Nghĩa vụ gắn với giao dịch A Giao dịch xác lập trước khi kết hôn

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 pptx (Trang 37 - 38)

A. Giao dịch xác lập trước khi kết hôn

Thực hiện nghĩa vụ. Các nghĩa vụ phát sinh từ một giao dịch được xác lập trước khi kết hôn là nghĩa vụ riêng của người xác lập, trừ nghĩa vụ trả tiền thuê nhà ở. Trong trường hợp người có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vu, thì người có quyền chỉ có thể yêu cầu kê biên các tài sản riêng của người này. Cũng giống như nghĩa vụ gắn liền với các tài sản nhận được do thừa kế hoặc tặng cho, nghĩa vụ xác lập trước khi kết hôn là nghĩa vụ riêng đích thực; bởi vậy, các chủ nợ riêng loại này cũng có chung thân phận với các chủ nợ di sản, chủ nợ gắn liền với tài sản được tặng cho, được di tặng. Và ta lại đứng trước một nhận xét so sánh gây tranh cãi: trước khi người có nghĩa vụ kết hôn, các chủ nợ có quyền kê biên thu nhập và hoa lợi, lợi tức của người có nghĩa vụ; sau khi người có nghĩa vụ kết hôn, các tài sản này trở thành của chung và không còn nằm trong khối tài sản có thể được kê biên. Có vẻ như thực tiễn lại có xu hướng đi 42 Nhắc lại rằng việc sửa chữa định kỳ mang tính chất bảo trì và việc khắc phục sự cố với chi phí nhỏ cũng được

đồng hoá với việc bảo quản. Còn việc sửa chữa lớn định kỳ và khắc phục sự cố nghiêm trọng có tính chất của một vụđầu tư nhằm tạo ra tài sản mới.

ngược lại so với chủ trương vừa nêu, nghĩa là thực tiễn thừa nhận phạm vi khối tài sản bảo đảm thực hiện nghĩa vụ không thay đổi do việc kết hôn của người có nghĩa vụ. Hẳn cần phải chi tiết hoá luật viết ởđiểm này, để thực tiễn và luật có được sự hoà hợp.

Trong luật của Pháp các nghĩa vụ được xác lập trước khi kết hôn được bảo đảm thực hiện giống như các nghĩa vụ gắn với tài sản được thừa kế riêng hoặc được cho riêng (BLDS Pháp Điều 1410) .

Đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ. Thông thường, khối tài sản được hưởng lợi do giao dịch được xác lập trước khi kết hôn là khối tài sản riêng. Bởi vậy, sẽ hợp lý việc chỉ định khối tài sản riêng là người duy nhất có trách nhiệm đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ. Cần lưu ý rằng trong trường hợp lợi ích được thể hiện thành một tài sản không tiêu hao, thì, để áp dụng giải pháp nêu trên, chỉ cần tài sản gốc thuộc khối tài sản riêng: hoa lợi, lợi tức của tài sản riêng, theo luật, rơi vào khối tài sản chung. Cá biệt, nếu giao dịch được xác lập trước khi kết hôn nhưng khối tài sản chung lại thụ hưởng lợi ích một cách trọn vẹn (nghĩa là hưởng cả tài sản gốc), thì chính khối tài sản chung phải chịu trách nhiệm đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ.

B. Giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân

Thực hiện nghĩa vụ. Các giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân rất đa dạng. Trên đây, ta đã nói về các giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân trong những trường hợp đặc thù. Những giao dịch khác, có lẽ, chịu sự chi phối của luật chung về bảo đảm thực hiện nghĩa vụ: giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập được bảo đảm thực hiện bằng tài sản riêng; giao dịch do vợ và chồng xác lập được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung và tài sản riêng. Có trường hợp giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập có sựđồng ý nhưng không có sự tham gia của người còn lại43; khi đó, nên thừa nhận rằng nghĩa vụ được bảo đảm thực hiện bằng tài sản riêng của người giao kết và tài sản chung của vợ chồng, nhưng không thể bằng tài sản riêng của người còn lại. Cũng được bảo đảm bằng tài sản chung, giao dịch do vợ hoặc chồng xác lập không được sự đồng ý (thậm chí còn chịu sự phản đối) của chồng hoặc vợ, nhưng khối tài sản chung lại thụ hưởng lợi ích. Ví dụ điển hình của giao dịch loại này là hợp đồng mua một tài sản nào đó trong thời kỳ hôn nhân: tài sản được mua rơi vào khối tài sản chung; do đó, khối này phải cùng với khối tài sản riêng của người mua bảo đảm cho việc thực hiện nghĩa vụ trả tiền.

Đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ. Một cách hợp lý, việc xác định khối tài sản nào phải chịu trách nhiệm sau cùng đối với việc thực hiện một nghĩa vụ phát sinh từ một giao dịch xác lập trong thời kỳ hôn nhân cũng phải dựa vào kết quả xác định khối tài sản thụ hưởng lợi ích từ giao dịch đó. Nếu giao dịch mang lại lợi ích cho khối tài sản riêng, thì khối tài sản riêng phải đóng góp vào việc thực hiện nghĩa vụ; nếu giao 43 Ví dụ, chồng, là một doanh nhân, đứng ra bảo lãnh cho một doanh nhân bạn; vợ không phản đối (đồng ý mặc nhiên) nhưng không cùng đứng ra bảo lãnh.

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 pptx (Trang 37 - 38)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)