THỊ TRƯỜNG XUẤT KHẨU GẠO
26.DỰ BÁO CÁC YẾU TỐ CỦA MÔI TRƯỜNG MARKETING QUỐC TẾ :
a. Dự báo môi trường kinh tế quốc tế :
Năm 2001, ngân hàng Châu Á ( ADB ) đã đưa ra nhận định rằng mặc dù kinh tế Mỹ xa sút, kinh tế Châu Á trong năm nay vẫn đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới là 5,3%. Tuy nhiên, mức tăng trưởng này đã giảm sút so với mức hơn 7% hồi năm 2000.
ADB dự đoán năm 2002, kinh tế Châu á sẽ có mức tăng trưởng cao hơn năm 2001, đạt tỷ lệ: 6,1% do nền kinh tế Mỹ sẽ ổn định hơn nên lượng hàng hoá xuất khẩu
sang Mỹ từ các nước công nghiệp mới như: Hồng Kông, Singapore, Hàn Quốc, và Đài Loan sẽ tăng.
b. Dự báo môi trường chính trị và pháp luật:
Với mục đích là phát triển nên mọi quốc gia trên thế giới đều mong muốn độc lập, phát triển và quyền lợi của mình không bị xâm phạm do vậy các hoạt động về chính trị và pháp luật đều bảo vệ quyền lợi của công dân nước mình hay giai cấp thống trị của nước đó.
Dự báo trong năm 2002, hoạt động của hầu hết các chính phủ đều là hoạt động đàm phán, thương lượng và hợp tác kinh tế với mục đích : giúp đỡ lẫn nhau, hai bên cùng có lợi. Nhưng cũng không thể tránh khỏi các cuộc xung đột xác tộc của một số quốc gia Trung Đông. Đặc biệt, tình hình căng thẳng tại Iraq là ảnh hưởng lớn đối với các doanh nghiệp Việt Nam đang hợp tác làm ăn với Iraq nói chung và hoạt động kinh doanh của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc nói chung.
c. Dự báo môi trường văn hoá - xã hội:
Văn hoá là yếu tố ảnh hưởng sâu đậm nhất đối với con người, từ khi họ sinh ra và được truyền từ đời này qua đời khác. Mặt khác, cuộc sống của con người ngày càng văn minh, hiện đại nên họ có thể tiếp nhận những cái tiên tiến và văn minh mà loại bỏ đi những các lạc hậu, kém giá trị.
Do vậy, xu hướng thay đổi của các yếu tố thuộc môi trường văn hoá - xã hội hiện nay là khá ổn định, hướng tới hoàn thiện và loại bỏ đi những hủ tục, tập quán lạc hậu, kém phát triển và nói chung là không phù hợp với sự phát triển của loàingười.
d. Dự báo môi trường công nghệ:
Các nước trên thế giới hiện nay không ngần ngại chi trả nhiều tiền vào đầu tư cho giáo dục, nghiên cứu khoa học kỹ thuật… để phục vụ cho sự phát triển chung của cộng đồng.
Đăc biệt, các nước rất quan tâm đến công tác nghiên cứu và phát triển các phát minh mới. Những công cuộc nghiên cứu này đã tạo ra được những kết quả ứng dụng vào sản xuất để phục vụ cho đời sống hàng ngày như hàng loạt các máy tính thế hệ mới, robot, công nghệ sinh học, vật liệu mới, khám phá vũ trụ… đồng thời có sự chuyển giao công nghệ giữa các nước công nghiệp với nhau và giữa các nước công nghiệp phát triển với các nước đang phát triển và kém phát triển.
e. Dự báo các thị trường gạo thế giới :
Theo dự báo của tổ chức lương thực thế giới ( FAO ) buôn bán gạo toàn cầu đạt 23,4 triệu tấn năm 2001 so với 22,8 triệu tấn. Xuất khẩu của Ai Cập, Pakistan, Thai Lan lên bù đắp cho mức xuất khẩu giảm của Braxin, Trung Quốc.
Buôn bán gạo toàn cầu năm 2002 dự báo đạt 23,8 triệu tấn cao hơn 500.000 tấn so với dự báo trước. Thị trường gạo Trung Quốc được tự do hoá theo cam kết WTO sẽ ảnh hưởng mạnh tới nhập khẩu với lượng gạo nhập khẩu có thể tăng lên tới 1 triệu
tấn. Nhập khẩu gạo của Đài Loan dự báo cũng sẽ đạt 145.000 tấn theo các cam kết về lượng nhập tối thiểu.
Nhập khẩu gạo của Châu Phi dự báo sẽ giảm từ 7,1 triệu tấn năm 2001 xuống 6,3 triệu tấn năm 2002, một phần do tồn kho cao su sau khi đã nhập khẩu mạnh năm 2001, một phần là do giá gạo có khả năng tăng lên.
Tại khu vực Mỹ La Tinh và Caribe, nhập khẩu của Nicaragua dự báo sẽ tăng lên gấp đôi trong khi nhập khẩu của Colômbia giảm từ 100.000 tấn năm2001 xuống còn 15.000 tấn năm 2002. Nhập khẩu của Cuba dự báo sẽ tăng mạnh sau hai năm bị mất mùa liên tiếp. Nhập khẩu của Mêhicô sẽ tăng trong khi nhập khẩu của Braxin giảm.
