Nguyên tắc thứ ba: phân biệt tài sản nợ ở góc độ quan hệđối ngoại và góc độ quan hệđối nộ

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 pptx (Trang 28 - 29)

Nghĩa vụ tương đối và nghĩa vụ tuyệt đối. Giả sử ta đã xác định được các nghĩa vụ do một người xác lập, nhưng lại mang tính chất chung và, cũng như các nghĩa vụ do vợ chồng cùng xác lập, có thể được bảo đảm thanh toán bằng tài sản chung cùng với tài sản riêng của người mắc nợ. Cũng có trường hợp nghĩa vụ do vợ và chồng cùng xác lập, nhưng lợi ích mang lại chỉ là lợi ích riêng của một người. Và có trường hợp nghĩa vụ do một người xác lập nhằm đem lại lợi ích riêng về tài sản cho người kia. Điều chắc chắn: người có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của mình; người không có nghĩa vụ, một khi tự nguyện thực hiện nghĩa vụ vì lợi ích của người khác, cũng phải thực hiện nghĩa vụ bằng tài sản của mình. Nhưng khối tài sản được hưởng lợi ích từ việc thực hiện nghĩa vụ đó mới chính là người phải nhận lấy trách nhiệm tối hậu đối với việc thực hiện nghĩa vụ đó. Nếu việc thực hiện nghĩa vụ mang lại lợi ích cho khối tài sản chung của vợ chồng, mà khối tài sản riêng lại thanh toán cho người có quyền, thì khối tài sản chung phải bù đắp tổn thất cho khối tài sản riêng.

Quy tắc trên đây chỉ là sự vận dụng quy tắc chủ yếu của chếđịnh “được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật” vào quan hệ tài sản giữa vợ và chồng: nếu không có sự thanh toán qua lại giữa các khối tài sản, thì sẽ có những khối tài sản được hưởng lợi và những khối tài sản chịu thiệt hại, một cách vô lý. Tất nhiên, không ai cấm các đương sự thoả thuận khác đi về việc chỉ định khối tài sản phải gánh chịu trách nhiệm sau cùng đối với việc thực hiện một nghĩa vụ tài sản nào đó. Tuy nhiên, nếu không có một thoả thuận như thế, thì các quy tắc thuộc chế định “được lợi về tài sản mà không có căn cứ pháp luật” sẽđược áp dụng.

Chủ nợ không biết và không cần biết khối tài sản nào được lợi do việc thực hiện nghĩa vụ; trong khi vợ và chồng lại biết. Bởi vậy, cần phân biệt nghĩa vụ trong quan hệ giữa người có nghĩa vụ và người có quyền (gọi là quan hệ đối ngoại hoặc nghĩa vụ tương đối) với nghĩa vụ trong quan hệ nội bộ của vợ và chồng (gọi là quan hệđối nội hoặc nghĩa vụ tuyệt đối). Nghĩa vụ tương đối là nghĩa vụđược xem xét ở góc độ “thực hiện”: người có quyền yêu cầu (chủ nợ) phải nói chuyện với vợ hay chồng hay với cả hai và có quyền yêu cầu kê biên những tài sản nào ? Nghĩa vụ tuyệt đối là nghĩa vụ được xem xét về phương diện “đóng góp”: khối tài sản nào trong ba khối tài sản của gia đình phải gánh chịu nghĩa vụ một cách dứt khoát ?

Một phần của tài liệu Giáo trình Luật hôn nhân & gia đình- Tập 2 pptx (Trang 28 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(93 trang)