Giải thích mô hình

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án “Vịt xác nhận” (Trang 40)

6. Kết cấu đề tài

2.2.2Giải thích mô hình

2.2.2.1 Hộ chăn nuôi:

Phần lớn vịt cung cấp cho thị trường tại TP.HCM được cung cấp từ các hộ nuôi ở Đồng bằng Sông Cửu Long (khoảng trên 25 triệu con) gồm các tỉnh: Long An, Đồng Tháp, An Giang, Tiền Giang, Vĩnh Long, Bến Tre, Kiên Giang, Cần Thơ, Hậu Giang, Trà Vinh, Sóc Trăng, Bạc Liêu, Cà Mau. Ngoài ra, nguồn cung vịt cho thị trường TP.HCM còn đến từ 2 tỉnh lân cận đó là Bình Dương và Đồng Nai.

Bảng 2.1: Số lƣợng vịt và sản lƣợng thịt cung cấp chính cho TP.HCM STT Tỉnh/ TP Số lƣợng (1000 con) Sản lƣợng thịt (tấn)

2007 2008 2007 2008

I Đông Nam

Bộ 2,188 2,287 25,084 24,222

1 TP HCM Không có thông tin 376 176

2 Bình Dương 83 100 2,785 2,987 3 Đồng Nai 488 362 7,324 7,721 II ĐB sông Cửu Long 21,292 24,636 65,289 69,977 1 Long An 1,866 1,769 6,390 6,146 2 Đồng Tháp 2,662 2,529 5,440 5,191 3 An Giang 2,245 4,010 3,384 5,207 4 Tiền Giang 2,392 2,151 8,561 8,431 5 Vĩnh Long 1,139 1,355 8,898 9,760 6 Bến Tre 958 981 4,091 4,270 7 Kiên Giang 2,563 3,135 10,192 9,580 8 Cần Thơ 1,243 1,575 2,876 3,468 9 Hậu Giang 1,866 1,913 5,234 5,547 10 Trà Vinh 1,733 1,871 4,129 5,170

30

11 Sóc Trăng 1,502 1,988 2,857 3,427

12 Bạc Liêu 748 887 2,041 2,542

13 Cà Mau 373 473 1,196 1,238

(Nguồn: Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn)

Theo nghiên cứu khảo sát hộ nuôi vịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long (dự án NZAID của Phan Quang Minh và Schauer Birgit thực hiện) thì:

Vịt tại Đồng bằng Sông Cửu Long được nuôi theo nhiều phương thức truyền thống khác nhau, phương thức thường gặp nhất là phương thức vịt – lúa (hay còn gọi là phương thức vịt chạy đồng)

Vịt được nuôi theo phương thức chạy đồng có những ưu điểm sau:

 Làm tăng năng suất lúa vì chúng khống chế ốc bưu và côn trùng ăn hạt thóc rơi vãi; cung cấp nguồn phân bón tự nhiên.

 Đem lại nguồn thu nhập và thực phẩm cho người nuôi.

Nhưng từ khi dịch cúm gia cầm xuất hiện, phương thức nuôi truyền thống này đã bộc lộ những khuyết điểm là vịt chạy đồng là nguy cơ làm lây lan cúm gia cầm thể độc lực cao vì vịt:

 Có thể đóng vai trò là vật mang trùng vi rút HPAI (Vi rút gây ra dịch cúm gia cầm).

 Có thể di chuyển khoảng cách xa.

Một nghiên cứu khác của công ty TNHH Tư vấn Phát triển Quốc tế VIN về “Các hệ thống chăn nuôi vịt ở Đồng bằng Sông Cửu Long, Việt Nam” với mục đích:

 Tiến hành điều tra ảnh hưởng cảu dịch cúm cũng như việc áp dụng các biện pháp khống chế đến chăn nuôi vịt;

 Mô tả và phân tích các kênh buôn bán vịt trong bối cảnh có cúm gia cầm;

31

dịch cúm gia cầm xảy ra được trình bày trong bảng sau:

