4. Tổ chức thức hiện ĐTM
3.1.1. Giai đoạn xây dựng cơ sở hạ tầng
a. Nguồn tác động
a.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải
Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được tổng hợp tại bảng 3.1.
Bảng 3.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng cơ bản
TT Loại tác động Hoạt động phát sinh
1 Phát sinh bụi
Xây dựng các hạng mục công trình: nhà điều hành, nhà kho, xưởng, trạm biến áp…
Vận chuyển nguyên vật liệu 2 Phát sinh khí thải
Hoạt động của máy móc xây dựng, thiết bị thi công tại công trường
Hoạt động của xe vận chuyển nguyên vật liệu. 3 Phát sinh chất thải rắn
3.1 Chất thải rắn thông thường Hoạt động xây dựng, cán bộ công nhân viên thi công. 3.2 Chất thải nguy hại Hoạt động sửa chữa, bảo dưỡng các phương tiện
cơ giới, máy móc. 4 Phát sinh nước thải
4.1 Nước mưa Nước mưa chảy trực tiếp vào công trường 4.2 Nước thải sinh hoạt Cán bộ công nhân viên làm việc tại khu vực.
a.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải
Nguồn phát sinh liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng được tổng hợp tại bảng 3.2.
Bảng 3.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn xây dựng
TT Loại tác động Hoạt động phát sinh
1 Phát sinh tiếng ồn Hoạt động của các thiết bị máy móc, thi công 2 Phát sinh chấn động, rung Hoạt động của phương tiện cơ giới thi công 3 Tệ nạn, an ninh trật tự địa
phương nơi triển khai dự án Tập trung lao động
b. Đối tượng bị tác động
b.1. Tác động đến môi trường không khí
Giả thiết lượng nguyên vật liệu phục vụ cho giai đoạn thi công xây dựng được vận chuyển bằng xe tải 15 tấn thì thải lượng bụi do xe tải chạy trên đường đất được tính theo công thức sau:
E= 1,7k. 365− 365 ) 4 ( ) 7 , 2 )( 48 )( 12 ( s S W 0,7 w 0,5 p
(Nguồn: Air Chief, Cục Môi trường Mỹ, 1995)
Trong đó:
E – Lượng phát thải bụi, kg bụi/(km)
k- Hệ số để kể đến kích thước bụi, (k=0,8, cho bụi có kích thước nhỏ hơn 30µm). s- Hệ số để kể đến loại mặt đường (đường đất, s=6,4).
S- Tốc độ trung bình của xe tải (S=30km/h). W- Tải trọng của xe, 15 tấn.
w- Số lốp xe của xe ô tô (10 lốp). p- Số ngày mưa trung bình năm.
Bảng 3.3. Hệ số kể đến loại mặt đường - s
Loại đường Khoảng giá trị Trung bình
Đường dân dụng 1,6-6,8 12
Đường đô thị 0,4-13 5,7
(Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources) Bảng 3.4. Hệ số kể đến kích thước bụi – k
Kích thước bụi, micron <30 30-15 15-10 10-5 5-2,5
Hệ số k 0,8 0,5 0,36 0,2 0,095
(Theo Air Chief, chương 13, Fugitive Dust Sources)
Dự báo thải lượng bụi do xe tải vận chuyển, bỏ qua ảnh hưởng của ngày có mưa (p=0), thay các số liệu trên vào công thức xác định E = 2,377 kg.bụi/km
Với tiến độ quá trình xây dựng, lắp đặt được thực hiện trong 9 tháng lưu lượng xe ước tính trong giờ là 1 xe (Nguồn: Công ty TNHH Long Sơn, căn cứ vào quá trình đầu tư các nguyên vật liệu phục vụ công tác xây dựng), vận tốc xe trung bình là 30km/h. Theo kết quả thực nghiệm của Cục Bảo vệ Môi trường Mỹ, lượng bụi phát sinh từ mặt đường tuân theo quy luật sau:
K = 0,81.E. V n L − 365 365 ) 50 ( , kg bụi/km.ngày Trong đó:
V- Tốc độ trung bình luồng xe, km/h, lấy V= 30km/h,
N- Số ngày mưa trong năm có lượng mưa ít hơn 254mm/ngày, ngày, (lấy n=0), L– Mật độ xe trung bình [lưu lượng xe (xe/h) chia cho tốc độ luồng xe trung bình (km/h)], xe/km: 0,033 xe/km,
Thay các dữ liệu vào công thức trên: => K = 0,81. 2,377.
