Giai đoạn đi vào hoạt động

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWhnăm (Trang 59 - 72)

4. Tổ chức thức hiện ĐTM

3.1.2.Giai đoạn đi vào hoạt động

a. Nguồn tác động

a.1. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải

Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn đi vào hoạt động được tổng hợp tại bảng 3.15.

Bảng 3.15. Nguồn gây tác động có liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động

TT Loại tác động Hoạt động phát sinh

1 Phát sinh bụi Các công đoạn sản xuất: bột chì, đúc sườn, sấy lá cực…cắt lá cực, trộn cao, trát cao,

Vận chuyển sản phẩm.

2 Phát sinh khí thải Hoạt động của máy móc thiết bị tại các công đoạn sản xuất. Hoạt động của xe vận chuyển sản phẩm.

3 Phát sinh chất thải rắn

3.1 Chất thải rắn thông thường Sản phẩm loại của quá trình sản xuất.

Rác thải từ khu văn phòng, nhà ăn của CBCNV. 3.2 Chất thải nguy hại Hoạt động sản xuất: công đoạn trộn cao, trát cao, hóa thành, cắt lá cực, lắp ráp…

Hoạt động của các thiết bị xử lý khí thải, nước thải. 4 Phát sinh nước thải

4.1 Nước mưa Nước mưa.

4.2 Nước thải sinh hoạt Cán bộ công nhân viên làm việc Nhà máy. 4.3 Nước thải công nghiệp

Từ công đoạn sản xuất

Hoạt động của hệ thống xử lý khí thải Vệ sinh công nghiệp

a.2. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải

Nguồn phát sinh liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động được tổng hợp tại bảng 3.16.

Bảng 3.16. Nguồn gây tác động không liên quan đến chất thải trong giai đoạn hoạt động

TT Loại tác động Hoạt động phát sinh

1 Phát sinh ồn Hoạt động của các thiết bị máy móc,

2 Phát sinh chấn động, rung Hoạt động của phương tiện cơ giới, máy móc sản xuất

3 Tệ nạn, an ninh trật tự địa phương nơi triển khai dự án Tập trung lao động

b. Đối tượng bị tác động

b.1. Tác động đến môi trường không khí

Khí thải, bụi từ hoạt động giao thông vận tải

Trong quá trình hoạt động, hàng ngày tại khu vực Nhà máy sẽ có các hoạt động giao thông vận tải chuyên chở các loại nguyên vật liệu và hàng hóa ra vào Nhà máy, các phương tiện này làm phát sinh các loại khí thải như SOx, NOx, CO, HC, VOC... Tuy nhiên, trong giai đoạn này các nguồn gây tác động này là không đáng kể. Tải lượng các chất ô nhiễm được dự báo như trong giai đoạn thi công xây dựng.

Khí thải từ hoạt động sản xuất

Nguồn gốc phát sinh:

Công đoạn bột chì: hệ thống thiết bị khép kín vận hành ở chế độ tự động, phát sinh hơi chì và bụi chì ở các thiết bị nấu chì, đúc chì, máy nghiền bi, xi lô bột chì. Công đoạn này đã có hệ thống hút bụi đồng bộ đi kèm.

Công đoạn đúc sườn: hệ thống khép kín vận hành ở chế độ tự động. Chì đưa vào lò nấu rồi dùng bơm nén cấp chì cho máy đúc sườn, phát sinh hơi chì và bụi chì chủ yếu ở lò nấu và máy đúc sườn. Công đoạn này đã có hệ thống quạt hút để hút bụi chì đưa tới hệ thống thu hồi chì đồng bộ đi kèm. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Công đoạn trộn cao, trát cao: các thiết bị định lượng, pha trộn đều là thiết bị kín làm việc ở chế độ tự động, phát sinh bụi và khí độc hại ở gầu tải, máy trộn cao, máy đúc cọc, nồi nấu chì hợp kim,…

Công đoạn hóa thành:là công đoạn tạo ra PbO2 ở cực dương và Pb ở cực âm bằng cách điện phân lá cực trát cao trong dung dịch axit Sulfuric loãng bằng dòng điện một chiều. Ôxy và hyđrô thoát ra kéo theo các giọt dung dịch axít sulfuric nhỏ li ti tạo thành mù axít.

