ẢNH HƯỞNG CỦA TỶ LỆ TIÊM PHÒNG VACXIN TỚI SỰ LƯU

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 (Trang 51 - 53)

HÀNH VIRUS.

Như ta đã biết vacxin là một chế phẩm sinh học trong đó chứa chính mầm bệnh hoặc kháng nguyên của mầm bệnh gây ra bệnh đó. Nếu là mầm bệnh thì phải được làm vô hoạt hoặc nhược độc bằng các yếu tố vật lí, hóa học và sinh học. Khi sử dụng vacxin cho động vật, vacxin sẽ tạo ra một đáp ứng miễn dịch chủ động giúp động vật chống lại được sự xâm nhiễm của mầm bệnh tương ứng. Chính vì lẽ đó mà để phần nào hạn chế sự lưu hành virus trên các tỉnh Bắc Trung Bộ nói chung và ba tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh, Thừa Thiên - Huế nói riêng thì trung tâm Thú y vùng III đã tiến hành tiêm phòng vacxin cúm gia cầm cho các tỉnh trong vùng.

Trong 1 năm thường sẽ có hai đợt tiêm phòng: đợt 1 vào tháng 3 và tháng 4, đợt hai vào tháng 9 và tháng 10. Kết quả tỷ lệ tiêm phòng vụ đông xuân năm 2009 được thể hiện ở bảng 4.6

Bảng 4.6. Tỷ lệ tiêm phòng vacxin cúm gia cầm vụ đông xuân năm 2009

Tỉnh Kết quả tiêm phòng Tổng đàn (con) Số con được tiêm phòng (con) Tỷ lệ tiêm phòng (%) Thanh Hóa 11 776 378 10 356 400 87,94 Hà Tĩnh 9 672 483 8 742 613 90,39

Thừa Thiên - Huế 8 534 178 7 332 253 85,92

cao nhất đạt 90,39%, tiếp đó là tỉnh Thanh Hóa đạt 87,94% và thấp nhất là tỉnh Thừa Thiên - Huế đạt 85,92%. Gia cầm không được tiêm phòng vacxin thì cơ thể không hình thành đáp ứng miễn dịch chủ động. Do đó, khi có mầm bệnh nguy cơ nhiễm bệnh của những con này là rất cao và làm cho tỉnh đó có sự lưu hành virus cao. Đúng như vậy, nhìn lại bảng 4.1 thì số mẫu dương tính với các gen của virus cúm gia cầm type A của Tỉnh Thừa Thiên - Huế là cao nhất, 53 mẫu dương với M, 10 mẫu dương tính với H5 không có mẫu nào dương tính với N1. Tiếp đó là tỉnh Thanh Hóa, cũng với 240 mẫu xét nghiệm thì chỉ có 25 mẫu dương tính với M, 8 mẫu dương tính với H5, 6 mẫu dương tính với N1. Thấp nhất là tỉnh Hà Tĩnh, với 192 mẫu xét nghiệm thì chỉ có 6 mẫu dương tính với M, 4 mẫu dương tính với H5 và 3 mẫu dương tính với N1.

Qua trên ta thấy tỷ lệ tiêm phòng càng cao thì khả năng mắc bệnh hay tỷ lệ lưu hành virus cúm gia cầm tại tỉnh đó càng giảm. Tuy nhiên nó chỉ mang tính chất tương đối bởi lẽ trong số những con tiêm phòng có những con đạt tỷ lệ bảo hộ ngược lại có những con lại không đạt. Mặt khác, do hình thức chăn nuôi của nước ta nói chung và ba tỉnh trên nói riêng còn lẻ tẻ, không tập trung, có sự bổ sung thêm đàn sau khi tiêm vacxin. Vì vậy việc tiêm phòng vaxcin không triệt để. Bên cạnh đó, ý thức của người dân về phòng bệnh cho vật nuôi cũng có phần hạn chế nên việc khống chế dịch bệnh cũng gặp nhiều khó khăn và dịch bệnh diễn ra ngày càng phức tạp.

Phần V

KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 (Trang 51 - 53)