TỶ LỆ NHIỄM CÁC GEN CÚM GIA CẦM TYPE A/H5N1 CỦA TỈNH

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 (Trang 44 - 49)

TỈNH HÀ TĨNH.

Tỉnh Hà Tĩnh chỉ tiến hành lấy mẫu tại 4 chợ : chợ Hồng Lĩnh, chợ Nghèn Can Lộc, chợ gia cầm Thành phố Hà Tĩnh và chợ Hội Cẩm Xuyên. Kết quả xét nghiệm được thể hiện ở bảng 4.3

Bảng 4.3. Kết quả xét nghiệm mẫu lấy tại các chợ của tỉnh Hà Tĩnh

Chợ Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm Số mẫu (+) Tỷ lệ %(+) M H5 N1 M H5 N1 Chợ Nghèn Can Lộc 48 1 0 0 2,08 0 0 Chợ Thành phố Hà Tĩnh 48 0 0 0 0 0 0 Chợ Hội Cẩm Xuyên 48 2 2 1 4,17 4,17 2,08 Chợ Thị Xã Hồng Lĩnh 48 0 0 0 0 0 0

Từ bảng 4.3 trên ta thấy trong 4 chợ chỉ có 2 chợ có sự lưu hành virus cúm gia cầm type A nhưng số mẫu dương tính khá thấp so với tỉnh Thừa Thiên - Huế. Trong số các chợ đó, chợ Hội Cẩm Xuyên là chợ có số lượng mẫu dương tính với các gen cúm gia cầm type A cao nhất.

Với 48 mẫu xét nghiệm, tại chợ Hội Cẩm Xuyên có 2 mẫu dương tính với M chiếm 4,17%, khi tiếp tục xét nghiệm hai mẫu này với gen H5 thì cả hai mẫu đều dương tính với H5 chiếm 4,17%, xét nghiệm với N1 có 1 mẫu dương tính với N1 chiếm 2,08%.

Ở chợ Nghèn Can Lộc tỷ lệ mẫu dương tính với M là 2,08% chiếm 2 trong 48 mẫu chẩn đoán, khi tiếp tục xét nghiệm hai mẫu này với gen H5 và N1 không có mẫu nào dương tính.

Cũng với 48 mẫu xét nghiệm nhưng cả hai chợ thành phố Hà Tĩnh và Thị xã Hồng Lĩnh không có mẫu nào dương tính với các gen của virus cúm. Sự khác nhau về tỷ lệ nhiễm virus tại các chợ của tỉnh Hà Tĩnh được thể hiện ở biểu đồ 4.2.

2.08 0 4.17 0 0 0 4.17 0 0 0 2.08 0 0 0.5 1 1.5 2 2.5 3 3.5 4 4.5 Tỷ lệ nhiễm (%) M H5 N1 Chỉ tiêu chẩn đoán Chợ Nghèn Can Lộc Chợ Thành phố Hà Tĩnh Chợ Hội Cẩm Xuyên Chợ thị xã Hồng Lĩnh

Biểu đồ 4.2. Tỷ lệ lưu hành virus tại các chợ của tỉnh Hà Tĩnh

Câu hỏi đặt ra là tại sao Tỉnh Hà Tĩnh có số mẫu dương tính với các gen cúm gia cầm ít như vậy? Sỡ dĩ như vậy vì trước tết Nguyên Đán nhận thấy tình hình vận chuyển và giết mổ trái phép gia cầm diễn ra rất phức tạp, nên Chi cục Thú y Hà Tĩnh đã tăng cường công tác phòng, chống dịch bệnh cho vật nuôi đồng thời đẩy mạnh công tác kiểm dịch, kiểm soát giết mổ, kiểm tra vệ sinh thú y. Vì thế mà hầu hết gia cầm ở các chợ này đều được kiểm tra chặt chẽ trước khi giết mổ và đưa đi tiêu thụ.

