KHÓ KHĂN CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC .
16.KẾT QUẢ KINH DOANH NĂM 2001.
Mua vào: 2.089 ngàn tấn lương thực ( qui thóc ) đạt 101% kế hoạch.
Trong đó:
− Mua trong nước:1.942 ngàn tấn lương thực ( qui thóc )
− Nhập khẩu: 138.470 tấn lúa mì.
Bán ra: 1.865 tấn lương thực ( qui thóc ) đạt 100% kế hoạch.
Trong đó:
− Xuất khẩu trực tiếp: 401.941 tấn gạo ( bằng 804 ngàn tấn qui thóc ), đạt 100,48% kế hoạch.
− Bán trong nước 950 ngàn tấn lương thực ( qui gạo), đạt 135,57% kế hoạch năm. Ngoài ra:
Xuất khẩu 21 triệu 436 ngàn chiếc bao PP. Bán trong nước 27.363 tấn phân bón.
Xuất khẩu uỷ thác cho các DN khác 284.619 tấn gạo. Hoạt động kinh doanh khác đạt hơn 250 tỷ đồng… Chế biến:
− Xay, xoa xát 280 ngàn tấn ( gồm thóc, gạo, bột mì).
− Sản xuất và tiêu thụ 2.500 tấn mì ăn liền.
− Sản xuất và tiêu thụ 3 triệu lít bia, nước giải khát.
Tổng doanh thu: 3.511.253 triệu đồng, đạt 102,28% kế hoạch năm.
Tổng kim ngạch xuất nhập khẩu: 108 triệu 508 ngàn USD, đạt 109,6% kế hoạch
năm.
Lãi thực hiện (trước thuế): 45.695 triệu đồng, đạt 100% kế hoạch.
Nộp ngân sách: 138.225 triệu đồng, đạt 264% kế hoạch năm.
17.NHỮNG MẶT ĐÃ LÀM ĐƯỢC TRONG NĂM 2001
Nhận thức, năm 2001, kinh tế đất nước phát triển theo xu hướng hội nhập, doanh nghiệp sẽ phải đứng trước nhiều thách thức. Bởi vậy, ngay từ những tháng cuối năm 2000, Tcty chủ trương tổ chức sắp xếp lại doanh nghiệp , chủ động chuyển hướng
hoạt động SXKD, tận dụng hết nguồn lực được tích luỹ trong những năm trước, từng bước đầu tư nâng cao năng lực hoạt động để tự khẳng định mình ở thị trường trong nước và tìm cơ hội vươn ra thị trường quốc tế với mục tiêu: đạt hiệu quả trong SXKD, hoàn thành nghĩa vụ với ngân sách, lo đủ việc làm và thu nhập cho người lao động. Xuất phát từ chủ trương đó, các đơn vị thuộc Tcty đã rà soát, tìm tòi phát huy thế mạnh của đơn vị, của địa phương, mạnh dạn phát triển ngành nghề, mở rộng dịch vụ và các mặt hàng kinh doanh, tạo thêm nguồn hàng hoá tiêu thụ nội địa và xuất khẩu …Năm qua, toàn Tcty thực sự đối mặt với khó khăn, thách thức, không ngần ngại bước vào các lĩnh vực kinh doanh mới, khó, thậm chí rủi ro. Trên góc độ tổng thể, Tcty cơ bản đã hình thành sự đa dạng về ngành nghề. Từ kinh doanh lương thực là chính đã mở rộng sang thực phẩm, các loại nước giải khát, vật tư nông nghiệp, thức ăn gia súc, xăng dầu, chất đốt, vật liệu xây dựng, đồ gia dụng, nuôi trồng cây con; từ kinh doanh thương mại là chủ yếu đã chuyển sang các lĩnh vực sản xuất, chế biến và nhiều loại hình dịch vụ khác… Những lĩnh vực kinh doanh và mặt hàng mới nói trên bước đầu được khai thác hiệu quả và đã phát huy tác dụng, tạo tiền đề cho bước phát triển của Tcty để trở thành một tập đoàn kinh doanh đa ngành trong tương lai.
Năm 2001 là một năm khả năng tiêu thụ lương thực của thị trường trong nước và trên thế giới đều suy giảm, giá cả bấp bênh, tuy nhiên Tcty vẫn duy trì được mức bán ra đạt kế hoạch và có hiệu quả kinh tế, cụ thể:
Đối với thị trường nội địa,Tcty tăng cường quản lý các doanh nghiệp thành
viên, nâng dần khả năng thích ứng với cơ chế thị trường của hệ thống phân phối, đáp ứng nhu cầu tiêu dùng lương thực lúc bình thường cũng như khi cấp bách, ở các khu đô thị cũng như nhiều vùng sâu vùng xa. Bước đầu, ổn định được việc cung ứng cho một bộ phận các đơn vị lực lượng vũ trang, các đơn vị tiêu dùng tập thể… Nhờ vậy, lượng lương thực tiêu thụ trên thị trường nội địa tăng đáng kể, đã chiếm tỷ trọng tới 70% tổng số lương thực được bán ra trong năm (1.441 ngàn tấn/1.863 ngàn tấn – quy thóc).