Công đoạn cắt lá cực: các thiết bị hở, phát sinh bụi chì ở các máy cắt và chải thẻ, máy cắt và máy mài lá cực. Ở công đoạn này có bố trí các chụp hút cục bộ và hệ thống quạt hút để hút bụi đưa đến cyclon và tháp thu hồi bụi.

Công đoạn lắp ráp: đây là dây chuyền bán tự động, bao gồm các máy hàn điện cực, máy gắn nắp, máy kiểm tra độ kín,… đều là các thiết bị hở. Nguồn khí thải độc hại chỉ có cục bộ ở máy hàn điện cực.

Tải lượng:

Căn cứ vào báo cáo giám sát môi trường định kỳ năm 2010 của Công ty CP Ắc quy Tia Sáng, công suất 400.000 KWh/năm, dự báo tải lượng phát thải tại các công đoạn sản xuất của quá trình sản xuất ắc quy miễn bảo dưỡng của dự án:

• Bụi chì:

+ Công đoạn bột chì: 0,084 m3/s + Công đoạn đúc sườn: 0,042 m3/s + Công đoạn trộn cao: 0,021 m3/s + Công đoạn sấy lá cực: 0,0168 m3/s + Công đoạn cắt lá cực: 0,009 m3/s

• Hơi axit (H2SO4):

Hơi axit phát sinh từ: phát sinh từ công đoạn trộn cao, trát cao và hóa thành.

Nồng độ hơi axit phát sinh trong quá trình hoạt động của Nhà máy sản xuất ắc quy là 101,4 mg/m3.

Công đoạn hóa thành: dự báo nồng độ hơi axit trước khi xử lý là 87,6 mg/ m3.

- Tác hại của bụi chì với sức khỏe người dân và người lao động:

Làm việc tiếp xúc với bụi chì gây bệnh đau mắt, bệnh đường hô hấp, bị nhiễm chì trong máu…

Một số trường hợp bị viêm não mà di chứng để lại là sự ngớ ngẩn, thọt chân, bại liệt, mù.

Tác hại đầu tiên là thể trạng xạm đen, gầy yếu, ho, mắt đỏ dọc của những người trực tiếp nấu chì.Nếu bụi chì chưa được xử lý triệt để thì đồ vật xung quanh luôn phải chịu mùi khét lẹt, bụi chì bám đen.

Bụi chì chứa chì là một chất rất độc cho cơ thể, làm sức khoẻ con người bị tiêu hao nhanh chóng, nảy sinh nhiều tật bệnh và dẫn đến cả khả năng vô sinh.. Đa số các bệnh trực tiếp do tiếp xúc là các bệnh về mắt, đường ruột, đường hô hấp, nhiễm độc chì trong máu, dạ dày.

- Tác hại của hơi axit đến sức khỏe và môi trường:

Khi nồng độ khí SO2 từ quá trình sản xuất được thải quá mức thì góp phần gây mưa axít. Gây ra những hậu quả nghiêm trọng về người và của: làm hư hại mùa màng, giảm năng suất cây trồng, phá hủy các rừng cây, đe dọa cuộc sống của các loài sinh vật ở dưới nước và trên cạn, phá hoại các công trình kiến trúc, xây dựng, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe con người…. Những tác động tiêu cực này thường kéo dài và khó khắc phục.

Hơi axit xâm thực mạnh đối với các đồ vật sử dụng, đặc biệt là chúng có khả năng bào mòn bê tông, ăn mòn các vật liệu làm bằng kim loại…

Hơi axit khi gặp mắt và da thì gây nên cảm giác ngứa ngáy khó chịu, nếu nồng độ nhẹ chỉ gây ăn da và đau võng mạc, nếu nồng độ nặng thì có thể hư võng mạc và phá hủy tế bào da, gây ung thư da. Ngoài ra hơi axit gây ra các bệnh về đường hô hấp, tác động trực tiếp lên người tiếp xúc.

