Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn hoạt động

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWhnăm (Trang 78 - 101)

4. Tổ chức thức hiện ĐTM

4.1.2. Biện pháp giảm thiểu tác động xấu trong giại đoạn hoạt động

Biện pháp

- Quy định xe vận chuyển phải che đậy kín thùng xe.

- Thực hiện phun nước, giảm thiểu bụi tại khu vực gần cổng ra vào.

Sử dụng 1 ô tô có bồn phun nước (xe téc) phun nước vào tuyến đường vận chuyển. Tiêu chuẩn tưới là 1,2 lít/m2 (TCXD 33:2006).

Thời gian dự kiến phun nước đường vận chuyển như sau:

o Mùa nắng: 4 lần/ngày (8h, 10h, 13h, 15h)

o Mùa mưa: 2 lần/ngày (phun vào những ngày không có mưa).  Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: dễ áp dụng. Khi áp dụng các biện pháp này, nồng độ bụi phát sinh và phát tán ra môi trường giảm đáng kể.

- Tính khả thi: cao. Chủ đầu tư cỏ thể chủ động áp dụng.

b. Giảm thiểu ô nhiễm bụi tại khuôn viên khu vực Nhà máy

Biện pháp

- Tăng cường công tác vệ sinh công nghiệp.

- Tổ chức, bố trí bộ phận, đội ngũ thu dọn vệ sinh khu vực. - Quy hoạch các địa điểm tập kết hợp lí.

- Các nhà kho chứa được thiết kế kín, có mái che.  Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: dễ áp dụng. Hạn chế bụi phát tán ra môi trường.

- Tính khả thi: cao. Chủ đầu tư chủ động thực hiện.

b. Giảm thiểu ô nhiễm khí thải từ phương tiện vận tải, máy móc sản xuất

Biện pháp

- Sử dụng các thiết bị vận tải, phương tiện máy móc sản xuất còn niên hạn, đảm bảo tiêu chuẩn.

- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì các thiết bị, máy móc phục vụ cho hoạt động sản xuất.

Đánh giá chung biện pháp áp dụng

- Ưu điểm: giảm thiểu được lương khí thải độc hại phát sinh.

- Nhược điểm: các biện pháp trên chỉ giảm thiểu tác động, nhưng không làm giảm tổng tải lượng khí thải phát sinh đối với toàn bộ dự án.

- Tính khả thi: chủ đầu tư đều có thể chủ động áp dụng.

c. Biện pháp khống chế đề xuất giảm thiểu ô nhiễm hơi, khí và bụi trong quá trình tạo bột chì

• Để khống chế ô nhiễm do hơi khí độc hại (hơi chì) và bụi (chì) phát sinh từ quá trình sản xuất bột chì, dự án sẽ đầu tư trang bị cụm thiết bị xử lý bao gồm: Miệng thu hơi khí và bụi – hệ thống ống dẫn khí ô nhiễm – Cyclon thu bụi – tháp hấp thụ hơi khí – ống thoát khí sau xử lý.

• Cơ chế hoạt động của cụm thiết bị như sau: luồng khí mang hơi khí độc hại và bụi phát sinh từ khâu nghiền, trộn bột chì – nhờ áp suất âm trong toàn bộ cụm thiết bị được tạo bởi quạt hút – sẽ đi vào Cyclon thu bụi. Khi không khí đi vào Cyclon, sẽ đi theo ống hình xoắn bao quanh 1/2 chu vi của Cyclon tạo cho luồng không khí thổi vào sẽ chuyển động cong theo thành Cyclon với tốc độ lớn (từ 12 ÷ 20 m/s). Lực ly tâm tác dụng lên các hạt bụi, ép chúng vào thành Cyclon. Các hạt bụi chạm nhau, nặng hơn không khí nhiều lần nên rơi xuống bộ phận hứng bụi và được sử dụng lại hoàn toàn. Không khí sạch bụi sẽ được thoát ra khỏi Cyclon theo một ống đặt ở trung tâm của Cyclon (miệng ống nằm ở tâm chiều cao thùng hay trên tâm của chiều cao thùng một đoạn nhỏ). Hiệu quả xử lý của Cyclon đạt từ 80 ÷ 90% và thu được các hạt bụi có đường kính từ 10 ÷ 100 µm.

• Sau khi ra khỏi Cyclon – không khí lúc này đã sạch bụi – sẽ được quạt hút đẩy vào tháp hấp thụ. Khi đi vào tháp hấp thụ, khí thải sẽ chuyển động theo chiều từ dưới lên, đi qua lớp vật liệu đệm (các tấm PVC). Dạng phân phối dung dịch hấp thụ dung dịch Ca(OH)2 ) được bố trí phía bên trên tháp sẽ phun dung dịch từ trên xuống, rơi vào lớp vật liệu đệm và tại đây sẽ xảy ra hiện tượng tiếp xúc giữa hai pha khí – lỏng.

