Ly tâm tách bã:

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột mì (Trang 34 - 39)

- Biến đổi vật lý:

4.2.7Ly tâm tách bã:

IV.2.7.1 Mục đích:

Sau khi nghiền ta thu được dung dịch cháo là hỗn hợp của các hạt tinh bột, , vỏ tế bào, dịch bào, các phần tử tế bào nguyên và một lượng nước. Do đó cần phải tách lượng bã thô ra khỏi dịch.

IV.2.7.2 Thiết bị:

- Lượng nguyên liệu đi vào máy trong 1 giờ: 2.16 tấn

- Hiệu suất máy đạt: 80%

Suy ra năng suất thực tế máy: 2.14 x 80% = 1.712 tấn. - Chọn máy: vibrating screen centrifuge

+ Năng suất tối đa: 20 tấn/giờ

+ Số lượng trong dây chuyền: 2 máy

+ Công suất: 45KW

+ Cơ sở kinh doanh: CTTM & CGCN Kiên Cường.

Địa chỉ: 04 – Tây Kết – Hai Bà Trưng – Hà Nội

Bã lớn trong dịch bao gồm: Các vỏ tế bào, các hợp chất có kích thước lớn hơn các hạt tinh bột không lọt qua lỗ rây bị tách ra khỏi cháo và độ tinh khiết của tinh bột được tăng dần lên rõ rệt. Cuối quá trình, hàm lượng tinh bột vào khoảng 60%.

IV.2.7.4 Tính toán quá trình:

- Lượng chất khô thu được sau quá trình ly tâm tách bã, hiệu suất chọn 95% M14 = M12 x 95% = 353.78 x 95% = 336.091 (Kg)

- Như vậy lượng bã tách ra khoảng 30% lượng dịch đi vào nên: M15 = M1 x 30% = 950 x 30% = 285 (Kg)

- Lượng bột sữa thu được sau quá trình ly tâm tách bã: M16 = M13 – M15 = 1,436.58 – 285 = 1,151.58 (Kg).

IV.2.8 Ly tâm tách dịch:

IV.2.8.1 Mục đích:

Nhằm tách phần lớn dịch bào ra khỏi hỗn hợp, dịch bào chiếm khoảng 0.1 – 0.3%

IV.2.8.2 Thiết bị:

Loại máy có kích thước:

- Đường kính thùng: 30 – 125cm

- Năng suất máy: 2.5 tấn/giờ

- Mô tơ 3 pha: 60HP

- Lượng sữa tinh bột cần ly tâm tách dịch trong 1 giờ là 1.92 tấn/giờ. Hiệu suất máy chọn 85%.

Suy ra năng suất máy là: 1.92 x 85% = 2.26 tấn/giờ.

IV.2.8.3 Biến đổi trong quá trình:

Trong dịch bào có chứa polyphenoloxydaza, tirozin và enzim tirozinaza. Khi dịch bào củ thoát ra khỏi tế bào, tiếp xúc với Oxy không khí và nhanh chóng bị Oxy hóa thành chất màu làm cho tinh bột giảm màu trắng, khi đó dịch có màu hồng, sau đó nếu không được kìm hãm thì bị Oxy hóa tiếp đến màu đen. Dịch ổn định trong khoảng PH hẹp. Do vậy, nguyên liệu đầu cần ngâm vôi với PH >= 7. Ngoài ra trong công nghệ sản xuất có bổ sung SO2 hoạt động như tác nhân làm trắng với hàm lượng 0.3 – 0.4 g/l.

Việc tách dịch bào thường thực hiện bằng máy ly tâm theo nguyên tắc lực ly tâm.