Bảng 2.2: Cung cách nuôi vịt trƣớc và sau khi dịch cúm A/H5N1 xảy ra

Chỉ số Bị dịch

Trƣớc Sau

1 Hướng sản xuất của nuôi vịt (%) 1=Trứng 39 37 2=Thịt 26 40 3=Cả hai 35 23 2 Hệ thống nuôi vịt (%) 1= Bán thả rông 47 17 2= Nuôi nhốt trên cạn có rào quây 6 12 3= Một phần nuôi nhốt có rào quây (ao cá/sông)

47 71 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

3 Kiểu chuồng nuôi (%)

1=Tạm bợ 59 35

2= Cố định nhưng không

có sân vườn 7 15

3= Cố định, có sân vườn 35 50 4 Nguồn nước uống

chính cho vịt (%) 1=Ao, 72 63 2=Sông 20 18 3=Giếng 8 19 5 Nguồn khẩu phần chính cho vịt (%) 1= Tự sản xuất (thóc) 11 0 2= Phụ phẩm thừa 0 0 3= Thức ăn công nghiệp 22 46 4= Kết hợp (1+3) 50 33 5= Thả rông + TĂCN 17 21

32 (3) 6 Người mua chính (%) 1=Hàng xóm 11 10 2=Người buôn 75 76 3=Khác (tự bán cho mình) 15 14 7 Nơi bán chính (%) 1= Tại cổng trại 91 88 2= Chợ 9 12

(Nguồn: công ty TNHH Tư vấn Phát triển Quốc tế VIN)

Hình 2.3: Hệ thống chăn nuôi vịt ở ĐB sông Cửu Long

(Nguồn: công ty TNHH Tư vấn Phát triển Quốc tế VIN)

Tóm lại, qua cuộc nghiên cứu ta thấy:

Chỉ có rất ít hộ trong khu vực nghiên cứu là nuôi vịt với số lượng ít với mục đích để ăn hoặc đãi khách (5-15% hộ nuôi vịt).

Phần lớn các hộ nuôi vịt có quy mô đàn trên 100 con, nên coi những hộ này là chăn nuôi sản xuất hàng hóa thương mại. Ở những hộ này chăn nuôi vịt đóng vai trò quan trọng trong kinh tế hộ, đóng góp 35 % tổng thu nhập hộ gia đình.

Cung cách quản lý vịt đã được cải thiện đáng để kể từ khi có dịch cúm. Tuy nhiên, những cung cách này vẫn chứa đầy nguy cơ làm lây lan vi rút cúm H5N1 rộng hơn.

33

2.2.2.2 Cơ sở giết mổ

Theo đề án quy hoạch hệ thống cơ sở giết mổ gia súc, gia cầm của TP.HCM, các hoạt động giết mổ gia cầm trên địa bàn nội thành, chỉ quy về ở 5 đầu mối chủ yếu tập trung tại các quận vùng ven như: Gò Vấp, Hóc Môn, Bình Chánh, quận 12... Còn các cơ sở giết mổ gia cầm thủ công được thành phố xây dựng lại hệ thống mới để thay thế bằng phương thức giết mổ treo, cách xa khu dân cư khoảng 200 m và đảm bảo tốt việc xử lý nước thải.

Hiện tại, có nhiều công ty chuyên thu mua, vận chuyển, xử lý, chế biến, phân phối và cung ứng sản phẩm thủy cầm, gia cầm các loại như công ty Huỳng Gia Huynh Đệ, công ty Phú An Sinh, công ty Vissan, công ty Đại Nam,…Các công ty này chuyên thu mua gia cầm tại các hộ chăn nuôi ở Đồng bằng sông Cửu Long, Đông Nam Bộ; sau khi thu mua, gà vịt sống được đem về công ty để giết mổ, chế biến và phân phối ra thị trường.

2.2.2.3 Nhà phân phối

Đối với các cơ sở giết mổ gia cầm nhỏ sau khi họ giết mổ vịt, thì họ sẽ bán vịt lại cho các nhà phân phối. Các nhà phân phối tự vận chuyển và cung cấp sản phẩm ra thị trường. Nhà phân phối thường cung cấp sản phẩm vào 3 chợ đầu mối là Tân Xuân, Bình Điền và Tam Bình cùng với các siêu thị, cơ sở chế biến thực phẩm.