50 30
.0,033 = 0,038 kg bụi/km.ngày. Khí thải:
Khí thải phát sinh từ các hoạt động của máy móc và thiết bị thi công có sử dụng các nguồn nguyên nhiên liệu hóa học.
Căn cứ tài liệu của WHO cung cấp về hệ số ô nhiễm của các khí thải khi sử dụng 1 tấn dầu đối với động cơ đốt trong được liệt kê trong bảng 3.5:
Bảng 3.5. Hệ số phát thải đối với động cơ sử dụng dầu DO
TT Thông số Hệ số phát thải (kg/tấn dầu)
1 SO2 2,075S
2 NOx 14,4
3 HC 0,8
4 CO 2,9
(Nguồn: WHO, Rapid Environmental Assessment, 1993)
Thời gian ca máy hoạt động trong giai đoạn này dự kiến là 9 tháng: tương đương với 270 ca máy (1 ngày 2 ca).
- Định mức dầu sử dụng cho công tác vận tải là 72,9 lít/ca (căn cứ vào thông số kỹ thuật chung của xe Hyundai HD-270, 15 tấn) cho công tác vận tải => lượng dầu Diezen sử dụng = 270x72,9 = 19.683 lít.
Do tỷ trọng của dầu từ 0,78 – 0,83. Chọn tỷ trọng của dầu sử dụng trong dự án là 0,8.
Lượng dầu sử dụng trong 1 ngày là: 72,9 x 0,8 = 58,32(kg) = 0,0583 (tấn). Từ số liệu trình bày ở bảng 3.5, dự báo được lượng khí thải của các động cơ phát sinh trong quá sinh vận chuyển đất đá với lượng dầu sử dụng bình quân trong ngày được trình bày trong bảng 3.6.
Bảng 3.6. Dự báo lượng khí thải phát ra của các phương tiện thi công
TT Thông số Hệ số phát thải (kg/tấn dầu) Tổng lượng phát thải1 ngày (kg/ngày)
2 NO2 14,4 0,84
3 CO 0,8 0,047
4 HC 2,9 0,169
Ghi chú: Hàm lượng S trong dầu DO là 0,05 %
Khí thải phát sinh từ công tác thi công ban đầu với lượng phát thải thấp, và trong không gian rộng. Sự lan truyền của khí tác động trực tiếp đến công nhân viên lao động nhưng ở mức độ thấp. Để giảm thiểu tác động không đáng có của khí thải thì công nhân được trang bị các thiết bị bảo hộ lao.