Khí thải, bụi từ các hoạt động khác

Các hoạt động khác như thu gom, xử lý nước thải sơ bộ tập trung, nhất là tại các bể phản ứng, hoạt động thu gom tồn trữ, vận chuyển rác thải cũng sinh ra các khí ô nhiễm như: NH3, H2S, CH4, mercaptan, bụi, CO,…

Ngoài ra khí thải còn phát sinh từ hoạt động của trạm biến thế, máy nén, hệ thống cấp gas,… nguồn phát sinh ô nhiễm trong phạm vi cho phép nên không cần thiết phải xử lý.

Tiếng ồn, rung

Ô nhiễm tiếng ồn, rung phát sinh từ hoạt động của các loại băng tải, máy móc, thiết bị hoặc do va chạm cơ học của vật liệu với nhau.

Tiếng ồn phát sinh do hoạt động của các phương tiện vận chuyển nguyên liệu và sản phẩm…

Tiếng ồn còn thể phát ra từ ống dẫn khí thải trong đường ống. Tiếng ồn còn phát sinh từ quá trình chạy máy phát điện dự phòng. Độ ồn phát sinh tại một số thiết bị được thể hiện trong bảng 3.18.

Bảng 3.18. Tiếng ồn phát sinh tại một số thiết bị

TT Nguyên nhân gây tiếng ồn Tiếng ồn (dBA) trước xử lý (cách nguồn ồn 1,5m) (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

1 Máy nén khí 85

2 Máy nghiền bột chì 84

3 Máy trộn 84

4 Thiết bị khử mùi 84

(Nguồn: Công ty CP Ắc quy Tia Sáng) b.2. Tác động đến môi trường nước

Nguồn phát sinh: nước thải của Nhà máy sản xuất ắc quy chủ yếu từ các hoạt động:

+ Nước mưa chảy tràn.

+ Nước thải sinh hoạt: phát sinh từ quá trình sinh hoạt của công nhân, nhân viên văn phòng và nước thải từ khu vực bếp ăn tập thể của Nhà máy.

+ Nước thải sản xuất:

- Phát sinh từ công đoạn vệ sinh máy móc, thiết bị và nhà xưởng;

- Từ hoạt động sản xuất (phát sinh từ công đoạn trộn, trát cao, sấy lá cực, hóa thành…);

- Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải nhiễm axít sunfuric loãng.  Nước mưa

– Ước tính lượng nước mưa chảy tràn từ khu vực Nhà máy tương tự giai đoạn thi công xây dựng:

Qm = F x Amax/30 (Nguồn: Thuyết minh dự án)

- Qm: Lượng nước mưa lớn nhất chảy trực tiếp trên khu vực dự án, m3/ngày đêm.

- F: Diện tích khu vực xây dựng, 10.000m2.

- Amax: Lượng nước mưa lớn nhất chảy vào khu vực công trường lấy theo lượng nước mưa ngày lớn nhất theo tháng trong năm và được lấy theo số liệu thống kê từ năm 1995 - 2009 là 971,4 mm.

Kết quả tính toán như sau:

Qm = 7.000 x 0,9714/30= 226,66 m3/ngày đêm.

Lượng nước mưa chảy tràn khu vực Nhà máy tương đương với 0,0037 m3/s - Chất lượng nước mưa chảy tràn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như tình trạng vệ sinh trong khu vực thu gom nước mưa. Vì vậy, KCN Khánh Phú đã đầu tư 2 hệ thống thoát nước riêng biệt: nước mưa và nước thải sản xuất. Do đó, hệ thống thoát nước mưa của Nhà máy sản xuất ắc quy sẽ có bộ phận chắn rác (song chắn rác) và qua hệ thống xử lý sơ bộ trước khi đấu nối và thoát ra hệ thống thoát nước mưa chung của KCN Khánh Phú.

Nước mưa chảy tràn trên mặt đất tại khu vực dự án sẽ cuốn theo các chất cặn bã, bụi chì, nước mưa nhiễm axit sunfuric loãng và đất cát xuống đường thoát nước. Nếu không có biện pháp tiêu thoát tốt, sẽ gây nên tình trạng ứ đọng nước mưa, gây ảnh hưởng xấu đến môi trường.

