0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (190 trang)

Biểu diễn các mối ghép bằng ren Mối ghép bu lông

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẼ KĨ THUẬT (Trang 119 -128 )

D. Dựng hình chiếu trục đo vật thể có dạng hình hộp

Biểu diễn các mối ghép bằng ren Mối ghép bu lông

Để đơn giản, mối ghép bu lông được vẽ theo qui ước, các cung hypebôn của đầu bu lông và đai ốc được thay thế bằng cung tròn như hình 4.22 đã hướng dẫn. Các kích thước của mối ghép căn cứ vào đường kính ngoài của ren để tra trong bảng 4.43.Độ dài của bu lông tính theo công thức.

L = b 1 + b 2 + H d +s + a + c

Sau khi tính được L cân đối chiếu với TCVN 1892 – 76 để xác định chính thức L đúng với tiêu chuẩn qui định (bảng 4.43):Cũng có thể tính các kích thước của mỗi ghép theo các công thức sau:d1 = 0,85 d, R = 1,5d; r xác định khi vẽd2 = 1,1d,

R1= d,D = 2d, C = 0,15d,Dv= 2,2d, Sv = 0,15d,Hđ = 0,8d, L = (1,5 ( 2)d.Hb= 0,7d, a = (0,15 ÷ 0,25)d,

Mối ghép vít cấy

Các kích thước của mối ghép vít cấy cũng được tính theo đường kinh ngoài của vít cấy theo TCVN 3068– 81. Đai ốc và vòng đệm tra trong bảng 4.44 và bảng 4.45 tương tự trong mối ghép bu lông. Chiều dài đoạn ren cấy vào chi tiết phụ thuốc vào vật liệu chế tạo chi tiết bị ghép để chọn cho thích hợp. Chiều dài vít cấy tính theo công thức:

L = b + s + H d + a + c

Sau khi tính song phải đối chiếu với bảng tiêu chuẩn để xác định chính thức L đúng tiêu chuẩn quy định.

Mối ghép bằng vít

Dùng cho các mối ghép chịu tải trọng nhỏ. Đinh vít được vặn trực tiếp vào lỗ có rencủa chi tiết bị ghép không cần đai ốc. Độ dài của vít được tính theo công thức:

L > b + l 1 – H

Trong đó:

b: Chiều dày của chi tiết ghép có lỗ trơn;l1: Chiều dài của ren;H: Chiều cao của rãnh chìm trên chi tiết ghép có lỗ trơn (Nếu đầu vít được vặn chìm vào chi tiết ghép).

Ghép bằng ống nối

Để nối các đường ống (dẫn hơi, dẫn khí hoặc chất lỏng...) với nhau, người ta dùng phần nối (Hoặc gọi là đầu nối) tiêu chuẩn được chế tạo bằng gang rèn theo quy định trong TCVN 1286 – 85. Đặc trưng của đường ống là "đường thông quy ước": Kích thước thực tế của đường thông qui ước là đường kính lòng ống đo bằng milimét. Ký hiệu của đường ống gồm có đường kính đường thông quy ước: Dvà số hiệu tiêu chuẩn qui định đường ống.Ví dụ: ống 20 TCVN 1286 - 85– Hình 4.38: Các loại đầu nối bằng gang rèn

Một phần của tài liệu GIÁO TRÌNH VẼ KĨ THUẬT (Trang 119 -128 )

Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×