• Dung dịch hấp thụ sẽ được sử dụng tuần hoàn. Khi hao hụt sẽ được châm thêm với một khối lượng tương ứng với khối lượng đã bị hao hụt. Lượng cặn từ tháp hấp thụ định kỳ sẽ được lấy ra và đem xử lý chung

với chất thải rắn (biện pháp xử lý sẽ được nêu chi tiết ở phần “xử lý chất thải rắn”.

• Sau khi được hấp thụ, khí tiếp tục đi qua bộ phận khử mùi (hơi nước) để tách ẩm và thoát qua ống thải ra ngoài môi trường. Hiệu quả xử lý hơi khí của tháp hấp thụ đạt từ 95 ÷ 98%.

Hình 4.2. Sơ đồ công nghệ xử lý khí, hơi chì trong quá trình tạo bột chì

d. Biện pháp đề xuất giảm thiểu ô nhiễm hơi chì, hơi axít và mù axit từ quá trình nấu chảy chì và quá trình định hình, lưu hóa, hóa thành lá cực

Sơ đồ khối công nghệ xử lý :

Hình 4.3. Sơ đồ khối công nghệ xử lý hơi chì từ quá trình nấu chì đúc bản cực

Mái tường phân

xưởng Ống thoát khí

sau xử lý Cửa trong suốt

để quan sát

Đường ống nước hấp

thụ Đường ống dẫn khí

chứa bụi và hơi chì

Chì nấu

chảy

Cyclon thu bụi

Ngăn chứa bụi thu hồi (được tái sử dụng

hoàn toàn) Tháp hấp thụ Quạt hút Thiết bị nghiền, trộn nguyên liệu Bơm Tường nhà xưởng Tháp hấp thụ đặt bên ngoài tường nhà xưởng

Quạt hút Lò nấu chì thỏi

Các tháp hấp thụ trên có thiết kế chi tiết tương tự như tháp hấp thụ trong công nghệ xử lý hơi chì từ quá trình sản xuất bột chì

Mô tả công nghệ xử lý :

• Công nghệ xử lý hơi chì từ quá trình nấu chì đúc bản cực: Tại lò nấu chì, chỉ trừ những lúc nạp chì thỏi vào, nắp lò sẽ được đậy kín. Trên nắp lò trích ra một lỗ để thoát khí, lỗ thoát khí được nối liền với đường ống dẫn khí về tháp hấp thụ. Không khí chứa hơi chì phát sinh từ lò nấu chì thoát qua lỗ thoát khí, theo đường ống dẫn về tháp hấp thụ, được xử lý hơi chì và được thải ra môi trường ngoài qua ống thải.

• Công nghệ xử lý hơi axít từ quá trình sạc bản cực: Khác với tình trạng không khí chứa hơi chì thoát ra từ lò nấu chì – là nguồn phát sinh ô nhiễm có tính tập trung (do đó chỉ cần 1 chụp hút và 1 đường ống dẫn khí) – không khí ô nhiễm hơi axít tại phân xưởng sạc bản cực là nguồn ô nhiễm có tính phân tán trong không gian rộng của phân xưởng sạc bản cực, do đó để thu được lượng không khí chứa hơi axít, chủ dự án sẽ bố trí hệ thống hút gió ngay trên phía trên các thùng sạc bản cực. Với hệ thống hút gió sẽ đảm bảo thu gom gần như toàn bộ lượng không khí nhiễm hơi axít và đưa chúng về tháp hấp thụ trước khi thải chúng ra ngoài môi trường.

Hình 4.4. Sơ đồ khối công nghệ xử lý hơi và mù axít

e. Biện pháp đề xuất giảm thiểu ô nhiễm bụi từ quá trình sản xuất

Biện pháp :

Đường ống dẫn ngoài tường Tháp hấp thụ đặt bên nhà xưởng Chụp hút

• Để khống chế các nguồn bụi ô nhiễm trên, chủ dự án sẽ đầu tư lắp đặt và đưa vào sử dụng 1 cụm thiết bị (bao gồm hệ thống chụp hút ngay tại các bàn thao tác của công nhân, hệ thống đường ống dẫn khí, Cyclon thu bụi bước 1 và thiết bị lọc bụi túi vải để xử lý bước 2) tại phân xưởng sản xuất.