IV.2.8.5 Tính toán quá trình:

- Chọn độ thuần khiết của tinh bột so với các chất khô khác có trong chất dịch là 75%. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lượng chất khô thu được sau quá trình ly tâm tách dịch là: M17 = M14 x 75% = 336.091 x 75% = 252.07 (Kg)

- Lượng bột sữa thu được sau quá trình ly tâm tách dịch, chọn hiệu suất 44%. M18 = M16 – M16 x 44% = 1,151.58 – 1,151.58 x 44% = 644.88 (Kg)

- Lượng SO2 sử dụng để làm trắng hàm lượng 0.3g SO2/Kg dịch sữa: M(SO2) = 0.3 x M16 = 0.3 x 1,151.58 = 345.474 (Kg).

IV.2.9 Rửa tinh bột

IV.2.9.1 Mục đích:

Tách triệt để bã nhỏ còn sót lại sau khi tinh chế, protein hòa tan, dịch bào và tạp chất khác.

IV.2.9.2 Thiết bị:

Các dịch được sửa trong các bể được xây

bằng gạch, bằng bê tông hay bằng gỗ. - Chiều cao bể (bên trong) tối đa: 1.5m

- Thể tích: 7 – 15 m3

- Đáy bể dốc về phía cửa tháo dịch. Tại đây có cửa để lấy váng bẩn trên mặt lớp tinh bột.

- Còn 1 cửa dưới dùng để luồn với ống Xiphông với rãnh tháo nước rửa sau khi tinh bột lắng.

- Rãnh còn lại để tháo lớp bột bẩn qua cửa trên nhờ Vít di động. - Cửa có thể mở cao hay thấp nhờ trục Vít và vô lăng.

- Lượng sữa tinh bột cần rửa trong 1 giờ là 1.025 tấn. - Hiệu suất của bể chọn: 90%

- Năng suất làm việc của bể: 1.025 x 85% = 0.9225 (tấn)

IV.2.9.3 Phương pháp tiến hành:

Sữa tinh bột được cho vào bể có nồng độ 180Bx, dùng cánh khuấy khuấy đều rồi nâng cánh khuấy lên. Để yên trong 7 – 8 giờ để tinh bột lắng. Sau đó tháo nước rửa rồi rửa lớp tinh bột bẩn. Quá trình rửa được tiến hành nhiều lần. Tinh bột sạch còn lại cho nước vào khuấy đều thành sữa bột đặc có nồng độ 35Bx được chuyển qua thiết bị vắt nước.

IV.2.9.4 Những biến đổi:

- Lớp tinh bột bẩn bị Oxy hóa có màu vàng nhạt đi ra ngoài. Các hợp chất ảnh hưởng đến tinh bột thành phẩm như: protein, polyphenol, HCN đều theo nước rửa thải ra ngoài.

- Tinh bột ướt thành phẩm sau khi rửa không lẫn các tạp chất lạ gây ảnh hưởng đến chất lượng sản phẩm chế biến từ tinh bột, đồng thời đảm bảo tính hóa lý (độ dính, độ tro, độ trong…).

- Nếu có tạp chất rắn, dung dịch tinh bột sẽ đục có lẫn protein thì khi nấu hồ sẽ sủi bọt nhiều, lẫn dịch bào thì màu sắc và độ dính kém.

IV.2.9.5 Tính toán quá trình:

- Lượng chất khô tuyệt đối sau quá trình rửa tinh bột với độ thuần khiết 95%: M19 = M17 x 95% = 252.07 x 95% = 239.47 (Kg)

- Lượng bột sữa thu được sau quá trình rửa tinh bột với lượng chất khô thất thoát là 5%; lượng nước bổ sung trong quá trình rửa chiếm khoảng 50% so với lượng sữa bột của quá trình ly tâm tách nước; tiến hành rửa 3 lần:

M20= M18 + M18 x 50% - M17 x 5% = 644.88 + 644.88 x 50% - 252.07 x 5% = 954.72 (Kg).

IV.2.10 Ly tâm vắt ( ly tâm tách nước)

IV.2.10.1 Mục đích:

Việc tách nước có tác dụng làm giảm thời gian vi sinh vật tiếp xúc với tinh bột và loại bỏ những chất hòa tan trong nước. Những chất này nếu không được loại bỏ thì sau sẽ được sấy khô cùng với tinh bột và sẽ làm giảm màu trắng của tinh bột và tăng độ tro của tinh bột. Mặt khác quá trình này còn làm giảm lượng nước có trong tinh bột.

