CHƢƠNG 3 CHIẾN LƢỢC THÂM NHẬP 3.1 Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường Nhật Bản và đề xuất chiến lược thâm nhập cho các sản phẩm của CTCP Kềm Nghĩa (Trang 92 - 95)

- Kiểm tra chất lƣợng sản phẩm, nếu chất lƣợng không đảm bảo sẽ mất uy tín của nhãn hiệu.

5. Quảng cáo và truyền thông đóng vai trò gì?

CHƢƠNG 3 CHIẾN LƢỢC THÂM NHẬP 3.1 Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản.

3.1. Chiến lƣợc thâm nhập thị trƣờng Nhật Bản. Phân tích SWOT:

Những diểm mạnh:

Hoạt động theo hệ thống quản lý chất lƣợng ISO 9001:2000, cùng với những trang thiết bị hiện đại, dây chuyền công nghệ khép kín và luôn đƣợc tối ƣu hóa.

Đội ngũ lao động của Công ty Kềm Nghĩa hiện nay gần 2.000 ngƣời, trong đó đa phần là những ngƣời có nhiều kinh nghiệm trong công việc, luôn phát huy tinh thần học hỏi, tƣ duy sáng tạo.

Là đơn vị dẫn đầu Việt Nam về dụng cụ chuyên dùng làm móng, chiếm 80% thị phần trong nƣớc.

Hệ thống phân phối rông rãi hơn 120 đại lý trong nƣớc và một số tại nƣớc ngoài.

Thƣơng hiệu để lại ấn tƣợng tốt trong tâm trí khách hàng trong và ngoài nƣớc.

Giá cạnh tranh trên thị trƣờng quốc tế.

Mỗi tháng xuất xƣởng hơn 1,000,000 sản phẩm.

Môi trƣờng làm việc tốt, thân thiện, chuyên nghiệp, khuyến khích nhân viên làm việc hết mình.

Sản phẩm bén, bền, đẹp. Sản phẩm đa dạng phù hợp với nhiều thị hiếu ngƣời tiêu dùng. Sản phẩm đƣợc thiết kế gọn, tiện cho việc sử dụng.

Thƣơng hiệu Kềm Nghĩa đã đƣợc đăng ký bảo hộ ở nhiều quốc gia. Xây dựng đƣợc hệ thống nhận diện thƣơng hiệu .

Hoạt động kinh doanh liên tục có lãi trong những năm gần đây.

Những điểm yếu:

Chƣa có nhiều hiểu biết về thị trƣờng Nhật. Chƣa chủ động trong việc tìm đối tác.

Những cơ hội:

Dân số đông thứ 10 trên thế giới.

Nhật Bản vẫn là quốc gia có nền kinh tế phát triển thứ hai thế giới. Tổng mức tiêu dùng trong nƣớc tăng nhanh, trong tổng mức tăng trƣởng GDP, thì mức tăng nội nhu (Tiêu dùng trong nƣớc) đạt khoảng 55%.

Phụ nữ trẻ ở Nhật Bản chi thoáng trong việc mua các sản phẩm làm đẹp. Việt Nam đã đƣợc hƣởng chế độ MFN của Nhật Bản.

Nhật là nƣớc có nền chính trị ổn định. Ngƣời tiêu dùng Nhật khá đồng nhất.

Những sản phẩm có vòng đời ngắn nhƣng chất lƣợng đảm bảo, kiểu dáng đẹp, tiện dụng sẽ là những sản phẩm đang đƣợc ngƣời tiêu dùng Nhật chọn lựa.

Đối với các mặt hàng tiêu dùng gia đình, ngƣời Nhật thƣờng không quan tâm tới nơi sản xuất, miễn hàng hóa đa dạng và đạt chất lƣợng cao.

Ngƣời Nhật Bản rất coi trọng vấn đề vệ sinh cá nhân.

Doanh nghiệp của Nhật rất trung thành với đối tác khi họ đã tin tƣởng vào đối tác.

Những khó khăn:

Nhật là thị trƣơng khắt khe khó tính nhất thế giới. Yêu cầu tiêu dùng của ngƣời Nhật đã nâng lên ở ''đẳng cấp cao'', chủ yếu do thu nhập và đời sống cao của ngƣời Nhật. Ngoài đòi hỏi về chất lƣợng, giá cả, ngƣời tiêu dùng Nhật còn quan tâm rất nhiều đến mẫu mã, bao bì, sự đa dạng về chủng loại và phù hợp về mầu sắc, chất liệu theo mùa. Đồng thời, hàng hoá phải đáp ứng đƣợc yêu cầu sử dụng không ảnh hƣởng xấu đến sinh thái và môi trƣờng.

