0
Tải bản đầy đủ (.pdf) (99 trang)

Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản.

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CTCP KỀM NGHĨA (Trang 80 -83 )

- Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, nếu chất lƣợng không đảm bảo sẽ mất uy tín của nhãn hiệu.

1) Không bao gồm Hyogo Prefecture nơi bản điều tra bị hủy do động đất Nguồn : Ministry of Health, Labour and Welfare.

2.3.6. Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản.

Nhật Bản đƣợc coi là một trong những thị trƣờng đòi hỏi cao về chất lƣợng sản phẩm. Thị hiếu tiêu dùng của ngƣời Nhật bắt nguồn từ truyền thống văn hoá và điều kiện kinh tế. Nhìn chung họ có óc thẩm mỹ cao, tinh tế do có cơ hội tiếp xúc với nhiều loại hàng hoá dịch vụ trong và ngoài nƣớc. Xu hƣớng tiêu dùng và sính đồ ngoại của ngƣời Nhật ngày càng gia tăng. Bên cạnh đó, sức tiêu thụ của thị trƣờng này rất lớn, vào khoảng 3.000 tỷ yên, bao gồm cả hàng gia dụng, trong đó hàng nhập khẩu chiếm tới 50%.

Đòi hỏi cao về chất lƣợng: xét về mặt chất lƣợng, ngƣời tiêu dùng Nhật Bản có yêu cầu khắt khe nhất. Ở trong môi trƣờng có mức sống cao nên ngƣời tiêu dùng Nhật Bản đặt ra những tiêu chuẩn đặc biệt chính xác về chất lƣợng, độ bền, độ tin cậy và sự tiện dụng của sản phẩm.

Nhạy cảm với giá cả tiêu dùng hàng ngày: Ngƣời tiêu dùng Nhật Bản không chỉ yêu cầu hàng chất lƣợng cao, bao bì đảm bảo, dịch vụ bán hàng và dịch vụ sau bán hàng tốt mà còn muốn mua hàng với giá cả hợp lý. Tuy nhiên, họ vẫn có thể trả tiền cho những sản phẩm sáng tạo, chất lƣợng tốt mang tính thời thƣợng hay loại hàng đƣợc gọi là “hàng xịn”

Thời trang và thị hiếu về màu sắc: Có thời, ngƣời Nhật thích ăn mặc giống bạn bè hoặc thích sắm những đồ vật giống nhƣ đồ của các thành viên khác trong gia đình, trƣờng học, câu lạc bộ hay nơi làm việc. Nhƣng gần đây mọi thứ trở nên đa dạng hơn, nên họ có xu hƣớng mua các mặt hàng khác nhau nhƣng có cùng công dụng. Các mặt hàng thời trang nhập khẩu đƣợc ƣa chuộng là những mặt hàng có nhãn hiệu nổi tiếng và có chất lƣợng. Tuy nhiên trong khi ý thức về sự ƣa chuộng các nhãn hiệu ở Nhật Bản vẫn phổ biến thị giới thanh niên Nhật Bản ngày càng thiên về xu hƣớng căn cứ vào chất lƣợng và giá cả để mua hàng. Ở các gia đình truyền thống, ngƣời ta thích mầu nâu đất của nệm rơm và sàn nhà. Đối với thời trang của nữ thanh niên, màu sắc thay đổi tuỳ thuộc theo mùa.

Xu hƣớng tiêu dùng thay đổi theo mùa: Xuất phát từ yêu tố cạnh tranh, các nhà nhập khẩu Nhật Bản quan tâm nhiều hơn đến việc nhập đƣợc những sản phẩm hợp thời trang và hợp mùa vụ nhằm đáp ứng nhu cầu tiêu dùng, mua sắm của các loại đối tƣợng khách hàng. Khi xây dựng kế hoạch bán hàng, các doanh nghiệp phải tính đến cả sự khác biệt về thời tiết.

Ƣa chuộng sự đa dạng của sản phẩm: Hàng hoá có mẫu mã đa dạng, phong phú thu hút đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật Bản.