Đối với thị trường xuất khẩu, năm 2001 là một năm đầy trắc trở. Nhiều quốc gia
trong khu vực và trên thế giới đều có thay đổi về nhu cầu nhập khẩu, thị trường biến động liên tục và khó lường, cạnh tranh gay gắt. Một số thị trường truyền thống của Tcty bắt đầu có dấu hiệu thiếu hợp tác, nẩy sinh những khó khăn mới… Trong bối cảnh đó, phát huy uy tín vốn được xây dựng nhiều năm, Tscty thực hiện nhiều đối sách linh hoạt, có trước có sau, đảm bảo được lợi ích của đôi bên, trên cơ sở đó duy trì và củng cố quan hệ. Đồng thời, tăng cường giao dịch để tìm kiếm thêm những đối tác mới, mở rộng thị trường (Hàn Quốc, Iran, Jordan, Ai Cập, Các tiểu vương quốc A Rập…). Nhờ vậy, các hợp đồng đã ký đều được thực hiện, khối lượng lương thực hàng hoá do Tcty trực tiếp xuất khẩu chẳng những vượt kế hoạch (401.941 tấn/400.000 tấn) mà còn xuất uỷ thác gần 285 ngàn tấn cho các đơn vị khác.
Tiếp thu chủ trương, đường lối đổi mới Đại hội Đảng lần thứ IX đã xác định, Tcty rà soát và sắp xếp lại tổ chức, nghiên cứu bố trí cán bộ để phát huy hiệu quả của
hệ thống quản lý tại Văn phòng Tcty và các doanh nghiệp thành viên, đáp ứng ngày càng tốt hơn đòi hỏi của nhiệm vụ SXKD trong giai đoạn mới. Đã tiến hành sắp xếp, tổ chức lại Liên hiệp các Cty lương thực Hà Nội. Đã chấn chỉnh lại một cách cơ bản hệ thống các cửa hàng, điểm bán, hệ thống phân phối sản phẩm thuộc các Cty thành viên. Tcty đã tổ chức sơ kết hai năm thực hiện quy chế dân chủ ở doanh nghiệp, tiến hành công tác thanh tra, kiểm tra, giải quyết tốt đơn thư khiếu tố và xử lý nghiêm kỷ luật đối với cán bộ sai phạm… tất cả những việc làm đó đã góp phần tạo nên động lực thúc đẩy hoạt động SXKD của Tcty đạt hiệu quả.
18.NHỮNG THIẾU SÓT VÀ TỒN TẠI TRONG NĂM 2001
Nhận thức, chuyển hướng SXKD là để nhanh chóng phù hợp với những đòi hỏi cấp bách của nền kinh tế trong giai đoạn hội nhập; tuy nhiên, biểu hiện trên thực tiễn hoạt động chưa thật đồng đều trong các doanh nghiệp thành viên của Tcty. Bên cạnh những doanh nghiệp chịu vận động, thích ứng nhanh với chủ trương mới, bước đầu có những chuyển biến tích cực vẫn còn những đơn vị lúng túng trong mục tiêu giải quyết công ăn việc làm trước mắt, chưa lập được đề án tổng thể xây dựng và phát triển đến 2005, chưa tìm thấy hướng đột phá, giải quyết cơ bản tình trạng SXKD khó khăn, thiếu thị trường, thiếu việc làm…vì thế, chưa xác định được một cách chắc chắn con đường phát triển trong bối cảnh hội nhập kinh tế đang gần kề và cạnh tranh đang ngày càng trở nên gay gắt.
Vốn đầu tư của Tcty chưa đủ mạnh để thực hiện một chiến lược chuyển hướng SXKD với tốc độ nhanh, quy mô lớn. Trong năm 2001, Tcty quyết định đưa vào đầu tư trên 40 dự án; trong đó các dự án đã tập trung đi vào hướng sản xuất công nghiệp (như xây dựng nhà máy, xí nghiệp, lắp đặt dây chuyền sản xuất; gồm các sản phẩm: bột mì, tinh bột sắn, nước hoa quả, chiếu tre, men bia, bao PP, sấy hạt, nuôi tôm công nghiệp), và một phần đầu tư cải tạo, sửa chữa nhỏ, hoặc đầu tư vào các dịch vụ. Song, vốn đầu tư chủ yếu lấy từ nguồn vốn khấu hao cơ bản để lại, từ thanh lý tài sản và trích từ lợi nhuận hàng năm… không đủ để thực hiện các dự án phục vụ cho các mục tiêu lâu dài, với thiết bị hiện đại, công nghệ tiên tiến, sản xuất được các mặt hàng mới, độc đáo và có sức cạnh tranh cao.
