Loài Trichodina nobilis Chen, 1963

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 47 - 49)

1. Thành phần giống, loài và CĐN, TLN ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép giai đoạn

1.1.Loài Trichodina nobilis Chen, 1963

Hình 3: Trichodina nobilis

tại Bắc Ninh

Hình 4: Trichodina nobilis

Theo Bùi Quang Tề

• Vị trí phân loại

Phân lớp: Peritrichia Stein, 1859 Bộ: Mobilina Kahl, 1933

Họ: Trichodinidae Clau, 1874

Giống: Trichodina Ehrenberg, 1830

Loài: Trichodina nobilis Chen, 1963

• Vật chủ: Cá Chép

• Nơi ký sinh: Da, mang

• Nơi tìm thấy: Hà Nội, Bắc Ninh

• Hình thái: Đường kính thân 70,0 – 80,0µ, vòng đĩa bám 68,0 – 78,0µ, vòng móc bám 60,8 – 64,6µ. Số lượng móc trong vòng móc bám 22 – 26. Chiều dài nhánh ngoài của móc 9,5µ, nhánh trong 13,3µ. Số lượng sọc giữa hai nhánh ngoài của móc là 12.

Bảng 4.1: Kết quả kiểm tra CĐN, TLN trùng bánh xe Trichodina nobilis trên cá Chép bệnh

*Ghi chú: CĐN rất cao: > 20 trùng/mẫu

CĐN cao: 10 – 20 trùng/mẫu

CĐN trung bình: 5 – 10 trùng/ mẫu CĐN thấp: < 5 trùng/mẫu

Chúng tôi tiến hành kiểm tra 8 lần, mỗi lần 30 mẫu với 240 mẫu cá bị nhiễm trùng bánh xe. Kết quả kiểm tra CĐN, TLN được thể hiện ở bảng 4.1 cho thấy tỷ lệ nhiễm trùng bánh xe Trichodina nobilis rất cao, chiếm 100%. Cường độ nhiễm cao, trung bình dao động từ 22,87 trùng/1cá đến 99,36 trùng/1cá. Số lượng cá bị nhiễm với cường độ rất cao chiếm tỷ lệ lớn 216 mẫu / 240 mẫu kiểm tra, số lượng cá bị nhiễm với cường độ thấp chiếm 3 mẫu / 240 mẫu kiểm tra.

Trong quá trình thực tập, chúng tôi nhận thấy cường độ nhiễm của trùng bánh xe tăng lên theo thời gian sinh trưởng của cá. Tuy nhiên đến giai đoạn cá giống, cường độ nhiễm vẫn cao nhưng có xu hướng giảm. Nước dùng cho ương cá bột là nước giếng khoan tương đối sạch, nên hầu như cá bột không có trùng bánh xe. Vì vậy thời gian đầu ương nuôi, cá có cường độ nhiễm trùng bánh xe thấp. Khi hết giai đoạn cá bột chuyển lên giai đoạn cá

Ngày kiểm tra Số lượng mẫu (con) CĐN (X± SE) (trùng/1cá) Rất cao (con) Cao (con) Trung Bình (con) Thấp (con) TLN (%) 27/2/2010 30 22,87±5,37 13 8 6 3 100 6/3/2010 30 45,16±6,89 28 2 0 0 100 13/3/2010 30 74,47±8,62 24 0 0 0 100 20/3/2010 30 94,56±4,48 30 0 0 0 100 27/3/2010 30 61,62±3,11 30 0 0 0 100 3/4/2010 30 91,87±6,74 29 0 1 0 100 10/4/2010 30 99,36±3,49 30 0 0 0 100 17/4/2010 30 86,32±2,47 30 0 0 0 100 Tổng 240 216 10 8 3

hương, cá Chép được đưa ra nuôi tại các ao nuôi. Do quá trình cải tạo ao trước khi thả cá hương chưa được tiến hành kỹ càng, mật độ thả quá dầy, thời tiết trong thời gian thu mẫu khoảng 19oC đến 23oC, trời âm u, bên cạnh đó các hộ nuôi ở đây có thói quên bón phân không ủ hoặc chưa xử lý, vì vậy đây là những điều kiện thuận lợi cho trùng bánh xe phát triển. Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi thấy có hiện tượng cá Chép hương chết rải rác, khi kiểm tra thấy trùng bánh xe nhiễm dày đặc.

Theo Hà Ký (1963) mật độ cá thả quá dày thì cường độ cảm nhiễm trùng bánh xe của cá sẽ tăng gấp 4-12 lần. Các loại phân hữu cơ, nhất là phân bắc cần phải ủ kỹ với 1% vôi. Thực tế đã cho thấy mật độ thả cá quá dày và dùng phân tươi bón cho thì TLN và CĐN trùng bánh xe ở đây rất cao: TLN chiếm 100% số mẫu kiểm tra; CĐN rất cao, trung bình 90 - 115 trùng/mẫu.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 47 - 49)