Riêng đối với các công ty lớn như CP, Vissan, Huỳnh Gia Huynh Đệ…, công ty vừa thu mua, giết mổ, chế biến vừa phân phối sản phẩm thịt vịt. Các công ty này phân phối sản phẩm vào các kênh bán hàng hiện đại như siêu thị, cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch và kênh bán hàng truyền thống như chợ. Ngoài ra, họ còn mở trực tiếp các cửa hàng chuyên bán sản phẩm của mình.

2.2.2.4 Siêu thị, cửa hàng bán thực phẩm sạch

Tại siêu thị, sản phẩm thịt vịt được bảo quản trong tủ lạnh và bán trực tiếp đến người tiêu dùng. Sau khi đi khảo sát vài siêu thị trong hệ thống siêu thị Co.Op Mart (Co.op Mart Đinh tiên Hoàng, Co.Op Mart Xa Lộ Hà Nội, Co.Op Mart Suối Tiên),

34

hệ thống siêu thị BigC (BigC Hoàng Văn Thụ, BigC Miền Đông) thì sản phẩm gà sạch được bán ra với nhiều thương hiệu khác nhau , riêng đối với sản phẩm vịt sạch thì chỉ có 1 thương hiệu duy nhất của công ty Huỳnh Gia Huynh Đệ.

Riêng đối với các cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch, các cửa hàng này thường do công ty giết mổ, chế biến và phân phối mở ra nên họ thường chỉ bán sản phẩm của công ty như cửa hàng Fresh Mart của CP, cửa hàng Vissan,…Ngoài ra, có một vài cửa hàng chuyên bán thực phẩm sạch của nhiều thương hiệu khác nhau.

2.2.2.5 Chợ

Chợ gồm có chợ bán sỉ (hay còn gọi chợ đầu mối như Tân Xuân, Bình Điền và Tam Bình) và chợ bán lẻ.

Các tiểu thương ở chợ bán lẻ thường mua vịt tại chợ đầu mối hoặc nhà phân phối sau đó họ bán trực tiếp cho người tiêu dùng. Qua khảo sát vài chợ bán lẻ tại TP.HCM (chợ Kiến Thiết, chợ Phước Long A, chợ Phước Long B – quận 9; chợ Bắc Ninh, chợ Thủ Đức – quận Thủ Đức; Chợ Bến Thành – quận 1), đối với các chợ nằm trong các quận trung tâm thì họ bán đa số thịt vịt đã được chế biến – giết mổ, kiểm dịch (có đóng dấu kiểm dịch của cơ quan thú y, hoặc vịt được đóng gói của công ty rõ ràng), không có bán vịt sống;.còn đối với các chợ ngoài trung tâm TP.HCM như các chợ ở quận 9, quận Thủ Đức thì họ thường bán song song thịt vịt đã chế biến và vịt sống; đối với vịt đã giết mổ-chế biến được bán có quầy bán thịt vịt có xác nhận, có quầy không; còn đa số vịt sống được bán chưa qua kiểm dịch của cơ quan thú y.

Ngoài các kênh bán thịt vịt kể trên, thì người tiêu dùng có thể mua vịt trực tiếp từ những hộ chăn nuôi vịt khi họ vận chuyển trực tiếp vịt từ từ các tỉnh miền Tây như Tiền Giang, Long An, Đồng Tháp, Trà Vinh,…lên Sài Gòn; phương tiện vận chuyển chủ yếu là chèn nhét trên xe khách hoặc cho vào túi rồi chở bằng xe gắn máy. Gà vịt sau khi đưa về TP.HCM sẽ được chở thẳng ra các chợ chuyên kinh doanh gia cầm sống như Trần Chánh Chiếu (Q.5), các hộ kinh doanh ở cầu Tham (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

35

Lương (Bình Thạnh), chợ Cầu (Q.12), phía sau chợ Hóc Môn,… Tại các điểm bán, gà vịt được công khai bày ra cho khách chọn.

Đối với các quận ngoại thành, người tiêu dùng có thể mua vịt sống từ các hộ chăn nuôi vịt nhỏ vì theo họ vịt mua trực tiếp tại các hộ chăn nuôi này ngon hơn, rẻ hơn mua tại các chợ và siêu thị.