Tình trạng dôi dư lao động đã được Tcty tập trung giải quyết bằng các hình thức tạo thêm việc làm mới, hỗ trợ vốn và cơ sở vật chất để người lao động tự tổ chức việc làm…tuy nhiên số chưa có việc làm, không đóng được bảo hiểm vẫn còn khá lớn – nhất là sau khi tiếp cận thêm Liên hiệp các Tcty Lương thực Hà Nội, hiện chưa có hướng giải quyết dứt điểm, ảnh hưởng nhiều đến tiến trình sắp xếp lại và đổi mới quản lý doanh nghiệp , phải chờ chủ trương mới của Nhà nước.
19.NHỮNG KHÓ KHĂN TRONG HOẠT ĐỘNG XUẤT KHẨU GẠO CỦA DOANH NGHIỆP NÓI CHUNG VÀ CỦA TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC NÓI RIÊNG.
Mặt hàng gạo từ khâu sản xuất đến khâu mua đều thả nổi không được quản lý, hướng dẫn làm phát sinh hoạt động xuất khẩu với nhiều mức chất lượng. Vẫn còn tình trạng lô hàng xuất đi không đảm bảo chất lượng điều này gây ảnh hưởng rất lớn đến doanh nghiệp Việt Nam.
Giá cả mặt hàng gạo thường bị các thương nhân ép giá
Về chế biến gạo: chất lượng gạo của Tổng công ty Lương thực Miền Bắc đạt ở mức từ 5% - 25% tấm, đây là mức chất lượng chưa cao so với chất lượng gạo của nước ngoài như Thai Lan.
Chưa có nhà máy sản xuất bao bì nên chưa khai thác triệt để các lợi thế của mình trong hoạt động thương mại quốc tế.
Các hộ nông dân và các hợp tác xã nơi tiến hành việc thu mua gạo lại sử dụng các máy móc thu hoạch lúa không đồng bộ dẫn đến chất lượng gạo của họ không giống nhau.
Hệ thống kho chứa, bảo quản hàng hoá chỉ đảm bảo được về mặt số lượng chứ chưa đảm bảo được chất lượng.
Tổng công ty Lương thực Miền Bắc chưa có văn phòng đại diện ở nước ngoài nên chưa tạo được cho mình một hệ thống phân phối đảm bảo các yêu cầu của các hoạt động giao dịch quốc tế.
Ngoài ra, còn có một số hạn chế từ phía Nhà nước như các chính sách đầu tư cho các vùng sản xuất lúa gạo xuất khẩu chưa được xúc tiến nhanh do mới chỉ lập dự án trên văn bản.
Chính sách tín dụng cho vay vốn có nhiều bất cập như vấn đề về thủ tục, điều kiện thế chấp, cầm cố khi vay vốn, lãi suất cho vay.
Việc gian lận thương mại của các công ty tư nhân và các tiêu cực ở các địa phương cung ứng nguồn hàng cũng gây ảnh hưởng không nhỏ tới hoạt động xuất khẩu của Tổng công ty.
20.NGUYÊN NHÂN CỦA NHỮNG KHÓ KHĂN TRÊN.
Nguyên nhân khách quan:
Do sự biến đổi liên tục với tốc độ nhanh của thị trường nên các công ty nói chung và Tổng công ty Lương Thực Miền Bắc nói riêng đều bị động và còn nhiều bỡ ngỡ. Tình hình thị trường luôn biến động ảnh hưởng đến các mục tiêu của Tổng công ty, một số chính sách của Nhà Nước chưa thực sự nhất quán.
Nguyên nhân chủ quan:
Xuất phát từ tình trạng vốn lưu động ít, chưa có sự quan tâm thích đáng cho hoạt động Marketing cũng như chưa thực hiện tối ưu chiến lược Marketing xuất khẩu mặt hàng của mình.
CHƯƠNG III
NHỮNG GIẢI PHÁP THỰC TIỄN VÀ PHƯƠNG PHÁP LUẬN NHẰM NÂNG CAO HIỆU QUẢ CỦA CHIẾN LƯỢC MARKETING XUẤT KHẨU MẶT HÀNG
GẠO TẠI
TỔNG CÔNG TY LƯƠNG THỰC MIỀN BẮC .