IV. THỰC TRẠNG QUÁTRÌNH SOẠN THOẢ CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC
c. Yếu tố phân phối:
Tổng công ty
lương thực Miền Bắc Tổ chức
kinh tế nước ngoài Nhà nhập khẩu nước ngoài
Người tiêu dùng Người tiêu
dùng TT nội địa
TT nước ngoài thứ nhất TT nước ngoài thứ hai
BIỂU HÌNH 13 : KÊNH PHÂN PHỐI CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC THỰC MIỀN BẮC
Hiện tại, Tổng công ty lương thực Miền Bắc có hai hình thức phân phối:
Loại thứ nhất: là kênh phân phối thông qua hoạt động xuất khẩu trực tiếp từ
Tổng công ty (với tư cách thay mặt chính phủ Viêt Nam) tới các công ty kinh doanh xuất nhập khẩu (thay mặt chính phủ nước nhập khẩu). Đây là những hợp đồng được ký kết do hiệp định giữa hai chính phủ. Những hợp đồng này có thể là với mục đích viện trợ hoặc kinh doanh, mà Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc được Chính Phủ Việt Nam chỉ định đứng lên xuất khẩu.
Kênh phân phối thứ hai: là kênh phân phối trực tiếp từ Tổng công ty Lương
Thực Miền Bắc đến các nhà nhập khẩu nước ngoài. Nhà nhập khẩu này là những trung gian thương mại có uy tín ở Châu Âu. Sau đó các trung gian này sẽ bán tới các thị trường ở các nước khác nhau. Sự vận động của kênh phân phối này được tiến hành theo hình thức chuyển khẩu như sau:
VINAFOOD I Nước NK Nhà NK nước ngoài Tiền Hàng Tiền
BIỂU HÌNH 13 : XUẤT KHẨU THEO HÌNH THỨC CHUYỂN KHẤU
Chính sách phân phối :
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc nhận thấy với hệ thống kênh phân phối hiện tại thì chưa thể đảm bảo tốt nhất các yếu tố của hệ thống phân phối trong thương mại quốc tế. Đây là yếu tố quan trọng trong quá trình phát triển khai thác các thị trường nước ngoài. Hiện tại, chưa có gì thay đổi về chính sách phân phối do Tổng công ty đang trong quá trình xắp xếp lại tổ chức doanh nghiệp và có quá nhiều khó khăn phải khắc phục. Nhưng trong tương lai gần thì vấn đề này sẽ có một sách lược phù hợp.