2.3 HÀNH VI MUA VỊT CỦA NGƢỜI TIÊU DÙNG

Để tìm hiểu về hành vi của người tiêu dùng TP.HCM khi mua thịt vịt, em đã thực hiện một cuộc nghiên cứu thị trường, với kế hoạch như sau:

2.3.1 Mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu chính của nghiên cứu này là thu thập các thông tin cần thiết để xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án “Vịt xác nhận”:

+ Mô tả thái độ, thói quen của người tiêu dùng khi mua thịt vịt. + Thông điệp truyền thông có thể tiếp cận hiệu quả người tiêu dùng.

2.3.2Xác định thông tin cần thiết

Thói quen mua thực phẩm (trong đó có thịt vịt) của người tiêu dùng: người tiêu dùng thường mua những loại thực phẩm gì? Mua ở đâu? Mua lúc nào?

Nhu cầu của người tiêu dùng đối với sản phẩm vịt sạch. Mức độ nhận biết vịt sạch.

2.3.3Phƣơng pháp thu thập thông tin

Phỏng vấn trực diện người tiêu dùng tại nhà họ.

2.3.4Chọn mẫu để nghiên cứu

Thị trường nghiên cứu: người tiêu dùng (nữ, người thường xuyên đi mua thực phẩm cho gia đình) ở tại TPHCM.

Kích thước mẫu: 100 người.

36

2.3.5 Nội dung bảng câu hỏi chính

(PHẦN GIỚI THIỆU, QUẢN LÍ, GẠN LỌC được đặt ở phần phụ lục)

Q1. Trung bình, mỗi ngày bà/ cô/ chị đi mua thực phẩm mấy lần? (SA)

Code Trả lời

01  < 1 lần (khoảng vài ngày đi 1 lần)

02 1 lần

03  > 1 lần

Q2. Trung bình, mỗi tháng bà/ cô/ chị đi siêu thị mua thực phẩm bao nhiêu lần? (SA) Code Trả lời 01  < 5 lần 02  Từ 5 - < 10 lần 03  Từ 10 - < 15 lần 04  Từ 15 - < 20 lần 05  Từ 20 - < 25 lần 06  Từ 25 lần trở lên

Q3. Hãy xếp thứ tự mức độ ảnh hƣởng của các yếu tố sau đây đến quyết định mua vịt của bà/ cô/ chị: (Ranking – Sắp xếp thứ tự)

(Yếu tố quan trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2,…ít quan trọng nhất đánh số 10).

Trả lời

 Giá cả

 Hương vị riêng của thịt vịt  Độ tươi của thịt (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

37  Độ an toàn của thịt

 Con vật đó không ăn thức ăn tăng trọng.  Da vịt nên có màu hấp dẫn

 Thịt vịt săn chắc  Vịt to nặng.

 Thịt nên có lượng mỡ vừa phải

Q4. Hãy xếp thứ tự các yếu tố mà bà/ cô/ chị đánh giá là an toàn khi tiêu dùng vịt: (Ranking)

(Yếu tố quan trọng nhất đánh số 1, kém hơn đánh số 2,…ít quan trọng nhất đánh số 7).

Trả lời

 Nơi bán vịt có vệ sinh sạch sẽ.  Vịt có nguồn gốc rõ ràng.  Vịt không bị cúm gia cầm.

 Vịt không mắc bệnh khác. (ngoài cúm gia cầm)  Vịt đã được kiểm dịch.

 Thức ăn cho vịt không có chất kháng sinh/ tăng trọng.  Việc vệ sinh trong việc giết, mổ

Q5. Bà/ cô/ chị có gặp khó khăn/ bất tiện khi tìm mua loại vịt mà mình thích ăn hoặc loại vịt có khẩu vị ngon không? (SA)

Code Trả lời

01  Có

38

Q6. Trƣớc khi bà/ cô/ chị tham gia trả lời khảo sát này, bà/ cô/chị đã từng nghe đến loại vịt sạch có thƣơng hiệu chƣa? (SA)

Code Trả lời

01  Đã từng nghe Tiếp câu Q.7

02  Chưa từng nghe Chuyển sang câu Q.13

Q7. Bà/cô / chị đã từng mua loại vịt sạch có thƣơng hiệu này chƣa? (SA) Code Trả lời

01  Đã từng mua Tiếp câu Q8

02  Chưa từng mua Chuyển sang câu Q.12

Q8. Tại sao bà/ cô/ chị mua loại vịt sạch này? (MA)

