- Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, nếu chất lƣợng không đảm bảo sẽ mất uy tín của nhãn hiệu.
5. Quảng cáo và truyền thông đóng vai trò gì?
3.2. Kiến nghị và đề xuất đối với nhà nƣớc:
Trong nền kinh tế hội nhập WTO nhƣ hiện nay, chính phủ nên hỗ trợ cho các doanh nghiệp trong việc cung cấp thông tin về các nƣớc đối tác:
Xây dựng một website thống nhất về thông tin các nƣớc, để các doanh nghiệp có thể dễ dàng tìm đƣợc thông tin và nguồn thông tin đáng tin cậy. Hiện nay có rất nhiều trang web của chính phủ: Bộ Ngoại giao, Bộ Thƣơng mại… nhƣng thông tin ít và không thống nhất với nhau.
Luôn luôn cập nhật thông tin mới về kinh tế, luật pháp, chính trị… của các nƣớc khác.
Xây dựng tốt thƣơng hiệu Việt Nam và “Việt Nam Value Insinght” để các doanh nghiệp khi đã đạt đƣợc danh hiệu này thì hàng hóa của họ ra thế giới sẽ thuận lợi hơn.
Có những chính sách ổn định tỷ giá hối đoái và hỗ trợ xuất khẩu.
Bên cạnh việc có chỉ đạo cụ thể cho tham tán thƣơng mại trong việc thu nhập
thông tin, Bộ Thƣơng cần phối hợp với JETRO ( Tổ chức Xúc tiến Thƣơng mại Nhật Bản) tại Việt nam để tăng cƣờng hơn nữa công tác thu nhập và phổ biến thông tin về thị trƣờng Nhật tới các doanh nghiệp, đặc biệt là các thông tin có liên quan đến phƣơng thức phân phối, thủ tục xin dấu chứng nhận chất lƣợng JIS, JAS
và Ecomark cũng nhƣ chế độ xác nhận trƣớc về thực phẩm nhập khẩu. JIS (Japan Industrial Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng áp dụng cho
hàng hóa công nghiệp. JAS (Japan Agricultural Standards) là hệ thống tiêu chuẩn chất lƣợng áp dụng cho nông sản, thực phẩm. Hàng hóa đáp ứng đƣợc tiêu chuẩn JIS, JAS sẽ dễ tiêu thụ hơn trên thị trƣờng Nhật bởi ngƣời tiêu dùng rất tin tƣởng chất lƣợng của những sản phẩm đƣợc đóng dấu JIS hoặc JAS. Nhà sản xuất nƣớc ngoài có thể xin dấu chứng nhận này cho sản phẩm của mình tại Bộ Công thƣơng và Bộ Nông Lâm Ngƣ nghiệp Nhật Bản. Ecomark là dấu chứng nhận sản phẩm không làm hại sinh thái, ra đời từ năm1989. Do vấn đề môi trƣờng đang ngày càng đƣợc dân Nhật (cũng nhƣ dân các nƣớc phát triển khác) quan tâm nên nhà nƣớc nên khuyến khích các doanh nghiệp Việt nam xin dấu chứng nhận này của Nhật.
KẾT LUẬN
Đất nƣớc ta đang trên đƣờng hội nhập quốc tế và đã trở thành thành viên của tổ chức thƣơng mại thế giới WTO, điều này mở ra cho các doanh nghiệp Việt Nam nhiều cơ hội mới ở thị trƣờng thế giới rộng lớn. Nhƣng để thành công ở thị trƣờng mới không phải là dễ dàng, nó đòi hỏi doanh nghiệp phải có những nghiên cứu cẩn thận và đƣa ra các chiến lƣợc Marketing phù hợp.
Nhật Bản là một thị trƣờng khó tính nhƣng cũng chứa nhiều tiềm năng. Khi đã thâm nhập thành công thị trƣờng này, thì đây là một thị trƣờng cho lợi nhuận cao. Nhận thấy những tiềm năng của thị trƣờng này, em đã nghiên cứu thị trƣờng để tìm những cơ hội và những khó khăn khi thâm nhập vào Nhật. Do thời gian có hạn nên em chƣa thể phân tích và đƣa ra những chiến lƣợc thâm nhập cao hơn. Mong rằng những tìm hiểu của em về thị trƣờng Nhật sẽ góp phần giúp công ty đƣa ra những quyết định và chiến lƣợc đúng đắn khi thâm nhập vào thị trƣờng này.