Nồng độ các chất ô nhiễm trong nước mưa chảy tràn được ước tính như sau: + Tổng Nitơ : 0,5 ÷ 1,5 mg/l

+ Tổng Phốt pho : 0,004 ÷ 0,03 mg/l

+ COD : 10 ÷ 20 mg/l

+ Tổng chất rắn lơ lửng : 10 ÷ 20 mg/l

Do đó, dự án sẽ thiết kế xây dựng hệ thống rãnh thoát nước xung quanh các phân xưởng để tạo điều kiện tốt cho việc thông thoát nước mưa được triệt để.

Nước thải sản xuất

- Nước thải sản xuất: phát sinh từ công đoạn vệ sinh máy móc, thiết bị và nhà xưởng (lượng phát sinh nước thải từ công đoạn này rất ít),

- Nước thải từ hoạt động sản xuất phát sinh từ công đoạn trộn, trát cao, sấy bản cực, hóa thành… (khoảng 240 m3/ngày, chiếm 80% lượng nước cấp cho sản xuất).

+ Công đoạn trộn: ước tính chiếm 50% lượng tổng lượng nước thải sản xuất (=120 m3/ngày). (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

+ Công đoạn trát cao: ước tính chiếm 30% lượng nước thải (= 72 m3/ngày). + Công đoạn sấy bản: ước tính chiếm 20% lượng nước thải (= 48 m3/ngày).

+ Công đoạn hóa thành: Bể hóa thành và thùng hóa thành là thiết bị hở, tại đây phát sinh hơi axit trong quá trình nạp điện cực. Ở công đoạn này có bố trí các chụp hút cục bộ và hệ thống quạt hút hơi axit dẫn tới các xyclon màng nước và hệ thống trung hòa để xử lý – hệ thống xử lý làm việc tuần hoàn. Nước thải axit ở công đoạn hóa thành được dẫn tới khu xử lý nước thải sản xuất, đảm bảo tiêu chuẩn cho phép mới thải ra hệ thống thải chung của khu công nghiệp.

Lượng nước thải sẽ được thu gom từ các công đoạn về trạm xử lý nước thải tập trung của Nhà máy.

- Nước thải phát sinh từ hệ thống xử lý khí thải (nhiễm hơi axít sunfuric loãng nhưng lượng phát sinh nước thải tại đây rất ít và cũng được đưa về trạm xử lý nước thải tập trung bằng hệ thống ống dẫn).

Bảng 3.19. Nồng độ và tải lượng nước thải phát sinh trong quá trình sản xuất

Nước thải trước khi xử lý Tải lượng (m3/ngày) pH SS COD Pb

Nồng độ (mg/l)

240 1,0 ~ 2,0 100 100 50

Tải lượng (kg/ngày)

240 - 24 24 12

(Nguồn: Báo cáo hiện trạng môi trường Công ty CP Ắc quy Tia Sáng)

Nước thải sinh hoạt

Nước thải sinh hoạt: chủ yếu là nước thải từ sinh hoạt của công nhân, nhân viên văn phòng và nước thải từ khu vực bếp ăn.

Đặc trưng của nước thải sinh hoạt là có nhiều chất lơ lửng, nồng độ chất hữu cơ cao, nếu không được tập trung và xử lý thì sẽ ảnh hưởng xấu đến nguồn nước bề mặt. Ngoài ra, khi tích tụ lâu ngày, các chất hữu cơ này sẽ bị phân hủy gây ra mùi hôi thối.

Ngoài ra, trong nước thải sinh hoạt còn có một lượng chất rắn lơ lửng có khả năng gây hiện tượng bồi lắng cho các nguồn thủy vực tiếp nhận nó, khiến chất lượng nước tại những thủy vực này xấu đi. Các chất dinh dưỡng như N, P có nhiều trong nước thải sinh hoạt chính là các yếu tố gây nên hiện tượng phú dưỡng.

