Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWhnăm (Trang 31)

4. Tổ chức thức hiện ĐTM

1.4.9. Tổ chức quản lý và thực hiện dự án

Hình thức quản lý thực hiện dự án

Dự án “Đầu tư Nhà máy ắc quy công suất 600.000 Kwh/năm” là dự án đầu tư mới của Công ty TNHH Long Sơn. Chủ đầu tư (Công ty TNHH Long Sơn) trực tiếp quản lý thực hiện dự án.

Tổ chức quản lý sản xuất

- Công nhân làm việc 8h/ca, 03 ca/ngày và 320 ngày/năm.

- Các bộ phận quản lý và phụ trợ làm việc theo giờ hành chính hoặc bố trí ca kíp khi có nhu cầu.

Hình 2. Sơ đồ tổ chức Nhà máy sản xuất ắc quy

Nhu cầu nhân lực

Căn cứ theo yêu cầu của công nghệ, chức năng – nhiệm vụ sản xuất của từng phân xưởng, việc biên chế nhân lực đảm bảo theo yêu cầu sản xuất như sau:

Bảng 1.7. Nhu cầu nhân lực và nguồn nhân lực cho Nhà máy

TT Công đoạn Số lượng Phương án

1 Đúc sườn, phụ kiện 16 Tuyển dụng mới

2 Bột chì 08 Tuyển dụng mới

3 Trát cao ủ thẻ 12 Tuyển dụng mới

4 Hoá thành 20 Tuyển dụng mới

5 Cắt thẻ 10 Tuyển dụng mới

6 Pha chế axit 06 Tuyển dụng mới

7 Kéo lụa 06 Tuyển dụng mới

8 Lắp ráp 72 Tuyển dụng mới

9 Hệ thống xử lý nước thải 06 Tuyển dụng mới

10 Vệ sinh công nghiệp 06 Điều động trong KCN

11 Lái xe 08 Điều động trong KCN

12 Quản lý phân xưởng 02 Tuyển dụng mới

13 Vật tư + kho 03 -

14 Cơ điện 12 50% điều động

15 KT- QA –KCS 08 Điều động

16 Lao động tiền lương + hành chính 05 Điều động

17 Công đoàn 01 Điều động

18 An toàn lao động 04 Điều động

19 Kế toán 05 Điều động PGĐ sản xuất PGĐ Kinh doanh Xử lý chất thải Khu sản xuất chính Phòng Xuất nhập khẩu Phòng Kinh doanh

Xưởng cơ điện

Phòng KCS Phòng Hành chính

Phòng Tài chính – Kế toán Phòng Bảo hành

TT Công đoạn Số lượng Phương án

20 Y tế 01 Điều động

21 Phục vụ nhà ăn 06 Tuyển dụng mới

22 Ban giám đốc 02 Điều động

Tổng 219 -

Chương 2

ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, MÔI TRƯỜNG VÀ KINH TẾ - XÃ HỘI 2.1. Điều kiện tự nhiên và môi trường

2.1.1. Điều kiện về địa lý, địa chất

Đặc điểm địa tầng của khu vực gồm 3 lớp:

- Lớp 1: có thành phần sét, sét pha, cát pha màu xám nâu, xám gụ. Lớp được hình thành do quá trình san lấp và vận chuyển vật liệu của con người, ngoài ra lớp 1 còn bao gồm cả lớp đất trồng trọt trên mặt và lớp đất thổ nhưỡng có trong khu vực. Lớp có diện phân bố tương đối rộng rãi trong vùng nghiên cứu vì vùng nằm trong khu vực chủ yếu là đồng ruộng và nằm ngay trên mặt đất, chiều dày của lớp dao động từ 0,3 – 0,4m. Chiều dày trung bình của lớp là 0,35m.