• Cơ chế hoạt động của cụm thiết bị này như sau (cụm thiết bị tại phân xưởng lắp ráp, cắt, sản xuất ắc-quy): Luồng khí mang bụi phát sinh từ khâu gia công – nhờ áp suất âm trong toàn bộ cụm thiết bị được tạo bởi quạt hút – sẽ qua các chụp hút được bố trí ngay tại bàn thao tác đi vào Cyclon thu bụi. Cyclon trong cụm thiết bị này là giai đoạn xử lý bước 1 (Cyclon thu được các hạt bụi có đường kính từ 10 ÷ 50 µm). Sau khi được xử lý bằng Cyclon – không khí lúc này đã được loại bỏ từ 80 ÷

90% lượng bụi – sẽ tiếp tục được hút vào thiết bị lọc bụi túi vải.

• Khi đi vào thiết bị lọc bụi túi vải, không khí mang bụi còn sót lại sẽ được hút theo chiều từ dưới lên, xuyên qua thành túi vải và tập trung thoát ra khỏi thiết bị từ phía trên. Không khí sạch sau khi ra khỏi thiết bị lọc bụi túi vải sẽ theo đường ống dẫn và đi ra môi trường ngoài dưới tác dụng của quạt hút (quạt hút ở đây cũng chính là tác nhân tạo lực hút trong toàn bộ cụm thiết bị).

• Lượng bụi thu hồi từ cụm thiết bị sẽ được lấy ra và đem xử lý chung với chất thải rắn (biện pháp xử lý sẽ được nêu chi tiết ở phần “Xử lý chất thải rắn” của báo cáo này).

• Tương tự, cụm thiết bị lắp đặt tại phân xưởng sản xuất khuôn cũng có cơ chế hoạt động như trên.

Đánh giá chung biện pháp:

- Ưu điểm : Hiệu quả xử lý bụi của cụm thiết bị đạt từ 95 ÷ 98%.

- Nhược điểm : Chi phí cao, phụ thuộc vào quy trình vệ sinh, giũ bụi, bảo dưỡng các chi tiết thiết bị.

Hình 4.5. Sơ đồ khối công nghệ xử lý bụi từ quá trình sản xuất

f. Biện pháp đề xuất giảm thiểu ô nhiễm hơi khí hàn

Theo sơ đồ công nghệ, hơi khí hàn chỉ có thể phát sinh từ công đoạn hàn nắp, để giảm thiểu, chủ đầu tư cho lắp đặt các thiết bị thu khí và bụi rồi đưa vào hệ thống xử lý bụi.

 Sau khi xử lý nồng độ các khí thải trong sản xuất có hiệu quả giảm rõ rệt.

g. Biện pháp đề xuất giảm thiểu ô nhiễm mùi từ hệ thống xử lý nước thải

- Để tránh hiện tượng không khí bốc hơi mùi khó chịu ra môi trường không khí thì hệ thống bể phải có nắp đậy kín. Hệ thống cống thu gom được bố trí vị trí hợp lý cuối hướng gió (phía cuối Nhà máy) để tránh bốc mùi khó chịu cho khu vực xung quanh.

- Giảm thiểu ô nhiễm môi trường không khí cần phải đảm bảo cấp không khí đều và duy trì chế độ nhiệt phân hủy. Duy trì tốt hoạt động của hệ thống cung cấp không khí. Đảm bảo hệ thống khống chế nhiệt độ tự động tốt.

- Có hai loại mùi phát sinh trong quá trình xử lý nước thải. Loại mùi chính phát sinh ở khu vực xử lý sơ bộ, loại mùi còn lại phát sinh khi xử ký nước thải bằng phương pháp vi sinh. Tuy nhiên, do mùi phát sinh trong quá trình xử lý sơ bộ và xử lý nước thải bằng phương pháp vi sinh không có hại cho con người và

Bàn thao tác của công nhân

Chụp hút được bố trí ngay bàn

thao tác

Đường ống dẫn khí

Ngăn chứa bụi thu hồi Quạt hút Ống thoát khí sau xử lý Mái và tường phân xưởng Ống mềm Cyclon Túi vải

khu vực xung quanh cách xa khu dân cư nên hệ thống khử mùi đặc biệt là không cần thiết. Do vậy hệ thống khử mùi chỉ cần lắp đặt tại khu vực xử lý sơ bộ.

+ Hệ thống khử mùi: Khí thoát ra từ điểm gây mùi hôi thối chủ yếu là từ bể aeroten, tại bể được thiết kế nắp đậy có hệ thống khử mùi cacbon hoạt tính đặt trên nắp khối bể aeroten. Các lỗ rỗng trong hạt Cacbon hoạt tính có khả năng hấp phụ tốt, đạt hiệu suất cao trong việc loại bỏ Sunfua hydro, amoniac và các mùi khó chịu khác. Tại các khu vực thiết bị phát sinh mùi (Vị trí xử lý yếm khí) lắp đặt các thiết bị thu, hút khí đưa về hệ thống khử mùi.

Ngoài ra, Chủ đầu tư cũng sẽ kết hợp các biện pháp sau để giảm thiểu nguồn gây ô nhiễm môi trường không khí.