• Khí thải từ các máy phát điện:
- Công suất máy phát: 2000 KVA
- Lượng dầu tiêu thụ: 20.832 kg dầu/h
- Hàm lượng cacbon, hydro và lưu huỳnh trong dầu: 86,6%, 12,5%, 1,2% - Lượng khí thải khi đốt 1 kg dầu ở điều kiện tiêu chuẩn
và lấy hệ số khí dư là 1,2: 18,5 Nm3/kg dầu
- Lưu lượng khí thải: 33600 Nm3/h
Thông số kỹ thuật được lấy từ thông số kỹ thuật của Máy phát điện Kohler model 2000 REOZM Bảng 3.7 - Tải lượng và nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện
Chất ô nhiễm Hệ số ô nhiễm (kg/tấn dầu) Tải lượng ô nhiễm (g/s) Nồng độ chất ô nhiễm (mg/ Nm3) QCVN 19:2009 (mg/Nm3) A B Bụi 0,576 43,197 0,357 400 200 SO2 17S 63,746 0,527 1500 500 NOx 7,2 539,965 4,464 1000 850 CO 1,68 125,992 1,042 1000 1000 VOC 0,6 44,997 0,372 - -
So sánh nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát phát điện với quy chuẩn 19:2009/BTNMT, cột B (áp dụng cho các cơ sở sản xuất, chế biến, kinh doanh, dịch vụ công nghiệp hoạt động kể từ từ ngày 16/01/2007), cho thấy nồng độ các chất ô nhiễm trong khí thải máy phát điện đều nhỏ hơn tiêu chuẩn cho phép. Mặt khác, máy phát điện hoạt động không liên tục, diện tích mặt bằng khu vực tương đối rộng, do đó những tác động từ khí thải của máy phát điện là không đáng kể.
• Khí thải từ các công đoạn cắt hàn kim loại
Trong quá trình cắt hàn các kết cấu thép, các loại hoá chất chứa trong que hàn bị cháy và phát sinh khói có chứa các chất độc hại có khả năng gây ô nhiễm
môi trường và ảnh hưởng đến sức khoẻ người công nhân. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện được thể hiện trong bảng 3.8.
Bảng 3.8. Tỷ trọng các chất ô nhiễm trong quá trình hàn điện kim loại (mg/1 que hàn)
Chất ô nhiễm Đường kính que hàn, mm Trung
bình
2,5 3,25 4 5 6 4,15
Khói hàn 285 508 706 1.100 1.578 835,4
CO 10 15 25 35 50 27
NOx 12 20 30 45 70 35,4
(Nguồn: Phạm Ngọc Đăng, Môi trường không khí, NXB Khoa học và Kỹ thuật 2000)
Ước tính lượng que hàn sử dụng là 1000 que. Tải lượng ô nhiễm trung bình ngày do hàn điện được thể hiện trong bảng 3.9.
Bảng 3.9. Tải lượng ô nhiễm do hàn điện
Chất ô nhiễm Tải lượng (kg/ngày)
- Khói hàn 0,8354
- CO 0,027
- NOx 0,0354
Tải lượng này không cao, nhất là khi so sánh tải lượng khí CO và NOx với khí thải phát sinh từ các xe vận tải. Tuy nhiên nó lại ảnh hưởng trực tiếp đến những người công nhân và thợ hàn. Nếu không có các phương tiện phòng hộ phù hợp, người thợ hàn khi tiếp xúc với các loại khí độc hại có thể bị những ảnh hưởng lâu dài đến sức khoẻ, thậm chí ở nồng độ cao có thể bị nhiễm độc cấp tính.
Tiếng ồn
+ Tiếng ồn phát ra từ việc sử dụng các loại máy móc:
Trong giai đoạn này, tiếng ồn và độ rung chủ yếu từ hoạt động của các máy móc xây dựng và của các phương tiện vận chuyển.
Công thức xác định mức độ ồn tại một điểm cách nguồn x (m) được xác định như sau:
Lp(x) = Lp(xo) + 10 lg(xo/xp) Trong đó:
- Lp(xo) : Mức ồn cách nguồn 1m (dBA)
- xo : xo = 1m
- x : Khoảng cách từ nguồn tới vị trí tính toán (m). Mức ồn tổng cộng tại một điểm được xác định theo công thức sau đây:
∑L = 10.lg Li 1 , 0 n 1 10 ∑ , dBA Trong đó :
- ∑L : tổng mức ồn (mức cường độ âm thanh) tại điểm xem xét; - Li : mức ồn của nguồn i ;
- n : số nguồn ồn.
