Ghép bằng hàn

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kĩ thuật (Trang 164 - 170)

D. Dựng hình chiếu trục đo vật thể có dạng hình hộp

Ghép bằng hàn

Ghép bằng hàn

Khái niệm chung

Hàn là quá trình ghép các chi tiết bằng phương pháp làm nóng chảy cục bộ để dính kết các chi tiết lại với nhau. Mối ghép hàn là mối ghép không tháo được.Trong sản xuất công nghiệp thường dùng phương pháp hàn hồ quang (hàn điện), hàn hơi và hàn tiếp xúc. Ngoài ra người ta còn sử dụng phương pháp hàn thiếc, hàn bằng một số chất kết dính đặc biệt vv...Căn cứ vào cách ghép các chi tiết người ta phân loại các loại mối hàn sau:

Mối hàn ghép đối đỉnh: Ký hiệu là Đ

Đ2: Không vát mép cả hai phía của hai chi tiết ghépĐ6: Vát mép một phía của một chi tiết ghépĐ11: Vát mép cả hai mặt của một chi tiết ghépĐ13: Vát mép một mặt cho cả hai chi tiết ghép

Mối hàn ghép chữ T: Ký hiệu là T

Trong đó:

T1: Hàn một phía, không vát mépT3: Hàn hai phía, không vát mép.T6: Hàn một phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghépT9: Hàn hai phía, vát mép cả hai mặt cho một chi tiết ghép

Mối hàn ghép góc: Kí hiệu G

Trong đó:

G2: Hàn một phía, không vát mép.G6: Hàn một phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghép.G7: Hàn hai phía, vát mép một mặt cho một chi tiết ghép.G8: Hàn hai phía, vát mép cả hai mặt cho một chi tiết ghép.

Mối hàn ghép chập

Trong đó:

C1: Hàn một phía, không vát mép.C2: Hàn hai phía, không vát mép.

Biểu diễn quy ước mối hàn

Không phân biệt phương pháp hàn, các mối hàn được biểu diễn trên hình vẽ như sau:+ Mối hàn thấy: vẽ bằng nét liền đậm (Hình 4.78a).+ Mối hàn khuất: vẽ bằng nét đứt (Hình 4.78a).+ Điểm hàn riêng biệt thấy: vẽ dấu "+" (Hình 4.78b); điểm hàn khuất: không vẽ.+ Trên hình biểu diễn mặt cắt mối hàn nhiều lớp, cho phép vẽ đường bao của từng lớp bằng nét liền đậm và dùng chữ hoa để kí hiệu cho từng lớp đó. Các đường bao thuộc chi tiết hàn nằm trong đường bao của lớp hàn được vẽ bằng nét liền mảnh (Hình 4.79).

Kí hiệu mối hàn

A. Các kí hiệu quy ước của mối hàn

Các kí hiệu quy ước của mối hàn được ghi trên giá nằm ngang nếu là mối hàn thấy, ghi dưới giá nằm ngang nếu là mối hàn khuất. Giá nằm ngang này được nối với đường dẫn có mũi tên một phía chỉ vào vị trí mối hàn (Hình 4.80).

B. Vị trí các kí hiệu được ghi theo thứ tự như sau

Tiêu chuẩn mối hàn (Ví dụ; TCVN 1091 – 75)Kí hiệu kiểu mối hàn (Ví dụ: G6; C2...)Kí hiệu và chiều cao tiết diện mối hàn(Ví dụ: 5)Kích thước chiều dài đoạn hàn, dấu / (Hoặc chữ Z) cho mối hàn dứt quãng.Kích thước đường kính đối với mối hàn điểm.Kích thước chiều rộng mối hàn đối với mối hàn đường.Ví dụ: 50/100; 100 Z 200; ( Ø4. ..* 5 : Dấu hiệu phụ (Ví dụ: là hàn theo đường bao hở)* 6 : Dấu hiệu phụ của mối hàn theo đường bao kín hay của mối hàn khi lắp.

C. Dấu hiệu phụ

Các dấu hiệu phụ được vẽ bằng nét liền mảnh và có chiều cao bằng chiều cao chữ số của kí hiệu mối hàn.Các dấu hiệu phụ được trình bày trong bảng 4.81

Một số ví dụ về đọc kí hiệu mối hàn

Mối hàn ghép chập, không vát mép, hàn một phía, hàn đứt quãng theo đường bao hở. Cạnh mối hàn 5 mm, chiều dài đoạn hàn bằng 100mm, bước hàn bằng 200mm, hàn hồ quang điện bằng tay.* Đọc kí hiệu:

Mối hàn ghép chữ T, không vát mép, hàn hai phía, hàn đứt quãng so le theo đường bao kín, cạnh mối hàn bằng 6mm, chiều dài đoạn hàn 50mm, bước hàn 100mm, hàn hồ quang điện bằng tay

Một phần của tài liệu Giáo trình vẽ kĩ thuật (Trang 164 - 170)