Các sơng ở vùng bờ Tây vịnh Bắc Bộ có thể chia thành 4 lƣu vực sơng chính: các sơng nhỏ vùng Đông Bắc, hệ thống sông Hồng và sông Thái Bình, hệ thống sơng Mã – sơng Cả và hệ thống sơng Gianh – Hƣơng. Trung bình hàng năm các hệ thống sông này đổ vào vịnh khoảng 179km3
nƣớc và 125.88 triệu tấn bùn cát lơ lửng [3].
Đặc điểm hải văn ven bờ Tây vịnh Bắc Bộ khá phức tạp. Chế độ thủy triều từ nhật triều đều tới nhật triều không đều và bán nhật triều không đều. Độ lớn triều gồm cả thủy triều lớn (3.5 – 4.5m), thủy triều vừa (2 – 3.5m) và thủy triều nhỏ (dƣới 2m). Chế độ sóng phụ thuộc vào chế độ gió. Vào mùa đơng, sóng có hƣớng thịnh hành là Đơng Bắc – Đơng, độ cao trung bình khoảng 0.7 – 1.0m, cao nhất khoảng 2.3 – 2.8m, cá biệt tới 3.0 – 4.0m. Vào mùa hè, hƣớng sóng thịnh hành là Đơng Nam – Nam, độ cao trung bình 0.7 – 0.9m, cao nhất khoảng 3.5 – 4.5m. Trong bão, độ cao cực đại của sóng tới 5,0 – 6,0m.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu - ĐHTN http://www.lrc-tnu.edu.vn/ 30
Nhiệt độ nƣớc biển vịnh Bắc Bộ biến đổi theo mùa rõ rệt. Vào mùa đông (tháng 11 đến tháng 3) nhiệt độ nƣớc biển giảm dần từ nam lên bắc, dao động trong khoảng 16 – 24oC ở tầng mặt và 16 - 24oC ở tầng đáy. Nhiệt độ thấp nhất có thể tới 12 – 15oC. Vào mùa hè (tháng 5 – tháng 9), gió mùa tây nam thịnh hành làm thay đổi toàn bộ hệ thống dịng chảy cùng sự đốt nóng của mặt trời, phân bố nhiệt có xu hƣớng giảm ngƣợc lại, giảm dần từ bắc xuống nam và từ bờ ra khơi. Dao động nhiệt độ trong khoảng 28 – 31oC [2].
Độ mặn trung bình từ 20 – 31%o có sự biến động theo mùa và theo vùng. Ở vùng ven bờ Hải Phòng độ mặn giao động trong khoảng từ 20 – 32%o, từ Nghệ An tới Thừa Thiên Huế, từ tháng 1 tới tháng 7, độ mặn trung bình là 28 – 30%o, từ tháng 8 tới tháng 12 là 24 – 27%o [2].
Ở khu vực ven bờ phía tây vịnh bắc bộ trị số pH vào mùa đông và mùa xuân là ổn định và tƣơng đối thấp (pH<8,25), vào mùa hè có trị số cao nhất (pH- 8,34). Trị số pH ở tầng đáy cao hơn tầng mặt [2].
CHƢƠNG 2