Quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể (TLTK)

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 35 - 36)

4. Tình hình sử dụng thuốc và hóa chất trong nuôi trồng thủy sản

4.3.Quá trình chuyển hóa của thuốc trong cơ thể (TLTK)

Theo Bùi Quang Tề, 2002, thuốc sau khi vào cơ thể phát sinh ra các loại tác dụng nhưng đồng thời cơ thể cũng làm cho thuốc có những biến đổi. Quá trình thuốc ở trong cơ thể qua sự biến đổi tương đối phức tạp như sau:

Thuốc được hấp thụ: Tốc độ hấp thu thuốc của cơ thể là nhân tố quyết

định sự hiệu nghiệm của thuốc nhanh hay chậm, và phụ thuộc vào các yếu tố: phương pháp dùng thuốc, tính chất lý hóa của thuốc, điều kiện môi trường…

Phân bố của thuốc trong cơ thể: Thuốc sau khi hấp thu vào trong máu

một thời gian ngắn, sau đó qua các vách mạch máu nhỏ đến các tổ chức. Thuốc phân bố đến các tổ chức không đều là do sự kết hợp của các chất trong tế bào tổ chức của các cơ quan có sự khác nhau. Ví dụ như các loại Sulphamid thường tập trung ở thận.

những biến đổi hóa học làm thay đổi tác dụng dược lý, trong đó có rất ít trường hợp sau biến đổi khả năng hoạt động của thuốc mạnh lên. Nhưng tuyệt đại đa số sau biến đổi hóa học hiệu nghiệm và độc lực của thuốc giảm, thậm chí hoàn toàn mất tác dụng. Thuốc sau khi vào cơ thể được phân giải dưới tác dụng của một số men.

Bài tiết của thuốc trong cơ thể: Tác dụng của thuốc mạnh hay yếu, thời gian dài hay ngắn quyết định ở liều lượng và tốc độ hấp thu vào cơ thể sinh vật, đồng thời còn quyết định bởi tốc độ bài tiết của thuốc trong cơ thể. Thuốc vào cơ thể, sau khi phân giải, một số dự trữ lại, còn một số bài tiết thải ra ngoài.

Tích trữ của thuốc trong cơ thể sinh vật: Cùng một loại thuốc nhưng

dùng nhiều lần lặp đi lặp lại, do khả năng giải độc hoặc khả năng bài tiết của cơ thể bị trở ngại, thuốc bị tích trữ trong cơ thể quá nhiều mà phát sinh ra trúng độc thì gọi là ngộ độc do tích thuốc. Thuốc tồn đọng lại trong cơ thể thì gọi là sự tích trữ của thuốc. Khi sử dụng thuốc phải khống chế sao cho lượng thuốc vào không lớn hơn lượng thuốc bài tiết ra khỏi cơ thể.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 35 - 36)