Định hướng phát triển của các công ty nước ngoài kinh doanh hàng tiêu

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của các công ty nước ngoài kinh doanh hàng tiêu dùng tại Việt Nam (Trang 67 - 70)

tiêu dùng tại Việt Nam trong thời gian tới.

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty cần phải xác định cho mình mục tiêu. Đó là cái đích mà Công ty sẽ tới. Sau đó Công ty phải vạch ra kế hoạch chiến lược để đạt các mục tiêu đó. Những mục tiêu mà một Công ty có thể theo đuổi là.

Dẫn đầu thị phần

Một Công ty có thể theo đuổi chiến lược tối đa hoá thị phần bởi vì họ cho rằng lợi nhuận lâi dài sẽ đạt được nhờ vào hiệu quả ra tăng theo quy mô. Để đạt được mục tiêu này Công ty phải thực hiện giá thấp tới mức tối đa cho phép, dành thị phần lớn, phấn đầu hạ giá thành và giảm chi phí. Mục tiêu này phù hợp khi thị phần rất nhạy cảm với giá và giá thấp sẽ kích thích thị phần tăng trưởng hơn nữa, hai là chi phí sản xuất và phân phối hạ xuống cùng với việc tích luỹ công việc, ba là giá thấp sẽ kích thích cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn.

Dẫn đầu về chất lượng

Công ty có thể đề ra mục tiêu trở thành người dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Với chiến lược chất lượng cao/ giá cao sẽ đem lại cho Công ty tỷ suất lợi nhuận cao.

Tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn

Khi các Công ty nhận thấy rằng môi trường kinh doanh cho phép học thực hiện mục tiêu tài chính. Công ty có xu hướng tối đa hoá lợi nhuậnvà doanh thu nên chiến lược giá của họ được ấn định sao cho họ thực hiện được mục tiêu trên

Một số Công ty đặt mục tiêu của mình là tối đa hoá doanh thu bởi vì họ cho rằng việc tăng tối đa doanh thu bán hàng sẽ dẫn đến tối đa hoá lợi nhuận lâu dài và tăng thị phần.

Dẫn đầu chủng loại hàng hoá

Thực ra mục tiêu này nhằm mục đích là bảo vệ thị phần của mình. Khi chủng loại hàng hoá tăng lên thì đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể tìm ra các "lỗ hổng" để chen chân vào từ đó làm bàn đạp mở rộng tấn công sang các thị trường khác.

Tạo lợi thế cạnh tranh

Nhằm bảo vệ vị trí của mình hoặc nâng cao hơn nữa vị thế của mình đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể thực hiện mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vậy để tạo lợi thế cạnh tranh, Công ty có thể dùng các công cụ như sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ hoặc tạo ra các rào cản lớn...

1. Định hướng phát triển của công ty Unilever và P & G trong thời gian tới

Với tình hình kinh tế hiện nay, sự cạnh tranh của cơ chế thị trường, Công ty Unilever và P & G cũng phải đối mặt với nhiều đối thủ cạnh tranh ngay cả chính 2 Công ty với nhau đây là một sự cạnh tranh rất khốc liệt.

Đứng trước những thách thức cạnh tranh như vậy, hai Công ty vẫn duy trì thế mạnh của mình và phát huy hơn nữa các chiến lược kinh doanh đặc biệt là các hoạt động Marketing và mở rộng thị trường, nghiên cứu thị trường và tạo lập các kênh phân phối sao cho có hiệu quả nhất. Củng cố mối quan hệ với các Công ty phân phối và các đại lý khách hàng. Coi phương thức bán buôn qua đại diện thương mại tìm khách hàng là phương thức chủ yếu.