Về trạng thái của lớp, khi tiến hành nghiên cứu ngoài hiện trường thấy được kết quả đây là lớp có trạng thái kém ổn định, vì vậy khi thiết kế cũng như thi công tuyến đường cần bóc bỏ lớp này để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

- Lớp 2: Có thành phần bùn sét pha màu xám gụ, xám đen lẫn hữu cơ phân huỷ trung bình. Lớp có diện phân bố rộng khắp toàn tuyến. Trong các lỗ khoan khảo sát ngoài hiện trường lớp 2 bắt gặp ở hầu hết các lỗ khoan khảo sát. Tại các lỗ khoan gặp lớp, chiều sâu phân bố của lớp từ 0,2 – 0,4m và chiều sâu đáy lớp từ 4,1 – 5,4m, chiều dày của lớp dao động từ 3,8 – 5,0m. Tại các lỗ khoan có mặt của lớp, lớp được lớp 1 phủ trực tiếp lên trên.

Về thành phần đây là lớp bùn sét pha lẫn hữu cơ. Lớp được hình thành do quá trình lắng đọng vật liệu tại các khu vực sông hoặc ao.

Qua kết quả thí nghiệm các mẫu đất thấy rằng, lớp có tính ổn định kém với R0 = 0,52 kG/cm2, E0 = 56,5kG/cm2 và áp lực tiền cố kết Pc = 0,706 kG/cm2. Vì vậy khi thiết kế công trình cần bóc bỏ hoặc có biện pháp gia cố để không làm ảnh hưởng đến chất lượng của công trình.

- Lớp 3: Lớp cát pha mầu xám nâu, xám gụ, trạng thái dẻo. Đây cũng là lớp trầm tích được hình thành do quá trình tích tụ và lắng đọng các vật liệu sông, hồ. Trong khu vực đoạn tuyến lớp có diện phân bố rộng khắp toàn tuyến.

Tại các lỗ khoan khảo sát ngoài thực địa lớp có mặt tại tất cả các lỗ khoan. Đỉnh lớp nằm ở độ sâu từ 4,1 – 5,2m. Trong phạm vi nghiên cứu của các lỗ khoan chưa tìm hiểu chiều sâu phân bố của đáy lớp. Tại các lỗ khoan ngoài hiện trường chiều dày của lớp dao động từ 1,6 – 6,7m.

2.1.2. Điều kiện về khí tượng – thủy văna. Nhiệt độ không khí a. Nhiệt độ không khí

Khu vực nằm trong vùng có chế độ khí hậu nhiệt đới gió mùa: nắng, nóng, mưa nhiều, nhiệt độ và độ ẩm cao. Có hai mùa rõ rệt:

- Mùa khô kéo dài từ tháng 9 đến tháng 3 năm sau, thường khô, lạnh. - Mùa mưa kéo dài từ tháng 4 đến tháng 10.

- Nhiệt độ trung bình hàng năm: 240C. - Nhiệt độ cao nhất tuyệt đối: 38,40C. - Nhiệt độ thấp nhất tuyệt đối: 9,90C.

b. Lượng mưa

- Lượng mưa trung bình hàng năm: 1908,6 mm. - Số ngày mưa trung bình trong năm: 157,3 ngày.

- Lượng mưa trong các tháng mùa mưa chiếm khoảng 80% tổng lượng mưa trong năm, mùa khô lượng mưa thấp hơn chỉ chiếm khoảng 20%.

- Mưa nhiều nhất vào các tháng 7 (248,2mm), tháng 8 (352,0mm), tháng 9 (358,7mm).

- Mưa ít nhất vào các tháng 12 (25,8mm), tháng 1 (21,4mm), tháng 2 (28,3mm).

c. Độ ẩm không khí

Độ ẩm không khí trung bình tháng của tỉnh Ninh Bình tương đối cao, dao động từ 75 - 90%, thấp nhất là các tháng 11, 12 và tháng 1. Thời gian này có biểu khí hậu chung của mùa đông hanh khô ở miền Bắc nên độ ẩm trung bình

trong không khí sẽ thấp hơn so với các tháng khác trong năm. Độ ẩm tương đối trung bình tháng cao nhất là các tháng 2, 3, 9 và 10. Thống kê độ ẩm không khí trung bình hàng năm được thể hiện ở bảng 2.1.