Hệ thống kênh phân phối phức tạp và khó thâm nhập.

Sản phẩm muốn vào đƣợc thị trƣờng Nhật phải qua sự kiểm tra gắt gao của hải quan.

Doanh nghiệp Nhật có thói quen rất kỹ trong việc tìm hiểu đối tác nên có thể gây cho đối tác những khó chịu.

Biết rất ít đến hàng hóa Việt Nam.

Tỷ giá của tiền Việt không ổn định, có thể gây lỗ cho các doanh nghiệp xuất khẩu.

Chiến lƣợc thâm nhập:

Giai đoạn 1:

 Bƣớc đầu thâm nhập vào Nhật nên thông qua các đại lý xuất khẩu vì hiện giờ công ty chƣa có nhiều hiểu biết về thị trƣờng Nhật ( ngƣời tiêu dùng và đối thủ cạnh tranh), chi phí nghiên cứu cao và muốn thâm nhập vào kênh phân phối truyền thống của Nhật không phải là dễ, để thâm nhập vào hệ thống siêu thị của Nhật phải có ngƣời quen giới thiệu đảm bảo.

 Hiện nay, ngƣời Nhật chƣa biết đến sản phẩm của Kềm Nghĩa nói riêng và hàng Việt Nam nói chung nên công ty chủ động tham gia các hội chợ giới thiệu sản phẩm ở Nhật để quảng bá sản phẩm và tìm đối tác.

 Phối hợp cùng với các doanh nghiệp khác đẩy mạnh việc quảng bá thƣơng hiệu Việt Nam.

 Đăng ký các tiêu chuẩn chất lƣợng hàng hóa của Nhật.

 Theo tổng cục du lịch Việt Nam số du khách Nhật đến Việt Nam ngày càng nhiều. Lƣợng du khách Nhật đến Việt Nam năm 2004 đã tăng 27,4% so với năm 2003, đạt 267.210 lƣợt. Năm 2005 đạt 338.509 lƣợt và năm 2006 đã đạt 234.973 lƣợt. Đến năm 2007 khoảng 500.000 lƣợt ( nguồn:VietNamNet). Thông qua những du khách này, tiến hành các hoạt động Marketing để quảng bá sản phẩm.

o Phối hợp với các công ty du lịch, đƣa thêm vào lịch trình thăm quan của khách du lịch đi thăm tiệm nail Nghĩa Hƣơng của công ty. Tại cửa hàng trƣng bày các sản phẩm của công ty, khách du lịch sẽ đƣợc vẽ móng miễn phí. Trong thời gian chờ đợi họ có thể thăm quan và mua hàng.

o Phối hợp với tổng cục du lịch và các doanh nghiệp khác tạo những chƣơng trình khuyến mãi nhằm thu hút khách du lịch tới Việt Nam: tháng mua hàng giảm giá; phát bản đồ có in logo, hình ảnh sản phẩm của công ty miễn phí cho khách du lịch,…

Nếu tạo đƣợc thiện cảm với họ, khi về nƣớc họ sẽ là những ngƣời “Marketing” tốt cho công ty. Vì ngƣời Nhật có xu hƣớng tham khảo ý kiến của ngƣời khác trƣớc khi mua hàng.

 Xây dựng trang Web bằng tiếng Nhật để quảng bá sản phẩm. Tham gia các diễn đàn sản phẩm trên cộng đồng cƣ dân mạng Nhật ( blog ) vì giới trẻ Nhật hiện nay có xu hƣớng tham gia các diễn đàn này để tìm kiếm sản phẩm.

Giai đoạn 2:

Khi đã có hiểu biết hơn về thị trƣờng Nhật Bản, mở đại lý tại các thành phố lớn nhƣ: Tokyo, Osaka, Nagoya,…Có đại lý tại Nhật sẽ thuận lợi hơn cho việc thấy đƣợc các biến động tại thị trƣờng và thực hiện các hoạt động khuyến mãi sản phẩm tốt hơn là các đại lý xuất khẩu. Các cửa hàng bán lẻ của Nhật thƣờng giữ đƣợc khách hàng là do họ có các hoạt động khuyến mại tốt, những hoạt động này thƣờng không có ở đại lý xuất khẩu, ngƣời tiêu dùng Nhật không muốn gặp rủi ro trong việc mua hàng hóa.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu thị trường Nhật Bản và đề xuất chiến lược thâm nhập cho các sản phẩm của CTCP Kềm Nghĩa (Trang 92 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(99 trang)