Code Trả lời 01  An toàn 02  Dễ tìm mua 03  Luôn mua thực phẩm sạch. 04  Thử mua. 05  Lý do khác:

Q9. Bà/ cô/ chị có thƣờng xuyên mua loại vịt sạch có thƣơng hiệu này không? (SA)

Code Trả lời

01  Có thử vài lần nhưng bây giờ không mua nữa Chuyển sang câu Q.11

02  Luôn luôn mua vịt sạch Tiếp câu Q.10

03  Hơn một nửa lần đi mua vịt.

04  Dưới một nửa lần đi mua vịt.

39 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q10. Bà/ cô/ chị thƣờng mua vịt sạch có thƣơng hiệu này ở đâu? (MA)

Code Trả lời

01  Siêu thị Chuyển sang Q.13

02  Chợ

03  Cửa hàng chuyên bán thịt sạch

04  Nơi khác:…

Q11. Tại sao bà/ cô/ chị không mua vịt sạch có thƣơng hiệu này nữa? (MA)

Code Trả lời

01  Quá đắt Chuyển sang

Q.13

02  Không tin rằng loại vịt này an toàn hơn các loại vịt khác

03  Hương vị riêng của loại vịt đó không ngon

04  Chỉ thử và thấy không thích mua lắm.

05  Không tiện mua.

06  Lý do khác:…

Q12. Tại sao bà/ cô/ chị không bao giờ mua thịt vịt sạch có thƣơng hiệu? (MA)

Code Trả lời

01  Quá đắt

02  Không tin rằng loại vịt này an toàn hơn các loại vịt khác

03  Không tiện mua

04  Không quan trọng đối với tôi

05  Tôi tin là loại vịt này không ngon

06  Loại thịt vịt này không tươi

07  Nghe nói không ngon

08  Không có sẵn giống vịt cần mua

40

Q13. Bà/ cô/ chị có thƣờng mua vịt đƣợc nhà nƣớc chứng nhận (vịt có dấu kiểm dịch) không? (SA)

Code Trả lời

01  Có Chuyển sang Q.15

02  Không Tiếp Q.14 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Q.14 Tại sao bà/ cô/ chị thƣờng không mua loại thịt vịt đƣợc đóng dấu kiểm dịch? (MA)

Code Trả lời

01  Quá đắt

02  Không tin rằng loại vịt này an toàn hơn các loại vịt khác

03  Không tiện mua

04  Không quan trọng đối với tôi

05  Tôi có thể mua vịt sống hay mua vịt ở nông thôn

06  Lý do khác:…

Q.15 Bà/ cô/ chị hãy xếp thứ tự mức độ tin tƣởng của mình đối với các tổ chức/ cá nhân sau đây khi họ chứng nhận độ an toàn của thịt vịt? (Ranking)

(Yếu tố đáng tin nhất đánh số 1, kém đáng tin hơn đánh số 2,…ít đáng tin nhất đánh số 6).

Trả lời

 Người bán thịt vịt thường hay mua

 Công ty (nhà phân phối) thịt vịt tại Việt Nam.  Công ty (nhà phân phối) thịt vịt nước ngoài.  Cán bộ kiểm dịch.

 Chi cục thú y  Siêu thị

41

2.3.6Kết quả nghiên cứu

Hơn phân nửa người tiêu dùng TP.HCM có thói quen đi mua thực phẩm mỗi ngày 1 lần ( chiếm 54%) và phần lớn họ không có thói quen mua sắm thực phẩm tại các siêu thị (< 5 lần/ tháng chiếm 86%)

Hình 2.4: số lần đi mua thực phẩm mỗi ngày.

(Nguồn: người viết tự nghiên cứu)

Hình 2.5: Số lần đi mua thực phẩm trong siêu thị mỗi tháng

42

Trước khi làm cuộc khảo sát này, đa số phụ nữ tại TP.HCM chưa từng nghe đến loại vịt sạch có thương hiệu (chiếm 85%) và đa số họ cũng không gặp bất kì khó khăn hay bất tiện gì khi mua loại vịt mà họ thích ăn (chiếm 72%).

Một phần của tài liệu Xây dựng kế hoạch truyền thông cho dự án “Vịt xác nhận” (Trang 40)