Bảng 2.1. Độ ẩm không khí trung bình của tỉnh Ninh Bình

Năm Đặc trưng Tháng 1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm 2004 Trung bình 83 88 83 87 84 78 82 88 87 79 77 75 83 Nhỏ nhất 44 45 35 50 39 52 55 61 54 41 40 30 30 2005 Trung bình 85 87 87 88 85 80 82 86 86 76 79 76 83 Nhỏ nhất 47 42 41 63 54 46 51 57 58 43 41 31 31 2006 Trung bình 83 90 87 89 87 84 87 90 90 87 89 83 87 Nhỏ nhất 33 56 48 60 63 52 62 67 61 56 63 43 33 2007 Trung bình 79 89 89 86 82 82 82 87 79 85 81 75 83 Nhỏ nhất 44 70 41 49 36 50 53 58 40 60 38 33 33 2008 Trung bình 75 88 93 85 83 80 82 86 84 82 71 84 83 Nhỏ nhất 26 31 63 55 49 44 53 61 50 45 37 51 26

Nguồn: Trạm Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình, 2009.

Nhìn chung từ năm 2003 - 2007 độ ẩm không khí trung bình hàng năm có giá trị chung là 83%, riêng năm 2006 là 87% (đây cũng là năm có lượng mưa cao nhất trong 5 năm trở lại đây).

- Độ ẩm trung bình cực tiểu trong ngày có thể xuống đến 26 - 33%.

d. Bức xạ mặt trời

Chế độ nắng liên quan trực tiếp tới chế độ bức xạ và tình trạng mây che phủ. Vào tháng 2 và 3, số giờ nắng ít nhất trong năm, chỉ khoảng 10 - 50 giờ, đây cũng là thời gian có tổng lượng bức xạ thấp, trời u ám, nhiều mây. Tháng có số giờ nắng cao nhất thường rơi vào tháng 5 đến tháng 7, tổng số giờ nắng có thể lên đến 150 - 200 giờ. Số giờ nắng trung bình hàng năm của Ninh Bình được thể hiện ở bảng 2.2.

Bảng 2.2. Tổng số giờ nắng của tỉnh Ninh Bình

Năm trưngĐặc 1 2 3 4 5 6 Tháng7 8 9 10 11 12 Năm

2003 Tổng 124,7 62,6 69,2 136,4 193,3 171,4 270,7 121,8 142,0 158,7 126,1 94,0 1670,9 Lớn nhất 9,3 9,4 10,2 10,5 11,4 11,3 12,1 10,4 11,1 9,8 9,3 8,6 12,1 2004 Tổng 30,8 68, 4 49,4 77,5 137,2 216,0 95,8 164,5 131,6 108,0 130,7 133,2 1343,1 Lớn nhất 4,7 8,9 9,2 10,5 10,7 11,3 10,9 11,5 9,2 9,3 9,3 9,4 11,5 2005 Tổng 64,3 9,7 29, 8 85,7 211,1 132,6 211,5 129,9 150,8 117,4 133,0 53,9 1329,7 Lớn nhất 5,5 2,9 8,6 11,0 11,5 10,7 12,1 10,7 10,9 10,7 10,1 8,5 12,1 2006 Tổng 72,6 24, 3 26,6 126,8 185,6 187,2 145,7 106,0 175,8 131,8 150,3 75,4 1408,1 Lớn nhất 9,6 7,0 6,7 9,4 11,0 11,5 11,9 11,3 11,0 9,0 9,8 8,7 11,9 2007 Tổng 49,4 51, 5 11,8 78,4 144,6 227,5 253,9 113,1 121,1 80,6 144,8 34,2 1310,9 Lớn 8,6 7,9 5,3 9,8 11,3 12,1 12,0 9,2 10,8 8,6 9,4 8,3 12,1

Nguồn: Trạm Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình, 2009

Như vậy tại Ninh Bình nắng nhất vào các tháng 5, 6, 7.

e. Tốc độ gió và hướng gió

Khu vực Ninh Bình có tốc độ gió trung bình khoảng 1,2 - 1,6 m/s, tốc độ gió cao nhất có thể đạt tới 20 m/s. Hướng gió chủ yếu là Đông Bắc và Tây Nam.