Trong tháng 1/2010, tại nhiều xã của tỉnh Hà Tĩnh đã bùng phát dịch cúm gia cầm và trong đó có huyện Cẩm Xuyên. Theo chương trình giám sát bị động

của dự án VAHIP, từ ngày 18 – 26/01/2010 phòng chẩn đoán đã nhận được mẫu tissue và swab của các hộ ở huyện Cẩm Xuyên gửi về chẩn đoán bệnh. Kết quả cho thấy 19 mẫu gửi về cả 19 mẫu đều dương tính với H5N1. Trong khi đó các chợ lớn, ngay cả chợ Hội Cẩm Xuyên cũng không có mẫu nào kết luận dương tính với H5N1. Khi có kết quả chẩn đoán dương tính với H5N1 thì các cơ quan chức năng của tỉnh Hà Tĩnh tiến hành tiêu hủy toàn bộ đàn gia cầm đó, đồng thời tiến hành xử lý môi trường phun hóa chất tại các hộ nuôi gia cầm có kết quả dương tính với H5N1. Không chỉ có vậy mà Chi cục Thú y tỉnh Hà Tĩnh đã thành lập các chốt kiểm dịch tại các nút giao thông quan trọng.

Như vậy, kết quả giám sát chủ động tỉnh Hà Tĩnh không có mẫu nào dương tính với subtype H5, N1 trong khi đó kết quả giám sát bị động thì 100% mẫu gửi đến đều dương tính với H5N1. Chợ Hội nằm trong huyện Cẩm Xuyên là nơi có dịch cúm H5N1 xảy ra mạnh mẽ nhất nhưng khi lấy mẫu tại chợ kiểm tra, kết quả cho thấy không có mẫu nào dương tính với H5N1. Qua đó ta thấy công tác khống chế khi có dịch xảy ra, công tác kiểm soát giết mổ, kiểm soát sự lưu thông gia cầm tại các chợ của tỉnh Hà Tĩnh rất chặt chẽ và triệt để. Chính điều này góp phần không nhỏ làm cho tỷ lệ lưu hành cúm gia cầm của tỉnh ít hơn rất nhiều so với các tỉnh khác. Tuy nhiên, số lượng mẫu dương tính với các gen cúm H5N1 nhỏ cũng không thể không nói tới nguyên nhân chủ quan đó là phương pháp lấy mẫu, đối tượng lấy mẫu chưa đảm bảo và chưa đạt được tính đại diện chung cho tỉnh.

4.4. TỶ LỆ NHIỄM CÁC GEN CÚM GIA CẦM TYPE A/H5N1 CỦA TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ. TỈNH THỪA THIÊN – HUẾ.

Với tỉnh Thừa Thiên - Huế, Cơ quan thú y vùng III đã cho tiến hành lấy mẫu ở các hộ buôn bán gia cầm tại 5 chợ khác nhau. Kết quả xét nghiệm được thể hiện ở bảng 4.4.

Bảng 4.4. Kết quả xét nghiệm mẫu lấy tại các chợ của tỉnh Thừa Thiên - Huế

Chợ Số mẫu xét nghiệm Kết quả xét nghiệm Số mẫu (+) Tỷ lệ % (+) M H5 N1 M H5 N1 Chợ An Lỗ 48 14 5 0 29,17 10,42 0 Chợ Thủy Phương 48 6 3 0 12,50 6,25 0 Chợ Phú Dương 48 10 2 0 20,83 4,17 0 Chợ Hương Chữ 48 12 0 0 25,00 0 0 Chợ Xuân Phú 48 11 0 0 22,92 0 0