Mức ồn sinh ra từ hoạt động của các thiết bị thi công do Công ty TNHH Tư vấn và Chuyển giao công nghệ Môi trường Thăng Long, đo thực tế và tính toán theo công thức thể hiện trong bảng 3.10.
Bảng 3.10. Mức ồn của một số loại thiết bị thi công theo khoảng cách
TT Thiết bị thi công
Mức ồn ở điểm cách máy 1,5 m (dBA) Mức ồn ở khoảng cách 200 m (dBA) Mức ồn ở khoảng cách 500 m (dBA) 1 Máy khoan 87 65,8 61,8
2 Máy cưa tay 82 60,8 56,8
3 Máy nén diezen 80 58,8 54,8
4 Máy ép cọc bêtông 1,5 T 75 53,8 49,8
5 Máy trộn bê tông 75 53,8 49,8
TC 3733/2002/BYT 85 - -
TCVN 5949 - 1998 - 75 75
TCVN 3985 - 1998 85 53,8 45,8
- Theo TCVN 3985:1995 về mức cho phép tiếng ồn tại khu vực hoạt động và TCVN 5949:1998 về Giới hạn tối đa cho phép tiếng ồn tại khu vực công cộng và dân cư thì mức ồn lớn nhất cho phép là 85 dBA trong khu vực sản xuất và mức thấp nhất là 40 dBA tại bệnh viện, thư viện, nhà điều dưỡng, trường học từ 22 h đến 6 h sáng và không vượt quá 75 dBA tại khu dân cư.
Như vậy, với mức ồn phát ra từ hoạt động của các máy móc trong thi công chỉ gây ô nhiễm tiếng ồn tại khu vực thi công và dưới tiêu chuẩn cho phép đối với khu dân cư. Tuy nhiên các nguồn gây ô nhiễm tiếng ồn chỉ tác động tạm thời vì quá trình thi công cơ sở các hạng mục công trình ngắn, không tập trung. Đối tượng bị tác động chính là cán bộ, công nhân hoạt động trên công trường.
Do đó, các cán bộ công nhân viên sẽ được trang bị các thiết bị bảo hộ lao động nhằm hạn chế thấp nhất các tác động không tốt ảnh hưởng tới sức khỏe.
b.2.Tác động đến môi trường nước
Nước thải sinh hoạt:
Lượng nước cấp trong giai đoạn thi công theo định mức WHO là (30-120
l/người/ngày). Căn cứ vào điều kiện thực tế tại khu vực xây dựng, cũng như tập quán sinh hoạt của dân cư Việt Nam. Lượng nước cấp trong giai đoạn xây dựng cơ bản lấy định mức là 60 l/người/ngày đêm. Số lượng công nhân thi công trong giai đoạn này khoảng 30 người. Lượng nước thải sinh hoạt chiếm 80% thì lượng nước thải phát sinh được tính toán như sau:
Q1 = 1000 8 , 0 ) 60 30 ( x x = 1,44 m3/ngày
(Ghi chú: 0,8: định mức xả thải chiếm 80% lượng nước cấp)
Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa được xử lý () và được xử lý qua bể tự hoại (tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển) thể hiện trong bảng 3.11
Bảng 3.11. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt
Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (g/người-ngày)
Không xử lý Đã xử lý BOD5 45 - 54 (49,5)a 10 - 20 (15) COD 85 - 102 (93,7) 18 - 36 (27) Chất rắn lơ lửng 70 - 145 (107,5) 8 - 16 (12) Tổng N 6 - 12 (9) 2 - 4 (3) Amoniăc 2,3 - 4,8 (3,55) 0,5 - 1,5 (1) Tổng P 0,8 - 4,0 (2,4) 0,2 - 1,2 (0,7) Tổng coliform (MPN/100ml) 106 - 109 (b) Fecal coliform (MPN/100ml) 105 - 106 (b) Trứng giun sán (MPN/100ml) 103 (b)
(Nguồn: Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993)
Ghi chú: (a) – Giá trị tối thiểu – tối đa (giá trị trung bình) (b) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể
Trên cơ sở số liệu này, có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động tới môi trường trong bảng 3.12.
