Khái niệm chung

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tự động hóa quá trình sản xuất (Trang 156 - 157)

Lắp ráp là khâu cuối cùng của quá trình sản xuất. Trong quá trình lắp ráp ngời ta thực hiện liên kết các chi tiết với nhau để tạo ra sản phẩm yêu cầu. Trong những năm gần đây, lợng sản phẩm xã hội tăng mạnh, mức độ phức tạp và chất l- ợng của chúng ngày càng cao, do vậy, khối lợng các công việc có liên quan đến lắp ráp sản phẩm ngày càng tăng, nhu cầu về lắp ráp tự động càng hết sức cấp bách. Tuy vậy, lắp ráp tự động là một vấn đề rất phức tạp. Khi áp dụng lắp ráp tự động, phải giải quyết một loạt các vấn đề nh định vị, hiệu chỉnh vị trí tơng đối của các chi tiết và cụm chi tiết, vận chuyển, kiểm tra, thử nghiệm sản phẩm... Cũng nh quá trình gia công cơ, quá trình lắp ráp có ảnh hởng trực tiếp đến chất lợng và tuổi thọ của sản phẩm. Chính trong quá trình lắp ráp, các thông số kỹ thuật thiết kế sẽ đợc đảm bảo. Để có thể thực hiện quá trình lắp ráp tự động, bản thân các chi tiết và cụm chi tiết tham gia vào quá trình lắp ráp phải có tính công nghệ cao, không cần đến các nguyên công gia công cơ và sửa nguội khi lắp ráp, dễ định vị và vận chuyển, cho phép sử dụng các quá trình công nghệ và thiết bị lắp ráp tiên tiến, hiện đại.

Hiện nay, việc áp dụng lắp ráp tự động còn bị hạn chế bởi một loạt các khó khăn sau đây:

- Tồn tại một số nguyên công và một số bớc rất khó TĐH hoặc TĐH chúng không mang lại hiệu quả kinh tế cao.

- Mức độ tập trung nguyên công trên một vị trí lắp ráp bị hạn chế do yêu cầu về không gian (hay diện tích) làm việc của các cơ cấu chức năng lớn.

- Một số bớc lắp ráp cần các trang bị kỹ thuật chuyên dùng đôi khi rất phức tạp, giá thành cao.

- Số lợng các chi tiết lắp ráp rất lớn và đa dạng. Để lắp ráp chúng, nhiều khi phải thiết kế các máy lắp ráp tự động chuyên dùng, hiệu quả sử dụng không cao.

- Lý thuyết về lắp ráp tự động cho đến nay vẫn cha hoàn thiện.

- Yêu cầu về định hớng, vận chuyển và định vị các chi tiết có kết cấu, vật liệu và tính chất khác nhau với vận tốc và độ chính xác cao sẽ làm cho các thiết bị lắp ráp tự động trở nên phức tạp, đắt tiền và kém hiệu quả.

- Do các chi tiết cấu thành sản phẩm đợc chế tạo tại nhiều nơi, ở các thời điểm khác nhau, nên dễ xảy ra sự không tơng thích về vật liệu, độ chính xác, thời gian cung ứng và nhiều vấn đề khác làm cho quá trình lắp ráp bị gián đoạn.

Để hạn chế và loại bỏ các vấn đề trên, để áp dụng có hiệu quả lắp ráp tự động, phải giải quyết một số vấn đề về tổ chức, công nghệ và kỹ thuật tổng hợp sau:

- Bảo đảm chất lợng chế tạo ổn định.

- Giảm số cụm chi tiết cấu thành trên cơ sở áp dụng nguyên tắc thiết kế theo môđun.

- Nâng cao mức độ tiêu chuẩn hoá của chi tiết, cụm chi tiết. - Chuyên môn hoá và tập trung hoá sản xuất.

- Sử dụng rộng rãi các quá trình công nghệ điển hình và công nghệ nhóm có mức độ TĐH cao.

- Nâng cao tính công nghệ của chi tiết khi lắp ráp tự động. - Nghiên cứu áp dụng các phơng pháp lắp ráp mới tiên tiến.

- Nghiên cứu áp dụng các phơng pháp mô hình hoá và mô phỏng các quá trình công nghệ lắp ráp với mục đích tối u hoá quá trình.

- Sử dụng công nghệ thông tin trong thiết kế và tổ chức các quá trính lắp ráp tự động.

- Nghiên cứu, dự đoán nhu cầu và xu hớng phát triển của lắp ráp tự động.

- Nghiên cứu chế tạo các thiết bị lắp ráp điều khiển theo chơng trình có khả năng điều chỉnh nhanh khi đối tợng lắp ráp thay đổi.

- Đào tạo đội ngũ công nhân viên lành nghề.

Một phần của tài liệu Đề cương bài giảng môn tự động hóa quá trình sản xuất (Trang 156 - 157)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(181 trang)
w