Từ bảng trên ta thấy tại các chợ khác nhau có số mẫu nhiễm các gen của cúm gia cầm là khác nhau. Nhưng có sự tương đồng đó là số mẫu dương tính với cúm gia cầm type A (gen M) ở các chợ khá đồng đều và khá cao; trong số đó chợ An Lỗ có số mẫu nhiễm nhiều nhất 29,17%. Khi tiếp tục xét nghiệm với gen H5 số lượng mẫu dương tính ở các chợ giảm dần và có sự khác biệt rõ rệt. Đặc biệt hai chợ Hương Chữ và chợ Xuân Phú không có mẫu nào dương tính với subtype H5. Trong khi đó với 48 mẫu xét nghiệm ở chợ Thủy Phương có 6,25% số mẫu dương tính với H5, cao nhất là chợ An Lỗ có 5 mẫu dương tính với H5 chiếm tỷ lệ 10,42% và thấp nhất là chợ Phú Dương có 2 mẫu chiếm 4,17%. Và cả 5 chợ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm không có chợ nào có mẫu dương tính với N1.

Như vậy, trong 5 chợ lấy mẫu xét nghiệm có thể nói 3 chợ An Lỗ, Thủy Phương và Phú Dương có số mẫu nhiễm các gen của virus cúm type A là nhiều nhất. Sự giống và khác nhau này được thể hiện ở biểu đồ 4.3.

Biểu đồ 4.3. Tỷ lệ lưu hành virus tại các chợ của tỉnh Thừa Thiên – Huế.

Sỡ dĩ có sự khác nhau về số mẫu dương tính giữa các chợ ngoài các nguyên nhân chủ quan như cách lấy mẫu hay đối tượng lấy mẫu thì nguyên nhân khách quan cũng là một yếu tố đáng kể. Đó là đặc điểm kinh doanh, buôn bán và nguồn gốc gia cầm của các chợ đó. Như ta biết chợ An Lỗ, chợ Thủy Phương, chợ Phú Dương là 3 chợ đầu mối lớn của tỉnh Thừa Thiên - Huế. Đây là nơi cung cấp một lượng lớn gia cầm cho Thành phố Huế và gia cầm ở đây có nguồn gốc từ các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ. Do đó, ta thấy một điều tại các chợ này gia cầm sẽ có nhiều nguồn gốc khác nhau mà khả năng kiểm soát sự an toàn dịch bệnh còn nhiều hạn chế. Bởi lẽ khâu kiểm dịch tại các chợ này còn qua loa, con được đóng dấu con thì không. Khâu vệ sinh và sát trùng thì không triệt để, các khu chợ chỉ được tiêu độc khử trùng một lần tại nơi bán gia cầm, còn trong quá trình gia cầm được vận chuyển ra vào chợ thì không cần tiêu độc, khử

29,17 12,5 20,83 25 22,92 10,42 6,25 4,17 0 0 0 0 0 0 0 0 5 10 15 20 25 30 Tỷ lệ nhiễm (%) M H5 N1 Chỉ tiêu chẩn đoán Chợ An Lỗ Chợ Thủy Phương Chợ Phú Dương Chợ Hương Chữ Chợ Xuân Phú

trùng. Không chỉ có vậy hiện tượng gà, vịt mổ chui tại các chợ này cũng khá phổ biến. Bên cạnh đó, khi gia cầm được gom đủ lên các xe tư thương cán bộ thú y ở đây chỉ kiểm tra một cách sơ sài rồi cấp giấy phép lưu thông.

Qua đó ta thấy, sự phức tạp về nguồn gốc gia cầm kết hợp với công tác vệ sinh, kiểm dịch qua loa của cán bộ thú y ở đây đã một phần làm cho tỷ lệ mẫu dương tính với virus cúm gia cầm type A ở các chợ này tăng cao. Không chỉ vậy mà đó cũng được xem là một trong những nguyên nhân làm lây lan dịch bệnh nhanh nếu có dịch xảy ra. Thông qua kết quả chẩn đoán ta thấy ngoài sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 thì sự lưu hành các subytype khác của virus cúm type A cũng khá cao.

Một phần của tài liệu Giám sát sự lưu hành của virus cúm type A/H5N1 (Trang 44 - 49)