Mức thuế nhập khẩu gạo của liên bang Nga tăng từ 5% lên 10% cũng sẽ ảnh hưởng đến nhập khẩu gạo của nước này trong khi nhập khẩu gạo của Nhật Bản và EU ít thay đổi.
Ngoài ra, trên một số thị trường xuất khẩu gạo lớn cả thế giới đều có sự chuyển biến trong năm 2002. Tại thị trường Thái Lan, hiện tại giá gạo của Thai Lan vẫn đứng ở mức cao và nhu cầu về gạo của họ trên thị trường thế giới đang tăng. Nhưng vào tháng 3, 4/2002 thì giá gạo của Thái Lan sẽ giảm do bước vào vụ thu hoạch. Qua thống kê của bộ thương mại Thai Lan trong 3 tháng đầu năm 2002 Thai Lan đã xuất khẩu tổng cộng 1.355.136 tấn gạo, tăng 26% so với 1.073.072 tấn xuất khẩu cùng kỳ năm ngoái.
Tại thị trường Mỹ, riêng trong tuần tính đến ngày 5/3/2002 Mỹ đã xuất khẩu thực tế 95.000 tấn gạo, gấp bốn lần so với tuần trước đó. Các nước mua gạo nhiều của Mỹ là: Nhật Bản, Mêhicô, Nicaragua, Cộng hoà Nam Phi.
Tại thị trường Pakistan, nhu cầu đối với gạo của Pakistan ít đã làm cho giá gạo của nước này có phần giảm xuống. Thị trường Ấn Độ, thì lại có được lợi thế vì có nhu cầu gạo tăng của các nước: Châu Phi, Inđônêsia, Iran, Iraq. Các thương nhân nhận định răng giá gạo của nước này sẽ không thay đổi, vẫn ở mức giá cũ.
f. Dự báo thị trường xuất khẩu gạo Việt Nam:
Tiềm năng sản xuất lúa gạo của Việt Nam:
Về sản xuất lúa gạo Việt Nam có tiềm năng khá lớn, nếu được quan tâm đầu tư hơn nữa sẽ hứa hẹ thành một trung tâm trồng và chế biến lúa gạo lớn. Tiềm năng này thể hiện ở các mặt sau:
Về đất đai: đất nông nghiệp ở nước ta chiếm hơn 75% diện tích lãnh thổ. Chất lượng đất của Việt Nam có tầng dầy, tơi xốp, chất dinh dưỡng cho cây trồng khá cao, nhất là đất phù xa ở hai đồng bằng sông Hồng và sông Cửu Long.
Về khí hậu: Việt Nam nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa, thêm vào đó là hệ
thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt, nhiệt độ trung bình từ 22 đến 27độ C, lượng mưa hàng năm lớn ( 1.500mm ) và độ ẩm không khí luôn trên 80% nên quanh năm cây cối phát triển tốt, mùa màng có thể thu hoạch từ 2 đến 4 vụ.
Về nhân lực: với dân số là gần 80 triệu người, 70 % là sản xuất nông nghiệp, có
thể nói nguồn nhân lực Việt Nam là rất rồi rào. Người Việt Nam có đặc điểm cần cù,thông minh, sáng tạo, có khả năng nắm bắt công nghệ, có nhiều kinh nghiệm trong sản xuất nông nghiệp.
Các chính sách của nhà nước: quan điểm của Đảng và Nhà Nước đều khuyến
khích và tạo điều kiện để phát triển hoạt động sản xuất nông nghiệp, nâng cao đời sống cho nông dân.
Hoạt động xuất khẩu gạo của Việt Nam:
Năm 1999 Việt Nam xuất khẩu đạt mức kỷ lục 4,508 triệu tấn gạo với mức bình quân 299USD/tấn, thế nhưng năm 2001 con số tương ứng chỉ là 3,55 triệu tấn và mức giá là 171 USD/ tấn.
Đối với Việt Nam dự kiến xuất khẩu 4 triệu tấn gạo trong năm 2002 là hoàn toàn có cơ sở và có khả năng đạt được. Chỉ tính hai tháng đầu năm 2002, lượng gạo xuất khẩu đạt tới 138.000 tấn đạt trị giá 30 triệu USD và nếu so với cùng kỳ năm ngoái bằng 32,6% về lượng và 42% về giá trị. Thêm vào đó , một số nước nhập khẩu gạo lớn đã quan tâm đến gạo của Việt Nam và sẽ tiến tới đặt hàng như: Trung Quốc, Châu Phi.
Giá mặt hàng gạo của Việt Nam biến động và thay đổi rất thất thường do phụ thuộc vào nhiều yếu tố. Nhưng theo dự báo năm 2002 sẽ tăng lên 10% so với năm 2001 nghĩa là đạt khoảng 190 đến 192 USD/ tấn do sản lượng và dự trữ gạo toàn cầu đã giảm trong hai năm liên tiếp.