV/AIDS, giáo dục nhằm tăng cường nhận thức cho xã hội về căn bệnh thế kỷ này. Chính nhận thức sâu rộng cũng như mục tiêu hành động vì khối đại đoàn kết toàn dân đã là cơ sở, động lực để các tổ chức chính trị hoạt động không ngừng nghỉ, có những sáng kiến khá táo bạo và thiết thực nhằm thúc đẩy việc đảm bảo quyền con người nói chung, quyền của người sống chung với HIV/AIDS nói riêng.

Các tổ chức phi chính phủ cũng là một nhân tố không thể thiếu trong sứ mệnh thúc đẩy và bảo vệ quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Với sự tham gia của rất nhiều các NGOs cả trong nước và quốc tế hoạt động trong lĩnh vực nhân quyền và HIV/AIDS, việc đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS ở nước ta trong giai đoạn hiện nay được cải thiện đáng kể. Các tổ chức NGOs hỗ trợ từ trang thiết bị, cơ sở vật chất, nhân lực, phương pháp tới tuyên truyền nhằm bảo vệ đến mức tối đa quyền con người của những người sống chung với HIV/AIDS. Ngoài ra đây còn là chủ thể có tác động mạnh mẽ tới nhận thức, đường lối chính sách của Nhà nước về công tác phòng chống HIV/AIDS và quyền con người.

Xã hội dân sự là chủ thể quyết định việc thực thi pháp luật về quyền của người sống chung với HIV/AIDS. Tuy vậy quan niệm của xã hội cũ khi mà HIV/AIDS mới bùng phát lại cho rằng quyền của người sống chung với HIV/AIDS dường như đi ngược lại với lợi ích của đại đa số cộng đồng. Bởi họ cho rằng HIV/AIDS rất dễ lây truyền, nếu để người bệnh bình đẳng với mọi người và sống hòa nhập với cộng đồng thì nguy cơ lây lan cho những người xung quanh rất lớn. Chính nỗi sợ hãi với đại dịch HIV/AIDS đã khiến cho nhận thức cộng đồng hoàn toàn sai lệch. Theo thời gian nhận thức của cộng đồng về quyền của người sống chung với HIV/AIDS có những biến chuyển tích cực. Do tác động mạnh mẽ của truyền thông và giáo dục, cộng đồng đã có cái nhìn đúng đắn hơn về căn bệnh thế kỷ này, thay đổi thái độ và không còn kỳ thị xa lánh đối với người bệnh. Những diễn đàn về HIV/AIDS được mở ra ngày càng nhiều là nơi trao đổi thông tin, tuyên

truyền, giáo dục, là nơi để người bệnh có thể chia sẻ giãi bày... đồng thời có khá nhiều nhóm xã hội tự đứng lên chung tay xây dựng một môi trường tốt đẹp hơn cho người sống chung với HIV/AIDS hòa nhập với cộng đồng, được chăm sóc điều trị tốt và có một cuộc sống có ý nghĩa. Tuy nhiên việc nhìn nhận quyền của người sống chung với HIV/AIDS là một nội dung luật nhân quyền ghi nhận chưa trở thành thường lệ trong tư duy của đại đa số người dân. Họ chưa nhận thấy rằng việc đảm bảo bình đẳng cho những người sống chung với HIV/AIDS là nghĩa vụ và trách nhiệm của bất cứ cá thể nào trong xã hội này. Chính điều này cũng gây cản trở không nhỏ tới công tác đảm bảo quyền của người sống chung với HIV/AIDS.

Nhìn chung người sống chung với HIV/AIDS ngày càng nhận được sự quan tâm nhiều hơn từ phía Nhà nước và xã hội. Đồng thời quyền của nhóm này ngày càng được tôn trọng hơn. Tuy nhiên sự thay đổi trong nhận thức của các chủ thể có nghĩa vụ tôn trọng và thúc đẩy quyền của người sống chung với HIV/AIDS là chưa đủ, công tác đảm bảo quyền muốn đạt hiệu quả cần đi từ nhận thức tới hành động thực

Một phần của tài liệu Đảm bảo quyền của người sống chung với HIVAIDS trong pháp luật Việt Nam (Trang 52 - 54)