+ Trồng cây xanh xung quanh khu vực trạm xử lý. Cây được trồng kín có các tầng lá và chiều cao tán từ mặt đất đến độ cao tối thiểu 5m. Tỷ lệ trồng cây xanh khu vực trạm xử lý nước thải chiếm khoảng 6% tổng diện tích đất.

h. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do hoạt động của máy phát điện

Vì hoạt động của máy phát điện không thường xuyên, do đó lưu lượng khí thải phát sinh không nhiều và gián đoạn. Tuy nhiên để hoạt động của máy phát điện không gây ra các tác động đến chất lượng môi trường không khí xung quanh, chủ đầu tư sẽ bố trí chụp hút, đường ống dẫn và quạt hút tại vị trí đặt máy phát điện dự phòng, đưa khí thải đến tháp hấp thụ xử lý phần khí gây độc hại và thoát ra ngoài môi trường không khí bên ngoài qua ống khói.

Chiều cao ống khói như sau:

- Cmax: nồng độ SO2 cho phép trong không khí xung quanh.

- Với khu công nghiệp: Cmax = 0,5 mg/m3 do lưu lượng thải không liên tục. - M: tải lượng ô nhiễm ước tính khoảng: M = 0,25 g/s

- V: Lưu lượng khí thải, V = 0,5 m3/s.

- F: hệ số vô thứ nguyên tính đến vận tốc lắng chất ô nhiễm trong khí quyển. Đối với chất ô nhiễm ở thể khí F = 1.

- ∆T: hiệu nhiệt độ khí thải Tk = 60oC và khí quyển Tkk = 35oC  ∆T = 25oC.

- m,n = 1: các hệ số vô thứ nguyên tính đến điều kiện thoát khí thải từ cổ ống khói.

- A: hệ số phụ thuộc sự phân bố nhiệt theo chiều cao khí quyển, được chọn cho điều kiện khí tượng nguy hiểm. Trong tính toán chọn A = 200.

- Chiều cao ống khói: 15,2m

0,5.25 0,5 1 x 1 x 1 x 0,25 x 200 C A.M.F.m.n H 3 3 max = = ∆ = T V Cách bố trí ống khói:

Chủ đầu tư nên bố trí ống khói ở vị trí thích hợp, ở những khu vực kỹ thuật riêng, cách xa khu vực bếp ăn, phân xưởng sản xuất, miệng ống khói phải ở cuối hướng gió chủ đạo của khu vực, sao cho miệng ống không nhằm vào các khu vực nêu trên.

Biện pháp kiểm tra, quản lý đối với biện pháp giảm thiểu khí thải:

+ Đảm bảo các thiết bị kiểm soát ô nhiễm, bao gồm túi lọc khí, bộ rửa khí và các thiết bị khác được lắp đặt và hoạt động.

+ Thực hiện kiểm tra hoạt động của thiết bị khống chế ô nhiễm trong quá trình sản xuất để đảm bảo thiết bị hoạt động theo dự tính và các thiết bị đủ năng lực giảm thiểu khí thải.

+ Đảm bảo chiều cao ống khói tối thiểu 30m, được nối chụp hút với các nguồn thải khác nhau.

+ Đảm bảo rằng thiết bị khống chế ô nhiễm hoạt động trong suốt quá trình sản xuất tại các khu vực Nhà máy.

h. Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung

h.1. Biện pháp

- Thiết kế các bộ phận giảm âm ngay khi lắp đặt các máy móc thiết bị:

+ Gắn vào đầu ra của máy phát điện thiết bị giảm âm hoặc bố trí trong buồng tiêu âm để hút tiếng ồn của dòng khí đối với ống thải hoặc quạt giải nhiệt của máy phát điện.

+ Nếu có thể, cách ly hợp lý các nguồn gây ồn ra vị trí riêng biệt (ví dụ bố trí cách ly xa máy phát điện với khu vực sản xuất nhằm tránh hiện tượng tiếng ồn, rung tập trung trong một khu vực hẹp).

+ Đúc móng máy đủ khối lượng (bê tông mác cao), tăng chiều sâu móng, đào rãnh đổ cát khô để tránh rung theo mặt nền.

+ Kiểm tra độ mòn chi tiết và thường kỳ cho dầu bôi trơn hoặc thay những chi tiết hư hỏng.

+ Bộ phận kỹ thuật của Nhà máy thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, thay thế các chi tiết hư hỏng kịp thời.

+ Bố trí thời gian lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại nơi có tiếng ồn cao.

+ Bộ phận giám sát của Nhà máy sẽ có kế hoạch kiểm tra và theo dõi chặt

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWhnăm (Trang 78 - 101)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(134 trang)
w