SO SÁNH SỐ MẪU DƯƠNG TÍNH VỚI CÁC GEN M, H5, N

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 (Trang 49 - 51)

THÁNG ĐẦU NĂM 2009 VÀ 2010.

Để làm rõ thêm một số nguyên nhân làm cho dịch cúm gia cầm xảy ra nhiều hơn chúng tôi tiến hành so sánh kết quả xét nghiệm mẫu với các gen M, H5, N1 của 4 tháng đầu năm 2009 và 2010 của 3 tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và Thừa Thiên – Huế. Kết quả xét nghiệm mẫu được thể hiện trong bảng 4.5.

Từ bảng kết quả xét nghiệm mẫu 4 tháng đầu năm 2009 và 2010, nhìn chung tổng số mẫu dương tính với các gen của virus cúm type A của 4 tháng đầu năm 2010 cao hơn 4 tháng đầu năm 2009. Riêng tỉnh Thanh Hóa có số mẫu dương tính với các gen cúm type A đầu năm 2009 lại cao hơn năm 2010. Điều này phù hợp với tình hình dịch bệnh những tháng đầu năm 2009 của tỉnh Thanh Hóa. Dịch cúm gia cầm đã xảy ra tại tỉnh Thanh Hóa từ ngày 28/12/2008 và đến ngày 6/1/2009 đã được Cục thú y công bố dịch (phòng dịch tễ, ‘tình hình dịch cúm gia cầm và lợn tai xanh’, cục thú y.)

Bảng 4.5 . Kết quả xét nghiệm mẫu 4 tháng đầu năm 2009 và 2010 của 3 tỉnh

Như ta biết, 4 tháng đầu năm là những tháng của mùa xuân, khí hậu thường ẩm ướt và có mưa phùn. Tuy nhiên 2 năm gần đây thời tiết có sự thay đổi nhỏ. Những tháng đầu năm 2009 khí hậu tương đối ổn định, thời tiết ấm áp. Trong điều kiện khí hậu này, virus không hoạt động mạnh đồng thời sức đề kháng của con vật không bị giảm sút. Cùng với phương thức chăn nuôi hợp lí sức đề kháng của gia cầm được nâng cao. Chính vì lẽ đó mà tỷ lệ lưu hành virus những tháng đầu năm 2009 thấp hơn so với năm 2010.

Những tháng đầu năm 2010 thì ngược lại, mặc dầu nhiệt độ môi trường không cao nhưng khí hậu thường xuyên thay đổi. Trong mỗi một tuần có thể nắng, mưa, lạnh và sự biến đổi này diễn ra liên tục trong nhiều tuần. Điều này làm cho khả năng thích ứng với môi trường của gia cầm không đáp ứng kịp nên sức đề kháng của gia cầm giảm sút. Đồng thời đây cũng là điều kiện thuận lợi cho virus và các mầm bệnh khác trỗi dậy, xâm nhập và gây bệnh. Đây là một trong những nguyên nhân dẫn đến tỷ lệ lưu hành virus cúm những tháng đầu năm 2010 cao hơn năm 2009.

Năm Tỉnh 2009 2010 Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm ∑ M (+) ∑ H5 (+) ∑ N1 (+) Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm ∑ M (+) ∑ H5 (+) ∑ N1 (+) Thanh Hóa 240 27 9 7 240 23 6 6 Hà Tĩnh 192 4 2 1 192 3 2 1 Thừa Thiên - Huế 240 30 4 0 240 53 10 0

Qua kết quả xét nghiệm mẫu những tháng đầu năm 2009 và 2010 ta thấy các điều kiện của môi trường về nhiệt độ, khí hậu là một trong những nguyên nhân có ảnh hưởng trực tiếp tới sự lưu hành của virus cúm gia cầm.

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 (Trang 49 - 51)