Bảng 2.3. Chế độ gió của tỉnh Ninh Bình

Năm trưngĐặc

Tháng

1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 Năm

2003 Vtb 2,0 2,0 2,0 2,0 1,0 2,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,6

Vmax 1 8 8 14 10 14 20 10 8 9 7 8 20

Hướng NE S SE NNE SW SSW NNW ENE NNE NE NE NE NNW

2004 Vtb 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,2 Vmax 11 6 7 6 7 13 7 12 7 8 9 8 13 Hướng SW NE S NE NNE SW SE NNW N N N NNW SW 2005 Vtb 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0 1,3 Vmax 6 7 7 6 6 6 20 8 20 8 8 8 20 Hướng N S N ENE SSW S SW SW NE N N N SW 2006 Vtb 1,0 2,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 1,0 2,0 1,2 Vmax 6 5 7 8 10 12 8 8 8 6 6 7 12 Hướng SW SSW N NNE N N SW NE NNW N S NNW N 2007 Vtb 1,0 1,0 2,0 2,0 1,0 2,0 1,0 1,0 2,0 2,0 2,0 1,0 1,5 Vmax 7 5 6 6 10 6 7 6 8 8 8 6 10 Hướng N S N SE N W NW N N NNW N S N

Nguồn: Trạm Khí tượng - Thuỷ văn tỉnh Ninh Bình, 2009 Ghi chú: Vtb :vận tốc trung bình; Vmax: vận tốc lớn nhất

Gió là yếu tố khí tượng có ảnh hưởng lớn đến sự lan truyền các chất ô nhiễm trong không khí và làm xáo trộn các chất ô nhiễm trong nước. Tốc độ gió càng lớn thì chất ô nhiễm trong không khí lan toả càng xa nguồn ô nhiễm và nồng độ chất ô nhiễm được pha loãng tốt hơn bởi không khí sạch.

f. Điều kiện thủy văn

Tại khu vực dự án, có sông Đáy. Sông có chiều dài khoảng 240 km,là một phận lưu của sông Hồng. Sông Đáy nhận nước của sông Hồng ở địa phận Hà Nội giữa huyện Phúc Thọ và huyện Đan Phượng.

Đoạn sông chảy qua tỉnh Ninh Bình tại ngã ba Gián Khẩu, cách thành phố Ninh Bình khoảng 10 km về phía Bắc, được gọi sông Gián Khẩu.

Sông Đáy là một phân lưu tự nhiên của sông Hồng, bắt nguồn từ cửa Hát Môn, huyện Đan Phượng, Hà Nội, chính vì vậy đặc điểm dòng chảy sông ngòi lưu vực sông Đáy mang những đặc trưng cơ bản chung của dòng chảy hệ thống sông Hồng- Thái Bình.

- Đặc điểm cơ bản về chế độ thuỷ văn trên lưu vực sông Đáy:

Chế độ thuỷ văn lưu vực sông Đáy cũng trền nền chế độ thuỷ văn đồng bằng Bắc Bộ. Mùa lũ thường bắt đầu từ tháng VI, VII và kết thúc vào tháng X, XI. Lượng dòng chảy mùa lũ thường chiếm từ 75- 85% lượng dòng chảy năm. Tháng có dòng chảy lớn nhất là tháng VII hoặc tháng IX và tháng có lượng dòng chảy nhỏ nhất là tháng II.

Dòng chảy năm và phân phối dòng chảy năm: Dòng chảy mặt sông Đáy sinh ra bởi mưa trên bề mặt lưu vực và nguồn nước từ dòng chính sông Hồng, nó tuân theo quy luật chung của Bắc Bộ là phân theo hai mùa rõ rệt là mùa lũ và mùa cạn.

Phải nói rằng dòng chảy cả mùa lũ và mùa kiệt trên sông Đáy chịu tác động hết sức mạnh mẽ của dòng chính sông Hồng. Nguồn nước mặt của sông Đáy sản sinh do nội tại lưu vực thì số liệu ở các trạm thuỷ văn như Chí Thuỷ, Ba Thá, Tân Lang, Phủ Lý, Gián Khẩu… đều không gián tiếp thì trực tiếp tác động bổ sung của nguồn nước chính sông Hồng. Chế độ dòng chảy các chi lưu trong lưu vực đều mang nhiều đặc tính như: vừa là sông miền núi, vừa là sông đồng

bằng, vừa chịu tác động của dòng sông lớn, của thuỷ triều lại chịu tác động của con người. Chế độ dòng chảy của các sông suối từ dãy núi phía Tây phản ánh rõ nét mối qua hệ giữa mưa và dòng chảy.