Kinh doanh sản xuất phải tích cực tham gia bình ổn giá cả thị trường. Đối tượng tiêu thụ hàng tiêu dùng của Công ty phải xác định là toàn bộ dân cư thành thị, nông dân các tỉnh và đồng bào dân tộc ít người. Việc kinh doanh phải tuân

thủ pháp luật, hàng hoá kinh doanh phải có chất lượng tốt phục vụ nhu cầu thiết yếu của con người, không chạy theo lợi nhuận đơn thuần mà kinh doanh hàng giả, rởm, hàng trốn lậu thuế, hàng Nhà nước cấm và hàng chất lượng kém.

Ngoài ra giải quyết triệt để hàng hoá kém phẩm chất, hàng tồn kho ứ đọng trong sản xuất cũng như trong kinh doanh.

Trong hoạt động kinh doanh của Công ty cần phải xác định cho mình mục tiêu. Đó là cái đích mà Công ty sẽ tới. Sau đó Công ty phải vạch ra kế hoạch chiến lược để đạt các mục tiêu đó. Những mục tiêu mà một Công ty có thể theo đuổi là.

Dẫn đầu thị phần

Cả hai công ty đều theo đuổi chiến lược tối đa hoá thị phần bởi vì họ cho rằng lợi nhuận lâi dài sẽ đạt được nhờ vào hiệu quả ra tăng theo quy mô. Để đạt được mục tiêu này Unilever và P&G phải thực hiện giá thấp tới mức tối đa cho phép, dành thị phần lớn, phấn đầu hạ giá thành và giảm chi phí. Mục tiêu này phù hợp khi thị phần rất nhạy cảm với giá và giá thấp sẽ kích thích thị phần tăng trưởng hơn nữa, hai là chi phí sản xuất và phân phối hạ xuống cùng với việc tích luỹ công việc, ba là giá thấp sẽ kích thích cạnh tranh thực tế và tiềm ẩn.

Dẫn đầu về chất lượng

Công ty P&G và Unilever đã và đang thực hiện mục tiêu trở thành người dẫn đầu thị trường về chất lượng sản phẩm. Với chiến lược chất lượng cao giá cao sẽ đem lại cho Công ty tỷ suất lợi nhuận cao.

Tối đa hoá lợi nhuận ngắn hạn

Khi các Công ty nhận thấy rằng môi trường kinh doanh cho phép học thực hiện mục tiêu tài chính. Công ty có xu hướng tối đa hoá lợi nhuận và doanh thu nên chiến lược giá của họ được ấn định sao cho họ thực hiện được mục tiêu trên

Một số Công ty đặt mục tiêu của mình là tối đa hoá doanh thu bởi vì họ cho rằng việc tăng tối đa doanh thu bán hàng sẽ dẫn đến tối đa hoá lợi nhuận lâu dài và tăng thị phần.

Dẫn đầu chủng loại hàng hoá

Thực ra mục tiêu này nhằm mục đích là bảo vệ thị phần của mình. Khi chủng loại hàng hoá tăng lên thì đối thủ cạnh tranh sẽ khó có thể tìm ra các "lỗ hổng" để chen chân vào từ đó làm bàn đạp mở rộng tấn công sang các thị trường khác. Chính vì vậy với năng lực sản xuất và khả năng tài chính của hai công ty nên cơ cấu sản phẩm rất đa dạng và phong phú cả về chủng loại, chất lượng cũng như mẫu mã...

Tạo lợi thế cạnh tranh

Nhằm bảo vệ vị trí của mình hoặc nâng cao hơn nữa vị thế của mình đè bẹp các đối thủ cạnh tranh. Công ty có thể thực hiện mục tiêu tạo ra lợi thế cạnh tranh. Vậy để tạo lợi thế cạnh tranh, Công ty có thể dùng các công cụ như sản phẩm, kênh phân phối, dịch vụ hoặc tạo ra các rào cản lớn...

Trên đây là những mục tiêu kinh doanh mà một Công ty có thể muốn đạt tới.

Một phần của tài liệu Hoạt động Marketing của các công ty nước ngoài kinh doanh hàng tiêu dùng tại Việt Nam (Trang 67 - 70)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(90 trang)
w