Số lượng công nhân làm việc tại Nhà máy trong giai đoạn hoạt động là 219 người. Định mức cấp nước trong quá trình hoạt động của Nhà máy là dự kiến là 100 lít/người/ngày đêm. Lượng nước thải sinh hoạt chiếm 80% nước cấp. Vậy lượng nước thải phát sinh được tính toán như sau:

Q1 = 1000 8 , 0 ) 100 219 ( x x = 17,52 m3/ngày

Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt chưa được xử lý (Rapid Environmental Assessment, WHO, 1993) và được xử lý qua bể tự hoại (tính toán thống kê của nhiều Quốc gia đang phát triển) thể hiện trong bảng 3.20.

Bảng 3.20. Tải lượng các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt

Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (g/người-ngày)

Không xử lý Đã xử lý BOD5 45 - 54 (49,5)a 10 - 20 (15) COD 85 - 102 (93,7) 18 - 36 (27) Chất rắn lơ lửng 70 - 145 (107,5) 8 - 16 (12) Tổng N 6 - 12 (9) 2 - 4 (3) Amoniăc 2,3 - 4,8 (3,55) 0,5 - 1,5 (1) Tổng P 0,8 - 4,0 (2,4) 0,2 - 1,2 (0,7) Tổng coliform (MPN/100ml) 106 - 109 (b) Fecal coliform (MPN/100ml) 105 - 106 (b) Trứng giun sán (MPN/100ml) 103 (b)

Ghi chú: (a) – Giá trị tối thiểu – tối đa (giá trị trung bình) (b) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể

Trên cơ sở số liệu này, có thể tính được tải lượng các chất ô nhiễm do nước thải sinh hoạt tạo ra tác động tới môi trường trong bảng 3.21.

Bảng 3.21. Tải lượng trung bình các chất ô nhiễm trong nước thải sinh hoạt của cán bộ công nhân viên

Chất ô nhiễm Tải lượng các chất ô nhiễm (kg/ngày) Không xử lý Đã xử lý (bể tự hoại) BOD5 10,84 3,285 COD 20,52 5,913 SS 23,54 2,628 Tổng N 1,97 0,657 Amoniăc 0,77 0,219 Tổng P 0,53 0,153 Vi sinh (Đơn vị MPN/100ml): - Tổng Coliform - Fecal Coliform - Trứng giun sán 219 x 109 219 x 106 219 x 103 (*) (*) (*) Ghi chú: (*) - Chưa có số liệu nghiên cứu cụ thể

b.3. Tác động do chất thải rắn

Chất thải sinh hoạt

Chất thải rắn sinh hoạt chủ yếu là chất thải rắn sinh hoạt của công nhân và nhân viên văn phòng.

Thành phần rác thải bao gồm các loại rác vô cơ (bao bì, giấy, nylon, nhựa...) và các chất hữu cơ.

Nếu chủ đầu tư không có biện pháp xử lý thích hợp thì cũng sẽ gây nhiều tác động xấu đến môi trường như gây mùi hôi và mất mỹ quan của Nhà máy. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Định mức rác thải sinh hoạt : W = 1,0 kg/người/ngày (Nguồn: Hệ thống tiêu chuẩn về môi trường và các quy định mới nhất về bảo vệ môi trường, BTNMT, 2008)

Lượng rác thải sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn hoạt động trong 1 ngày ước tính đạt 219 kg.

Dự báo thành phần rác thải sinh hoạt, được nêu trong bảng 3.22.

Bảng 3.22. Dự báo thành phần rác thải sinh hoạt

Thành phần Chủng loại Tỉ lệ (%)

Giấy Sách, báo, tạp chí và các vật liệu giấy khác 2 - 4

Thủy tinh Chai, lọ thủy tinh 0,5 – 1,5

Kim loại Lon sắt nhôm 1,5 – 2,5

Nhựa Chai nhựa, bao nilon 4,5 - 7

Chất hữu cơ Thức ăn thừa, rau trái 70 - 82

Một phần của tài liệu ĐTM Dự án đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất Ắc quy công suất 600.000 KWhnăm (Trang 59 - 72)