Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Chép ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 27 - 30)

3. Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng ở cá chép trên thế giới và Việt Nam

3.2.Tình hình nghiên cứu bệnh ký sinh trùng trên cá Chép ở Việt Nam

Khi nghiên cứu thành phần giống loài ký sinh trùng trên 6 loại hình cá Chép ở Việt Nam, Bùi Quang Tề đã phát hiện 41 loài ký sinh trùng thuộc 23 giống, 21 họ, 14 bộ, 9 lớp ở cá Chép trắng Việt Nam, cá Chép vàng, Chép kính hung, Chép vảy hung, Chép lai 1, Chép lai 2. Hầu hết các loài ký sinh trùng có chu kỳ phát triển trực tiếp không qua ký chủ trung gian (32 loài chiếm 75%). Trong đó chú ý nhất là lớp bào tử trùng (Chidosporidia) 10 loại và lớp sán lá đơn chủ (Monogenoidea) 9 loại. Thành phần giống loài ký sinh trùng ở từng loại hình cá Chép khác nhau: Chép trắng Việt Nam gặp 29 loài, Chép vàng gặp 19 loài, Chép kính hung gặp 25 loài, Chép vảy hung gặp 16 loài, Chép lai 1 gặp 37 loài, Chép lai 2 gặp 11 loài. Tuy nhiên cá Chép trắng Việt Nam và Chép lai 1 có thành phần giống loài ký sinh trùng phong phú nhưng mức độ cảm nhiễm thấp. Ngược lại cá Chép kính hung và cá Chép vảy hung số loài ký sinh trùng không nhiều nhưng mức độ cảm nhiễm một số loài ký sinh trùng rất cao đã gây thành dịch bệnh làm cá chết hàng loạt. Đáng chú ý nhất là loài: Myxobolus chúng thường gây bệnh cho cá Chép Hungari, hao hụt rất lớn trong giai đoạn ương từ bột lên giống. Các nhóm tuổi khác nhau thì thành phần loài ký sinh trùng cũng khác nhau như ở cá Chép trắng Việt Nam số loài ký sinh trùng có chu kỳ phát triển phức tạp qua ký chủ trung gian tăng dần ở giai đoạn cá giống và cá thịt. Nguyên nhân chủ yếu là sự thay đổi tính ăn của cá Chép, từ ăn sinh vật phù du (cá hương) sang ăn sinh vật đáy (cá giống và cá thịt) (Bùi Quang Tề, 1981 – 1985).

Năm 1979, cá Chép của một số hồ nuôi cá ở Hà Nội đã nhiễm

Gyrodactylus với tỷ lệ nhiễm ở da và mang 100%, cường độ nhiễm 20 - 30 cá

thể/ 10 x 9 trên thị trường kính hiển vi, có lamen đếm được 1125 cá thể, bệnh đã gây chết hàng loạt cá Chép các cỡ khác nhau (Bùi Quang Tề, 2001).

Từ năm 1975 - 1984, Myxobolosis, Thelohanellosis thường xuyên gây bệnh cho cá Chép Hungari nhập nội nuôi ở Viện nghiên cứu nuôi trồng thủy

sản I, trại cá Lạng Giang - Bắc Giang, trại cá Tiền Phong - Quảng Ninh. Bệnh đã làm kênh nắp mang của cá Chép giống và gây chết cá hàng loạt (Bùi Quang Tề, 2001).

Trong số 78 loài cá được nghiên cứu ký sinh trùng, nếu tính riêng hai loài cá chép Ấn Độ (Labeo rohita Cirrhina mrigala) nuôi ở đồng bằng sông Cửu Long, theo Bùi Quang Tề, 1990 đã phát hiện 11 loài ký sinh trùng ký sinh trên da, mang cá, trong đó có 7 loài ký sing trùng ký sinh trên cá

Cirrhina mrigala; 10 loài ký sinh trùng ký sinh trên cá Labeo rohita.

Theo Hà Ký (1968) và Bùi Quang Tề (1990) trùng bánh xe phân bố rộng với tỷ lệ cảm nhiễm và cường độ cảm nhiễm cao gây tác hại lớn cho cá hương và cá giống ở Việt Nam. Tại Đông Nam Á, người ta phát hiện một số loài trùng bánh xe như Trichodina acuta, T. nobilis, T. nigra, T. pediculus, T. domerguei, Tripartiella bulbosa, Trichodinella epizootica ký sinh trên da, vây, mang 2 loài cá Chép Ấn Độ (Labeo rohita Cirrhina mrigala).