Bảng 3.12. Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của công nhân thi công dự án
Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày)
Không xử lý Đã xử lý (bể tự hoại) BOD5 1,485 0,45 COD 2,811 0,081 SS 32,25 0,36 Tổng N 0,27 0,09 Amoniăc 0,107 0,03 Tổng P 0,072 0,021 Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml): - Tổng Coliform - Fecal Coliform - Trứng giun sán 30 x 109 30 x 106 30 x 103 (*) (*) (*) Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể
Lượng nước mưa chảy tràn qua công trường thi công Qm = F x Amax/30 (Nguồn: Thuyết minh dự án)
Trong đó:
- Qm: Lượng nước mưa lớn nhất chảy trực tiếp trên khu vực dự án, m3/ngày đêm.
- F: Diện tích khu vực xây dựng, 7.000m2.
- Amax: Lượng nước mưa lớn nhất chảy vào khu vực công trường (lấy theo lượng nước mưa ngày lớn nhất theo tháng trong năm và được lấy theo số liệu thống kê từ năm 1995 - 2009 là 971,4 mm).
Kết quả tính toán như sau:
Qm = 7.000 x 0,9714/30 = 226,67 m3/ngày đêm Với nước mưa chảy tràn, nồng độ ô nhiễm phụ thuộc vào:
- Thời gian giữa hai trận mưa liên tiếp và tập trung chủ yếu vào trận mưa đầu (gọi là nước mưa đợt đầu: tính từ khi bắt đầu hình thành dòng chảy bề mặt cho đến 15 hoặc 20 phút sau đó).
- Điều kiện vệ sinh bề mặt khu vực.
Do vậy, nếu không có những biện pháp vệ sinh bề mặt khu vực, mưa to kéo dài có thể cuốn theo một lượng lớn đất, rác thải theo mưa xuống các hệ thống cống thoát và thủy vực tiếp nhận nước mưa tại khu vực. Để giảm tác động
đó, hệ thống thoát nước của dự án được triển khai xây dựng trước khi xây dựng các hạng mục công trình khác. Hệ thống mương thoát nước có các hố gas lắng chất lơ lửng trước khi chảy vào hệ thống thoát chung của khu công nghiệp.
Nguồn gây ô nhiễm môi trường nước trong thời gian thi công xây dựng chủ yếu từ nước mưa chảy tràn. Tuy nhiên, hạ tầng khu công nghiệp được quy hoạch có hệ thống xử lý nước thải chung, nước thải tại các khu vực được thu gom và thoát theo hệ thống thoát nước của KCN đã được đầu tư xây dựng. Trong khuôn viên dự án, hệ thống thoát nước mặt bố trí các hố ga có lưới chắn rác, giảm thiểu những cặn rắn lơ lửng và rác thải gây ảnh hưởng đến dòng chảy của hệ thống thoát.
b.3.Tác động do chất thải rắn
Trong quá trình xây dựng các hạng mục công trình, chất thải rắn phát sinh gồm đất đá thải trong quá trình xây dựng, thùng chứa…
- Lượng chất thải xây dựng phát sinh ước tính dự kiến là 150 kg/ngày.
- Ngoài ra còn một lượng rác thải sinh hoạt do cán bộ công nhân xây dựng thải ra hàng ngày. Lượng phát sinh trong 1 ngày là 30 người x 1 kg/người/ngày = 30 kg/ngày (với 1 kg là định mức thải của 1 người trong 1 ngày – Nguồn: Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, BTNMT, 2008).
Trong thời gian dự kiến xây dựng (9 tháng), tổng lượng rác thải sinh hoạt phát sinh: 30 kg/người/ngày x 270 ngày = 8100 kg.
Thành phần rác thải sinh hoạt được thể hiện trong bảng 3.13