Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng muối NaCl

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 54 - 56)

2. Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng hóa chất

2.1.Kết quả điều trị thử nghiệm ngoại ký sinh trùng bằng muối NaCl

Dung dịch NaCl có tác dụng diệt khuẩn vì nó tạo tạo áp suất thẩm thấu và làm biến tính protein tế bào vi sinh vật, gây nên các tổn thương, làm tăng nhanh quá trình hô hấp và mất nước. NaCl là loại hóa chất rẻ tiền, dễ mua, và nó được dùng nhiều trong sát trùng vết thương hoặc trị các bệnh ngoài da ở người và động vật trên cạn, trị các bệnh do ký sinh trùng trên động vật thủy sản ở nước ngọt. Vì vậy chúng tôi quyết định thử nghiệm NaCl trị ngoại ký sinh trùng trên cá Chépnhằm tìm ra nồng độ an toàn và hiệu quả.

Trong thí nghiệm này chúng tôi áp dụng cả hai phương pháp ngâm và tắm, mỗi phương pháp thử nghiệm với 3 nồng độ khác nhau. Phương pháp tắm với 3 nồng độ 2%, 3%, 4%, sau 5-10 phút, cho cá vào nước sạch. Phương pháp ngâm với 3 nồng độ 0,2%, 0,3%, 0,4%, sau 20 - 24 giờ vớt cá ra nước sạch. Sau đó, chúng tôi tiến hành kiểm tra da và mang cá để đánh giá hiệu quả của việc xử lý bằng NaCl. Thí nghiệm được lặp lại 3 lần, kết quả được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4: Kết quả trị bệnh ngoại ký sinh trùng bằng NaCl

Qua bảng 4.4 cho thấy đối với trùng bánh xe Trichodina nobilis ở phương pháp tắm NaCl, trong 3 lần tiến hành làm thí nghiệm, việc sử dụng NaCl có hiệu quả cao ở cả 3 nồng độ: 2%, 3%, 4%. Khi kiểm tra tổng số 270 mẫu cá bệnh đã qua xử lý tắm NaCl của 3 lần thí nghiệm chúng tôi thấy ở nồng độ 3% và 4% tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe là 0%, còn ở 2% thì tỷ lệ nhiễm trung bình là 3,33%, cường độ nhiễm 1-2 trùng/1 mẫu, lô đối chứng tỷ lệ nhiễm là 100%. Trong quá trình tắm, cá bơi chậm chạp, còn hay nổi đầu mặc dù đã có sục khí liên tục, cá mất nhớt, mất màu bình thường. Ở nồng độ 4%, tắm trong thời gian 2-4 phút, sau đó cá có hiện tượng nổ mắt và chết, ở 2% cá

Đợt thí nghi ệm Tên ký sinh trùng Tỉ lệ nhiễm bệnh (%) Tỷ lệ nhiễm bệnh (%) Phương pháp tắm 4% 3% 2% Đối chứng Phương pháp ngâm 0,4% 0,3% 0,2% Đối chứng 1 Trichodina nobilis 0 0 3,33 100 0 3,33 20 100 Centrocestus formosanus 50 53,33 56,67 56,67 53,33 66,67 63,33 70 Dactylogyrus 33,33 43,33 46,67 50 30 36,67 40 46,67 2 Trichodina nobilis 0 0 6,67 100 0 6,67 20 100 Centrocestus formosanus 66,67 80 76,67 86,67 73,33 66,67 86,67 80 Dactylogyrus 40 53,33 60 70 53,33 56,67 66,67 66,67 3 Trichodina nobilis 0 0 0 100 0 3,33 16 100 Centrocestus formosanus 66,67 73,33 80 83,33 66,67 66,67 80 76,67 Dactylogyrus 36,67 43,33 53,33 60 46,67 53,33 53,33 60

hoạt động bình thường.

Nguyên nhân do môi trường nước có nồng độ NaCl cao, lúc đó môi trường nước là môi trường ưu trương so với môi trường bên trong cơ thể cá và bên trong cơ thể trùng bánh xe. Sự chênh lệch nồng độ giữa hai môi trường làm rối loạn áp suất thẩm thấu, dẫn đến cá và trùng bánh xe bị mất nước. Da cá sẽ bị mất nhớt. Trùng bánh xe bị chết hoặc nhả ký chủ ra.

Đối với phương tắm, ở cả 3 lần tiến hành làm thí nghiệm, việc sử dụng NaCl có hiệu quả khá cao. Trong tổng số 270 mẫu cá kiểm tra, có 90 mẫu cá bệnh đã qua xử lý của 3 lần thí nghiệm ở nồng độ 0,4% thì tỷ lệ nhiễm là 0%. Còn ở 0,3% thì tỷ lệ nhiễm trung bình 6,67%, cường độ nhiễm 1- 6 trùng/1 mẫu. Ở nồng độ 0,2% tỷ lệ nhiễm trung bình 18,67%, cường độ nhiễm 1- 9 trùng/1 mẫu. Lô đối chứng tỷ lệ nhiễm là 100%, cường độ nhiễm 90-115 trùng/ 1 mẫu. Trong quá trình ngâm, có sục khí liên tục, cá vẫn bơi lội bình thường, không bị mất nhớt.

Lúc này nồng độ giữa hai môi trường chênh lệch nhau không lớn nên cá không bị mất nhớt, cá khỏe mạnh. Tuy nhiên, sự chênh lệch này làm rối loạn áp suất thẩm thấu của trùng bánh xe làm cho trùng chết hoặc nhả ra khỏi cá.

Đối với ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus formosanus và sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrus, cả 2 phương pháp ngâm và tắm NaCl đều không có hiệu quả. Kiểm tra tổng số 540 mẫu cá bệnh đã qua xử lý, tỷ lệ nhiễm 2 loài ký sinh trùng trên vẫn cao, thậm chí không thuyên giảm kể cả ở nồng độ cao nhất là 4%.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 54 - 56)