0
Tải bản đầy đủ (.docx) (78 trang)

Nâng cao và hoàn thiện mặt hàng gạo của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC (Trang 65 -66 )

VIII. NHỮNG ĐỀ XUẤT HOÀN THIỆN CHIẾN LƯỢC XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC

a. Nâng cao và hoàn thiện mặt hàng gạo của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc

a. Nâng cao và hoàn thiện mặt hàng gạo của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc Bắc

Về tổ chức tốt thu mua và chế biến gạo.

Khác với những sản phẩm công nghiệp, sản xuất lúa diễn ra trên diện tích rộng, công tác thu mua diễn ra trong khoảng thời gian ngắn và khối lượng lớn. Vì vậy, đòi hỏi Tổng công ty phải có mạng lưới thu mua rộng và tận gốc. Tổng công ty cần phải có dự tính trước số lượng gạo xuất khẩu trong tương lai thông qua các bản hợp đồng đã ký. Điều đó sẽ giúp cho Tổng công ty không phải chuẩn bị gấp rút khi có một hợp đồng mới. Điều đó tránh bị ép giá và quá trình chế biến gạo được chuẩn bị kỹ đảm bảo chất lượng yêu cầu.

Trong khâu thu mua, Tổng công ty cần phải ký kết hợp đồng trực tiếp với từng hộ dân tại ruộng, về lâu dài, thì cần phải nhân rộng hình thức này trên toàn bộ các khu

vực trồng lúa xuất khẩu, khi thu mua thực hiện giám định chất lượng hàng ngay từ đầu. Vì đây là yếu tố quyết định đến chất lượng gạo xuất khẩu của Tổng công ty.

Để nâng cao hơn nữa chất lượng gạo Tổng công ty cần phải tham gia đầu tư cùng với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, hỗ trợ cho nông dân về giống lúa mới có chất lượng cao, quy tụ tập trung riêng những vùng trồng lúa chuyên xuất khẩu.

Bên cạnh đó, Tổng công ty cần phải phân phối hợp lý lượng lúa thu mua vào các cơ sở chế biến tránh tình trạng quá tải ở nơi này nhưng lại chưa hết công suất ở nơi khác. Đầu tư nâng cao trang thiết bị cho chế biến như các máy xay xát, máy đánh bóng… Tổng công ty có thể liên doanh liên kết với các công ty nước ngoài để có những dây truyền chế biến hiện đại ngang tầm thế giới bằng các đầu tư hay vay vốn Nhà nước, đồng thời tiến hành thanh lý loại bỏ các công nghệ lạc hậu không cần thiết.

Hiện tại một thực trạng diễn ra là khâu bao bì của Tổng công ty vẫn còn phải đặt các công ty khác. Tổng công ty cần phải có riêng một nhà máy sản xuất và in bao bì vừa đảm bảo theo đúng yêu cầu của khách hàng vì mỗi một thị trường khác nhau có in nhãn mác khác nhau, lại tạo thêm công ăn việc làm cho các công ty trực thuộc và điều này cũng kinh tế hơn sẽ làm cho giá cả mang tính cạnh tranh hơn, tạo thêm nguồn lợi cho Tổng công ty.

Quy hoạch những vùng lúa cao sản dành cho xuất khẩu :

Xây dựng chiến lược sản xuất và chế biến, gắn với thị trường tiêu thụ. Xác lập mô hình thích hợp giải quyết mối quan hệ đầu vào và đầu ra trong sản xuất và xuất khẩu. Có thể quy hoạch vùng sản xuất lúa chất lượng cao để phục vụ xuất khẩu ở vùng đồng bằng sông Cửu Long và đồng bằng sông Hồng. Đồng bằng sông Hồng quy hoạch 300.000 ha cấy giống lúa phù hợp nhu cầu tiêu dùng của người Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan trồng ở ba tỉnh: Hải Dương, Thái Bình, Nam Định. Đồng bằng sông Cửu Long quy hoạch những vùng sản xuất lúa chất lượng cao khoảng 1 triệu ha để xuất khẩu đáp ứng các thị trường Châu Âu, Trung Đông, Bắc Mỹ và một số thị trường Châu Á.

Một phần của tài liệu NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO HIỆU QUẢ MARKETING XUẤT KHẨU MẶT HÀNG GẠO TẠI CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC (Trang 65 -66 )

×