Dòng chảy năm tổng lượng dòng chảy trung bình nhiều năm của cả năm trên lưu vực khoảng 28,8 x 109 m3 (trong đó nguồn nước đưa từ sông Hồng qua sông Đào, Nam Định khoảng 25,8 x 109 m3 chiếm 89 ÷ 90% lượng dòng chảy sông Đáy, còn lại khoảng 3,0 x 109 m3 là nước mưa đổ về từ các chi lưu của lưu vực). Do lượng nước dồi dào chuyển từ sông Hồng sang kết hợp với tác động thuỷ triều nên lưu lượng giao lưu từ dưới Phủ Lý khá lớn. Phần trung và thượng lưu sông Đáy và các chi lưu phía Tây dòng chảy phân bố theo mùa khã rõ rệt (mùa lũ từ tháng VI đến tháng X và mùa khô từ tháng XI đến thánh V năm sau). Tháng nhiều nước nhất trong năm là tháng IX và tháng ít nước nhất trong năm là tháng III.

Mực nước đỉnh lũ:

Bảng 2.4. Mực nước cao nhất một số năm tại các vị trí trên sông Đáy

Đơn vị: m STT Vị trí Các năm 1969 1971 1978 1985 1 Đập Đáy 11,54 13,21 - - 2 La Khê 8,34 10,84 - - 3 Ba Thá 5,39 7,68 6,32 6,17 4 Vân Đỉnh 4,27 6,4 - - 5 Tân Lang 3,49 5,22 - 4,89 6 Phủ Lý 3,29 4,13 4,33 4,6 7 Gián Khẩu 3,05 3,74 3,92 4,58 8 Ninh Bình 3,03 3,63 3,48 4,11 9 Độc Bộ 2,98 3,44 2,51 3,29 10 Như Tân 1,56 1,14 1,71 1,85 11 Bến Đế 3,01 4,07 5,43 5,46 12 Nam Định 5,12 5,77 4,29 4,82

Nguồn: Trung tâm dữ liệu Thủy văn quốc gia Bảng 2.5. Một số đặc trưng địa hình của các lưu vực thuộc hệ thống sông Đáy

TT Tên lưu vực Trạm khống chế Diện tích (km2) Chiều dài sông (km) Chiều rộng trung bình lưu vực (km) Hệ số uốn khúc 1 Sông Tích Chí Thuỷ Ba Thá 1047 1330 91 14,6 2

2 Sông Thanh Hà Đục Khê 271 40 9 1,2

3 Sông Bôi - Hoàng Long Hưng Thi Gián Khẩu 825 1550 125 18,5 1,2 2,5 4 Sông Đáp Bến Đế 91 29 4,6 1,7 5 Sông Lạng Bến Đế 204 31,5 6,3 1,8 6 Sông Nhuệ Phủ Lý 1070 80 13,4 1,1 7 Sông Đào Độc Bộ 185 27 6,8 0,7

8 Sông Châu Giang Phủ Lý 368 27 14 0,8

Nguồn:Báo cáo tổng hợp dự án Đánh giá khả năng phân lũ sông Đáy và sử dụng lại các khu phân chậm lũ, đề xuất các phương án xử lý khi gặp lũ khẩn cấp.

2.1.3. Hiện trạng các thành phần môi trường tự nhiêna. Hiện trạng môi trường không khí a. Hiện trạng môi trường không khí

Ngày 16/10/2010 đoàn khảo sát đã tiến hành lấy 8 mẫu không khí xung quanh khu vực dự án, và trong khuôn viên dự án. Vị trí lấy mẫu được thể hiện trong bảng 2.6 và kết quả phân tích được thể hiện trong bảng 2.7 và 2.8.

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWhnăm (Trang 31)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w