Thích bào tử trùng ký sinh trên da, mang, vây, thành ruột và cơ. Theo Bùi Quang Tề (1984) cá Chép kính Hungari nhập nội ở giai đoạn cá hương, cá giống thường mắc bệnh thích bào tử trùng với tỷ lệ cảm nhiễm cao (có trường hợp tới 96%), cường độ cảm nhiễm rất cao, bào nang bám dày đặc trên các cung mang làm cá không khép nổi nắp mang.

Bệnh sán lá đơn chủ 16 móc Dactylogyrosis được phát hiện lần đầu năm 1961 tại một số ao cá giống ở Hà Nội và Bắc Ninh. Tác nhân gây bệnh là sán lá đơn chủ 16 móc thuộc giống Dactylogyrus. Ở nước ta đã phát hiện hơn 60 loài thuộc giống này ký sinh ở cá nước ngọt. Cá Chép cũng bị cảm nhiễm với loại trùng này. Sán lá đơn chủ 16 móc ký sinh chủ yếu trên mang cá, hút máu và niêm dịch cá, song nguy hiểm nhất là giai đoạn cá hương và cá giống. Tỷ lệ cảm nhiễm có thể lên tới 100%. Tỷ lệ tử vong do bệnh này có thể lên tới 90% ở một vài loài cá nuôi trong ao tại một số trại cá (Trần Thị Hà, 1999).

đoạn cá con, sán lá đơn chủ 18 móc ký sinh chủ yếu ở da. Còn ở giai đoạn cá giống và cá thịt thì chủ yếu ký sinh trên mang. Năm 1978, sán lá đơn chủ 18 móc gây bệnh chết hàng loạt cá Chép thịt ở Hà Nội (Trần Thị Hà, 1999).

Ở cá, ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus ký sinh chủ yếu trên mang. Số lượng các loài cá nhiễm ấu trùng sán lá song chủ khá đa dạng, hầu hết là các loài cá nước ngọt, phổ biến là cá Chép (Cyprinus carpio), cá Mè trắng Việt Nam (Hypophthalmichthys harmandi), cá Chim Trắng (Colossoma

macropomum)… nuôi ở Bắc Ninh, Bắc Giang, Hà Nội, Hải Dương, Hưng Yên,

Thái Nguyên, Bắc Cạn, Đồng Bằng sông Cửu Long. Theo Bùi Quang Tề điều tra ký sinh trùng trên cá Rô hu và Mrigal cho thấy tỷ lệ nhiễm: 22,88% (Hà Ký - Bùi Quang Tề, 2007). Ngoài ra đối với cá tự nhiên, hầu như bị nhiễm các loại ấu trùng sán lá, trong đó ấu trùng sán lá song chủ với tỷ lệ nhiễm rất cao, có thể lên tới 100% (Kim Van Van & Dinh Thi Thuy, 2008).

Trong những năm gần đây, tỷ lệ và cường độ cá nhiễm ấu trùng sán lá song chủ Centrocestus fomosanus trong các ao hồi nuôi miền Bắc rất cao, làm giảm chất lượng đàn cá nuôi, đặc biệt là cá Chép ở giai đoạn cá giống. Đã có nhiều nghiên cứu về sán lá song chủ, song phạm vi nghiên cứu còn chưa rộng, hầu hết tập trung vào nghiên cứu tỷ lệ nhiễm ở các địa phương (Nguyễn Thị Hà, 2007).

Cho đến nay, ở Việt Nam đã nghiên cứu và tổng kết được một số bệnh ký sinh trùng thường gặp ở cá giống: bệnh trùng bào tử sợi; bệnh tà quản trùng; bệnh trùng bánh xe; bệnh trùng quả dưa; bệnh sán lá đơn chủ; bệnh giun tròn; bệnh ấu trùng sán ở mang cá; bệnh trùng mỏ neo và bệnh rận cá. Các tác giả Hà Ký (1966 - 1992), Nguyễn Thị Muội (1985), Nguyễn Văn Thành (1992) và Bùi Quang Tề (1990 - 1999) đều thống nhất ý kiến, bệnh trùng bánh xe là nguy hiểm nhất ở các giai đoạn cá con.

Một phần của tài liệu Tìm hiểu tình hình nhiễm và biện pháp xử lý ngoại ký sinh trùng ký sinh trên cá Chép (Trang 27 - 30)