Quan tâm đến môi trƣờng sinh thái: gần đây, ý thức bảo vệ môi trƣờng của ngƣời tiêu dùng Nhật Bản ngày càng đƣợc nâng cao. Các cửa hàng và doanh nghiệp đang loại bỏ việc đóng gói quá nhiều. Các vỏ sản phẩm đƣợc thu hồi và tái chế, các sản phẩm dùng một lần ngày càng ít đƣợc ƣa chuộng.

Khách hàng mục tiêu của Kềm Nghĩa là phụ nữ tuổi từ 16 – 49 nên có những nghiên cứu chuyên sâu về phụ nữ Nhật Bản:

Vai trò của ngƣời phụ nữ:

Số lƣợng nữ thanh niên học lên cao sau khi tốt nghiệp phổ thông tăng dần mỗi năm kể từ Thế chiến 2. Năm 1989, tỉ lệ nữ giới vào đại học và cao đẳng là 36,8%, lần đầu tiên vƣợt tỉ lệ của nam giới (35,8%). Vào năm 1997, tỉ lệ này lên tới mức kỷ lục là 46,8% trong khi tỉ lệ của nam giới giảm xuống còn 34,5%.

Rất nhiều phụ nữ trẻ đi làm ngay sau khi rời trƣờng trung học và rất nhiều công ty trông chờ họ bỏ việc ngay sau khi cƣới ( thông thƣờng là độ tuổi trên dƣới 20 ) hoặc khi có con. Trƣớc khi cƣới, một số lớn phụ nữ ở chung với bố mẹ và có thu

nhập tiêu dùng khá cao. Phụ nữ trẻ thƣờng tiêu nhiều tiền vào quần áo, làm đẹp, dịch vụ giải trí và du lịch. Tuy nhiên, chƣa đến 30% phụ nữ ở độ tuổi 20 – 29 có xe hơi riêng, so với con số 65% của nam giới.

Ở Nhật Bản, theo truyền thống vợ và chồng hầu nhƣ có thế giới riêng và thực tế này hiện vẫn khá phổ biến, tuy có xu hƣớng tiến tới quan hệ chặt chẽ và trao đổi với nhau nhiều hơn. Cuộc sống của ngƣời chồng tập trung vào công việc, dành nhiều thời gian rỗi với các đồng sự nam giới của mình trong mối quan hệ xã hội không có sự tham gia của vợ. Còn cuộc sống của ngƣời vợ tập trung vào gia đình, con cái và hàng xóm. Ở nhà, ngƣời vợ có quyền to lớn vì thƣờng là ngƣời chịu trách nhiệm hoàn toàn về việc điều hành ngân sách của gia đình và luôn quyết định về những việc liên quan đến con cái. Các bà vợ thƣờng nắm hầu bao gia đình và quyết định khoản tiền tiêu vặt hàng tháng của chồng. Vậy nhƣng cả vợ lẫn chồng thƣờng có tài khoản bí mật để chi tiêu vào việc riêng của mình.Khoảng ¾ số phụ nữ Nhật Bản lại gia nhập vào lực lƣợng lao động sau khi đã sinh con, rất nhiều ngƣời làm những công việc hợp đồng thời vụ.

Một công trình nghiên cứu có quy mô rộng đƣợc thực hiện trên 2.000 phụ nữ ở 10 nƣớc Châu Á đã cho thấy khác biệt đáng kể giữa các quốc gia khi hỏi phụ nữ về lòng tự tin vào chính mình, về hình thể và cảm nhận về cái đẹp. Công trình nghiên cứu do Dove tiến hành có tên gọi "Vẻ đẹp thực sự của phụ nữ Châu Á" tìm hiểu Quan điểm của phụ nữ về sự tự tin về hình thể, và hình ảnh của mình trên các phƣơng tiện truyền thông".

Những hài lòng trong cuộc sống

Một phần của tài liệu NGHIÊN CỨU THỊ TRƯỜNG NHẬT BẢN VÀ ĐỀ XUẤT CHIẾN LƯỢC THÂM NHẬP CHO CÁC SẢN PHẨM CỦA CTCP KỀM NGHĨA (Trang 80 -83 )

×