0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Ghép bằng đinh tán

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẼ KĨ THUẬT (Trang 160 -164 )

D. Dựng hình chiếu trục đo vật thể có dạng hình hộp

Ghép bằng đinh tán

Ghép bằng đinh tán

Mối ghép đinh tán là mối ghép không tháo được.Có ba loại mối ghép đinh tán.– Mối ghép kín dùng cho các thùng chứa, nối hơi có áp suất thấp.– Mối ghép chắc: dùng để ghép các thanh kim loại với nhau như các dàn cầu, dàn máy.– Mối ghép chắc kín, dùng trong các kết cấu đòi hỏi vừa chắc lại vừa kín như nồi hơi có áp suất cao.

Các loại đinh tán

Đinh tán là chi tiết hình trụ, có mũ ở một đầu. Đinh tán được phân loại theo hình dạng của mũ đinh. Có 3 loại chính như sau: (Hình 4.67).* Đinh tán mũ chỏm cầu (Hình 4.67a)* Đinh tán mũ nửa chìm (Hình 4.67b)* Đinh tán mũ chìm (Hình 4.67c)Kí hiệu quy ước của đinh tán gồm: Tên gọi loại đinh tán, đường kính d, chiêu dài l, và số hiệu chuẩn.Ví dụ:+ Đinh tán mũ chìm 6 x 20 TCVN 290 – 86+ Đinh tán mũ chỏm cầu ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86+ Đinh tán mũ nửa chìm ghép chắc 10 x 50 TCVN 4220 – 86Vẽ mối ghép đinh tán cho các loại đinh tán như trên hình 4.68 a, b, c, d Hình 4.68 a: Đinh tán mũ chỏm cầu, mối tán chỏm cầu.Hình 4.68 b: Đinh tán mũ chìm, mối tán chỏm cầu.Hình 4.68 c: Đinh tán mũ chìm, mối tán chìm.Hình 4.63 d: Đinh tán mũ nửa chìm, mối tán chìm

Vẽ quy ước mối ghép đinh tán

TCVN 4179 – 85 quy định cách vẽ đinh tán theo quy ước như trong bảng 4.69+ Nếu mối ghép có nhiều chi tiết cùng loại thì cho phép biểu diễn đơn giản một vài chi tiết, các chi tiết khác còn lại chỉ cần ghi vị trí bằng các đường trục, đường tâm (Hình 4.70).+ Nếu mối ghép có nhiều nhóm chi tiết khác nhau (về chủng loại, kích thước) thì cho phép dùng kí hiệu quy ước để phân biệt các nhóm hoặc chỉ cần ghi số vị trí cho một đinh tán của mỗi nhóm (Hình 4.71)Dưới đây là một vài ví dụ về biểu diễn mối ghép đinh tán

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẼ KĨ THUẬT (Trang 160 -164 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×