IV.2.10.2 Thiết bị:

Quá trình này được thực hiện bằng máy ly tâm vắt. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

- Lượng sữa tinh bột đem đi tách nước trong 1 giờ

là 1.23 tấn.

- Chọn hiệu suất máy là 90%

Suy ra năng suất làm việc của máy là: 1.23 x 90% = 1.107 (tấn)

- Chọn máy: Máy ly tâm tách nước kích thước: 250 x 2,000 x 250 + lồng D1,500 x 600, vật liệu Inox, khung vật liệu thép, moter 3 pha 60HP, số vòng quay: 1,450 vòng/phút, năng suất thiết kế máy: 1.5 tấn/giờ

- Cơ sở kinh doanh công ty TNHH TMDV kỹ thuật SX An Hạ (ID: 866) - Địa chỉ: 38/9A Lê Trọng Tấn, P.Xuân Kỳ, TP.HCM

IV.2.10.3 Biến đổi quá trình

Tinh bột sau khi ly tâm vắt có độ ẩm khoảng 38 - 40%. Tách loại được hầu hết các tạp chất có khả năng tan trong nước như các polyphenol, acid amin, HCN,…Đây là tinh bột thành phẩm ướt dùng làm nguyên liệu trong các ngành công nghiệp khác. Nếu cần bảo quản lâu thì phải sấy khô hoặc dự trữ bằng cách ngâm nước, định kỳ gạn nước bên trên thay nước sạch đảm bảo tinh bột luôn ngập trong nước.

IV.2.10.4 Tính toán quá trình

- Lượng chất khô tuyệt đối sau quá trình ly tâm vắt, độ thuần khiết 98% M21 = M19 x 98% = 249.47 x 98% = 234.68 kg

- Lượng sữa bột thu được sau quá trình ly tâm vắt, hiệu suất tách nước khoảng 58% M22 = M20 – M20 x 58% = 954.72 – 954.72 x 58% = 400.98 kg

IV.2.11. Sấy

IV.2.11.1 Mục đích: nhằm tách được một lượng nước đáng kể để ta có thể bảo quản sản phẩm dễ dàng hay đưa vào chế biến các sản phẩm từ tinh bột khoai mì.

IV.2.11.2 Thiết bị:

Trong công nghiệp sản xuất tinh bột khoai mì, người ta tiến hành sấy tinh bột sạch, ướt thu được sau khi tách nước bằng hệ thống sấy khí thổi ( sấy khí động ). Thiết bị sấy

khí thổi có kết cấu rất đơn giản, gọn, vốn đầu tư ít, sấy vật liệu khô đều, năng suất cao. Tuy nhiên tiêu tốn nhiều năng lượng.

- Lượng tinh bột đem đi sấy trong 1 giờ là 642.35kg. - Hiệu suất của máy 80%.

Suy ra năng suất của máy là 642.35 x 0,8 = 513.88 tấn. - Chọn máy sấy khí động

- Năng suất : 2 tấn thành phẩm/giờ - Công suất : 138,6 kW

- Chiều cao : 30 m - Nhiệt độ sấy : 2000C - Nguyên liệu : bột sắn tươi

- Nhiên liệu : than đá, dầu FO, củi trấu.

- Cơ sở kinh doanh: Cty Kinh Doanh Tổng Hợp Kon Tum _ Kon Tum

Địa chỉ: 218 Trần Hưng đạo - Phường Quyết Thắng , TX Kon Tum,Tỉnh Kon Tum Điện thoại: 060.3863118 - Fax: 060.3864407

IV.2.11.3 Biến đổi của quá trình

Một phần của tài liệu Thiết kế nhà máy sản xuất tinh bột mì (Trang 34 - 39)